K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2021

ã Phạm Kha trước đây tên cũ là xã Đỗ Lâm, tổng Đoàn Lâm, phủ Ninh Giang, trấn Hải Dương, (thời Lê có tên là xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, Hồng Châu). Tháng 11-1945 xã đổi tên là Duy Tân. Tháng 3-1947 đổi tên sang Phạm Kha, mang tên đồng chí Phạm Văn Kha, người con quê hương đã tham gia cách mạng, đi Nam tiến đầu tiên

Xã Phạm Kha có 4 thôn (Đỗ Thượng, Đỗ Hạ, Hàn Lâm (Mè), Đạo Phái) với lịch sử hàng nghìn năm (theo trích dẫn trong gia phả dòng họ Vũ). Phạm Kha có một số nét nổi bật như, có tới 4 ngôi đình cổ (đúng là có 4 ngôi đình cổ thuộc 4 thôn như trên, nhưng ngôi đình của thôn Hàn Lâm với vị trí phong thủy rất tốt đã bị phá tan tành trong thời kỳ gọi là cách mạng văn hóa---> do thời kỳ đó thôn này có nhiều người làm cốt cán trên xã nên phải phá để làm gương, thật xót xa!, nay nhân dân trong thôn đang trùng tu xây dựng lại ngôi đình mới với diện tích tổng thể 1600m2, phần đình chính 230m2, ba gian hai dĩ, một hậu cung. mặt bằng tổng thể hình chữ Nhị) và 4 ngôi chùa (có 4 ngôi chùa ở 4 thôn, riêng ngôi chùa ở thôn Hàn Lâm là to và bề thế nhất, còn được gọi là chùa trình và ai đi qua phải vào ngôi chùa này trước khi sang chùa Bà Dâu lễ) đồng thời cũng có một nhà thờ thiên chúa giáo rất to.

Xã Phạm Kha cũng là quê hương của Nguyễn Dữ, tác giả của Truyền Kỳ Mạn Lục "Thiên Cổ kì bút"

15 tháng 3 2021

Là một nhà phê bình văn học xuất sắc, chắc hẳn hơn ai hết, Hoài Thanh phải nhận thức sâu săc về ý nghĩa và sức mạnh của văn chương. Chính vì vậy, trong tác phẩm Ý nghĩa văn chương của mình, ông đã khẳng định chắc chắn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có .

Phải nuôi con mới biết lòng cha mẹ là một câu nói vô cùng ý nghĩa và mang đầy tính triết lí nhân sinh. Chỉ khi nào chúng ta là bậc làm cha, làm mẹ, lúc đó, ta mới cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nhất tình yêu thương của cha mẹ. Thế nhưng, văn chương đã giúp ta biết quý trọng và thấu hiểu phần nào tấm lòng bao la của người mẹ ngay cả khi còn là một đứa trẻ. Với cổng trường mở ra của Lí Lan, chúng ta đã biết rằng mẹ làm gì trước đêm khai trường đầu tiên của cuộc đời con. Lúc con say sưa trong giấc ngủ lại chính là lúc mẹ không ngủ được mà lên giường và trăn trọc. Mẹ đã có bao đêm không ngủ được như thế với những cái đầu tiên của con? Những bước đi chập chững đầu tiên của con làm mẹ vui mừng không ngủ được. Mẹ sung sướng đến không ngủ được ngày con cất tiếng nói đầu tiên gọi Mẹ!… Và đêm nay mẹ không ngủ được vì Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Hôm nay mẹ thức không phải vì lo lắng cho con, bởi mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Trong lòng mẹ có sự xáo trộn lạ kỳ. Phải chăng chính vì cảm giác con mình đã lớn, chuẩn bị bước vào vùng trời rộng lớn của tri thức, chuẩn bị đón nhận tương lai, làm chủ thế giới khiến mẹ vừa vui sướng, vừa háo hức hồi hộp? Và lúc này đây, mẹ trở về với đứa trẻ buổi đáu đi học, nhớ đến bà ngoại giống như mẹ hiện giờ. Cũng có khi mẹ thức vì lo lắng, lo lắng tột bậc. Mẹ đã phải thức suốt đêm cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quần quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… (Mẹ tôi, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi). Mẹ đã thức để cho con có những giấc ngủ yên bình. Biết được những tình cảm và việc làm cao cả ấy, chúng ta càng yêu và biết ơn công lao to lớn trời bể của mẹ, càng quý trọng từng giờ từng phút được sống bên mẹ yêu thương.

