viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ chuyện cổ tích về loài người
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tấm Cám
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở cùng với dì ghẻ (mẹ của Cám). Trong khi Cám được nâng niu chiều chuộng thì Tấm lại phải vất vả khổ cực, bị dì la mắng và đối xử thậm tệ. "Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc".
Một hôm, theo lời dặn của dì, Cám cùng Tấm ra ngoài đồng bắt tép. Vì phần thưởng là chiếc yếm đỏ hằng ao ước nên Tấm rất chăm chỉ miệt mài bắt tôm tép giữa trời nắng oi bức. Trong khi đó, Cám thì mải rong chơi đuổi hoa bắt bướm rồi quên mất nhiệm vụ, kết quả là chiều về giỏ không có gì cả. Cám lừa Tấm xuống tắm ao và cướp hết số tôm tép mà Tấm đã chăm chỉ nỗ lực cả buổi mới bắt được. Tấm tủi thân và ngồi khóc một mình. Bụt thấy thương quá, hiện lên an ủi giúp đỡ, bảo Tấm mang con cá bống còn sót lại về nuôi. Tấm hằng ngày chừa một phần cơm của mình, ra giếng gọi cá bống “ Bống bống bang bang lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người” và lập tức cá hiện lên, đớp những hạt cơm vàng ngọc chắt chiu của cô Tấm. Mẹ con Cám mưu mô xảo quyệt vì ganh ghét nên rình được và hại chết con cá bống. Lần này, Bụt lại ra tay giúp đỡ bằng cách chỉ Tấm bỏ xương cá vào lọ rồi đem cất dưới chân giường.
Nhà vua mở hội linh đình, ai ai cũng náo nức đi trẩy hội. Mẹ con Cám không muốn Tấm đi dự hội bèn dở âm mưu bắt tấm nhặt một thúng thóc và gạo trộn lẫn. Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ nhặt giúp Tấm. Rồi bảo Tấm đào bốn cái chậu xương cá dưới giường lên. Bất ngờ thay, những mảnh xương cá từ trước đã biến thành trang phục lộng lẫy, tỏa sáng,vừa vặn với thân hình của Tấm và nàng vui vẻ đi tham dự lễ hội.
Trong lúc vội vàng trở về, chẳng may Tấm sơ ý đánh rơi một chiếc giày xuống sông. Tấm mò mãi mà không được. Vua nhìn thấy chiếc giày nhỏ nhắn xinh đẹp và cảm lòng với chủ nhân, lập tức ra lệnh ai ướm thử vừa chiếc giày sẽ trở thành hoàng hậu. Tất cả mọi người trong kinh thành khi nghe tin đều háo hức nô nức đến thử giày, tìm kiếm hi vọng trở thành vợ của người đứng đầu đất nước. Nhưng rất tiếc, tất cả đều không vừa. Riêng đến lượt Tấm, đôi giày vừa khít. Vua cho mời nàng về cung và Tấm trở thành hoàng hậu.
Mẹ con Cám sau bao nhiêu chuyện vẫn căm thù Tấm và âm mưu hãm hại. Trong một dịp Tấm về giỗ cha, họ đã lén lút chặt đứt cây cau và hại chết Tấm. Cám vào cung tiến vua thay chị. Tấm lần lượt biến thành con chim vàng anh, cây xoan, khung cửi, quả thị. Cuối cùng trở thành con gái của bà lão hàng nước. Khi nhà vua tình cờ đi qua đây và nhận ra Tấm, liền đón nàng về cung. Kết thúc câu chuyện, mẹ con Cám bị trừng phạt thích đáng và Tấm sống hạnh phúc mãi mãi bên nhà vua.
Ý nghĩa nhân văn: Ở hiền sẽ gặp lành.
1)her lips aren't thin
2)her favorite food is noodles
3)it's a old book.
Tham khảo:
Trong Chuyện cổ tích về loài người , em cảm thấy rất tâm đắc với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những lời ru tiếng hát đem đến cho con giấc ngủ yên bình, sự hiểu biết đầu tiên về thế giới. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con.Ý nghĩa của việc xuất hiện của mẹ đó là vì đứa trẻ cần tình yêu thương, sự chăm sóc. Với giọng thơ tự nhiên, ngọt ngào, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
~HT~
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.
Các tiếng mang thanh huyền và thanh ngang được gọi là thanh bằng; mang thanh sắc, hỏi, ngã, nặng được gọi là thanh trắc. Quy tắc cơ bản của cặp câu lục bát là các tiếng thứ 2, 6, 8 mang thanh bằng, tiếng thứ 4 mang thanh trắc, còn lại có thể tùy ý. Đuôi câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát, đuôi câu bát vần với đuôi câu lục sau. Nếu tiếng thứ sáu của câu bát là thanh ngang (dương bình) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (âm bình) và ngược lại.
Vần của thơ lục bát cũng giống như vần trong thơ nói chung, bao gồm hai loại là vần chính (giống nhau phụ âm cuối, khác phụ âm đầu) và vần thông (âm na ná nhau).
Ví dụ câu 3241-3244 trong Truyện Kiều:
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]
Biến thể lục bát rất đa dạng, có thể chia làm ba loại là sai khác về số âm tiết, về niêm luật và về vần hoặc tổ hợp của 2, ba loại trên.
Ví dụ sai khac số âm tiết: Câu thơ của Hồ chủ tịch thừa một tiếng ở câu bát.
Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.
Ví dụ về sai khác niêm luật: Câu ca dao có âm tiết thứ 2 và thứ 4 sai luật bằng-trắc
Lươn ngắn lại chê trạch dài,
Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm.
Ví dụ về sai khác phối vần: Hình thức phối vần ở đuôi câu sáu và giữa câu 8 khá phổ biến.
Con vua thì được làm vua
Con sãi ở chùa, thì quét lá đa.
Lịch sử và sự phổ biến[sửa | sửa mã nguồn]
Lục bát là thể thơ phổ biến trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, từ ca dao, tục ngữ đến lời các bài hát dân ca, truyện thơ dân gian. Thể thơ lục bát xuất hiện khi nào vẫn chưa có căn cứ xác đáng để chứng minh. Một số ý kiến cho rằng lục bát trong nhiều tác phẩm văn học viết vào thế kỷ XVI còn chưa chặt chẽ cả về phối thanh lẫn vần luật nên có lẽ thể thơ lục bát mới xuất hiện trong giai đoạn này.
Truyện Kiều của Nguyễn Du là đỉnh cao của thơ ca lục bát xét ở nhiều khía cạnh, với Truyện Kiều, thơ lục bát đã được sử dụng trong sáng tác bác học một cách chuẩn mực, chặt chẽ, linh hoạt và khéo léo.[1]
Nhiều nhà thơ mới và hiện đại sau này cũng sử dụng thể thơ lục bát trong các sáng tác của mình.