Đất nước thanh bình đang trên đà phát triển, chẳng còn họa ngoại xâm, chẳng còn những ngày chiến tranh ác liệt. Nhưng qua bài thơ Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh đã giúp người đọc cảm nhân được những tình cảm, cảm xúc của người chiến sĩ trên đường hành quân. Ai mà chẳng có tuổi thơ và kỉ niệm tuổi thơ lại ùa về tràn ngập cả lòng ta. Đó là hình ảnh người bà yêu quý hiện ra như một bà tiên hết lòng vì con vì cháu. Bà đã chăm lo từng con gà, nâng niu từng quả trứng để cho cháu có quần áo mới: Cứ hàng năm hàng năm – Khi gió mùa đông tới – Bà lo đàn gà toi – Mong trời đừng sương muối – Để cuối năm bán gà – Cháu được quần áo mới. Người chiến sĩ trên đường hành quân mang theo hành trang là lòng căm thù giặc, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng (đất nước đang trong những ngày tháng sôi đọng và ác liệt của cuộc kháng chiến) và tình cảm với bà. Bài thơ mộc mạc giản dị mà thấm đẫm tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước của một người con đang chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ xóm làng và những kỉ niệm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ.

Chắc hẳn, chúng ta đã từng nghe nói đến một thời chữ Quốc ngữ không đuợc giảng dạy trong các trường học Viêt Nam, thay vào đó là tiếng Pháp bởi mục đích đô hộ của kẻ thù. Chúng muốn đào tạo ra những con người chỉ biết vâng lệnh và phục tùng người Pháp. Nhưng khi đọc Buổi học cuối cùng của An-phông-xô Đô-dê la mới hiểu được phần nào cảm giác nuối tiếc, xót xa khi không còn được dạy và được học tiếng mẹ đẻ của thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng. Phải thực sự ở vào hoàn cảnh trớ trêu đau lòng ấy, ta mới thấy thiêng liêng và đáng trân trọng biết bao khi hàng ngày được sử dụng thứ tiếng nói của dân tộc. Tiếng mẹ đẻ được nâng lên như một thứ vũ khi giải phóng dân tộc: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù… Câu truyện giống như một bức thông điệp nhiều ý nghĩa: chúng ta phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Yêu nước, tự hào dân tộc cũng chính là phát huy sự giàu đẹp và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Khả năng của văn chương thật kì diệu, nó có thể tác động tới nơi sâu kín trong tâm hồn con người – tình cảm. Và một khi đã thấm vào tâm hồn, tình cảm con người thì hiệu quà nó mang lại rất to lớn và lâu bền. Những tác phẩm văn chương đích thực thật sự là những người thầy gây và luyện cho ta thứ tình cảm cao quý.

15 tháng 3 2021

Bài làm

Văn là người, phản ánh hiện thực cuộc sống. Văn chương không đơn thuần là văn nghệ, mà còn có tính giáo dục cao. Thể hiện ước mơ, khát vọng của mỗi người, như nhà phê bình Hoài Thanh đã từng viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Trước hết, có thể nói, văn chương có ý nghĩa vô cùng to lớn với con người, nó góp phần hình thành tầm hồn, tính cánh ta. Văn chương theo nghĩ hẹp là vẻ đẹp tâm hồn của văn; theo nghĩa rộng là chính trị, văn học, … Và câu nói của Hoài Thanh cũng là một tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn ngữ. Bên cạnh đó, ta phải hiểu được tình cảm là gì? Là trạng thái, cảm xúc của con người. Văn chương đi từ tình cảm này đến tình cảm khác.

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” Những tình cảm ta không có là những tình cảm mà ta có được sau quá trình đọc hiểu, cảm nhận, đó có thê là lòng vị tha, cao thượng, căm thù cái ác, có ý chí vươn lên theo tình cảm người đọc, … Không những thế, văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có, ví dụ như: tình yêu gia đình, bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước, … Câu nói đó của Hoài Thanh không chỉ thể hiện một quan quan điểm đúng về ý nghĩa văn chương, mà còn khơi dậy cho ta ước mơ, khát vọng mãnh liệt, yêu cái thiện, cái đẹp, ghét cái xấu, cái ác, làm con người ta hướng tới chân thuận mĩ. Chứng tỏ văn chương có tác động đến giáo dục con người 

tk cho mik nhé

15 tháng 3 2021

Trần Văn Tiến (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1962) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện cư trú ở số 7, ngõ 5, đường Ngô Quyền, phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Vĩnh Phúc gồm thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên, các huyện: Vĩnh Tường, Yên Lạc.

15 tháng 3 2021

Yêu cầu đề bài là gì vậy bạn?

15 tháng 3 2021

Ai đúng  

14 tháng 3 2021

Chiều dòng điện trong mạch được quy ước là chiều:

A. từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện trở về cực dương của nguồn điện.

B. chuyển dời có hướng của các điện tích.

C. dịch chuyển của các electron tự do.

D. từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện trở về cực âm của nguồn điện.

15 tháng 3 2021

đáp án D   nha

14 tháng 3 2021

Nối 2 cực của một ắc quy bằng một dây cao su thì không có dòng điện chạy qua dây. Giải thích nào sau đây là đúng?

A. Trong dây nhựa không có điện tích.                  

B. Dây nhựa luôn trung hoà về điện.      

C. Trong dây nhựa không có hạt nhân chuyển động tự do.

D. Trong dây nhựa không có êlectrôn tự do.

22 tháng 3 2021

 câu d nhé

14 tháng 3 2021

"chấm hỏi" giải thích

22 tháng 5 2021

đáp án để chọn đâu b

14 tháng 3 2021

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

15 tháng 3 2021

tiền là cái đơn vị duy nhất để nói lên giá trị của 1 vật

đối với mik tiền ko thành vấn đề nhưng vấn đề là ko có tiền

tiền ko phải là tất cả nhưng tất cả sẽ ko xuất hiện nếu ko có tiền

tiền ko mua đc hạnh phúc nhưng có tiền mới hạnh phúc

tiền , tiền , tiền , .... cuộc đời này đối với tất cả chúng ta nói chung thì tất cả đều cần tiền

tiền để làm cho chúng ta sống sót trên cáo xã hội giả tạp này

14 tháng 3 2021

Kể chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng - Mẫu 1

Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

- Anh có mang tiền không?

Người mù đáp:

- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

- Cứ đưa đây!

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.

đây là câu chuyện mik thik bạn có thể tham khảo nha

14 tháng 3 2021

Ông Vương Hi Chi là một nhà thư pháp nổi tiếng của Trung Quốc ngày xưa. Ông thường đi du ngoạn khắp nơi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Có lần, ông ngồi nghỉ chân dưới một gốc cây thì gặp một bà lão nghèo bán quạt. Gặp ông, bà than thở:

- Quạt bán ế quá ! Chắc cả nhà chiều nay không có cơm ăn.

     Nói xong, bà thiu thiu ngủ. Trong lúc bà cụ ngủ thì ông Vương Hi Chi đã lặng lẽ lấy bút mực ra đề lên mỗi cái quạt một bài thơ. Bà cụ thức dậy thấy quạt của mình có vết mực lem luốc nên bắt đền ông Vương. Nào ngờ những chiếc quạt "lem luốc" ấy được mọi người đến xem và tranh nhau mua rất đông. Chỉ một lát đã bán hết và bán với giá rất cao. Có lẽ ai cũng muốn có chiếc quạt mà trên đó chính tay Vương Hi Chi đã đề thơ, viết chữ. Mọi người hâm mộ tài năng của ông Vương, còn bà lão bán quạt nghĩ vì trời thương mình nên mới cho một vị tiên ông đến giúp, quạt mới bán hết nhanh đến vậy.