Tìm tất cả các số chính phương gồm \(4\) chữ số biết rằng khi ta thêm \(1\) đơn vị vào chữ số hàng nghìn, thêm \(3\) đơn vị vào chữ số hàng trăm, thêm \(5\) đơn vị vào chữ số hàng chục, thêm \(3\) đơn vị vào chữ số hàng đơn vị, ta vẫn được một số chính phương.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ta có \(P=n^5-n=n\left(n^4-1\right)=n\left(n^2-1\right)\left(n^2+1\right)\)\(=n\left(n-1\right)\left(n+1\right)\left(n^2+1\right)\)
Dễ thấy nếu \(5|n\), \(n\equiv1\left[5\right]\) hay \(n\equiv4\left[5\right]\) thì \(P⋮5\). Còn nếu \(n\equiv2\left[5\right]\) hay \(n\equiv3\left[5\right]\) thì \(n^2+1⋮5\Rightarrow P⋮5\). Vậy \(P=n^5-n⋮5,\) với mọi số tự nhiên \(n\). Suy ra \(D=P+2\equiv2\left[5\right]\)
Mà một số chính phương khi chia cho 5 chỉ có thể dư 0, 1 hoặc 4 (chứng minh điều này rất dễ, bạn chỉ cần xét lần lượt \(n\equiv0,1,2,3,4\left[5\right]\) rồi đặt \(n=5k+i\left(0\le i\le4\right)\) rồi khai triển \(\left(5k+i\right)^2=25k+10ki+i^2\equiv i^2\left[5\right]\) là xong).
Suy ra D không thể là số chính phương, nghĩa là không tồn tại n để D là số chính phương.
Gọi 2 số chính phương liên tiếp đó là \(n^2,\left(n+1\right)^2\). Ta có:
\(P=n^2+\left(n+1\right)^2+n^2\left(n+1\right)^2\)
\(=n^2+n^2+2n+1+n^2\left(n^2+2n+1\right)\)
\(=n^4+2n^3+3n^2+2n+1\)
Ta có \(\dfrac{P}{n^2}=n^2+2n+3+\dfrac{2}{n}+\dfrac{1}{n^2}\)
\(=\left(n+\dfrac{1}{n}\right)^2+2\left(n+\dfrac{1}{n}\right)+1\)
\(=\left(n+\dfrac{1}{n}+1\right)^2\)
\(\Rightarrow P=\left[n\left(n+\dfrac{1}{n}+1\right)\right]^2=\left(n^2+n+1\right)^2=\left[n\left(n+1\right)+1\right]^2\)
Dễ dàng kiểm chứng được \(2|n\left(n+1\right)\), do đó \(n\left(n+1\right)+1\) là số lẻ, suy ra đpcm.
Hai số chính phương liên tiếp là \(n^2;\left(n+1\right)^2\)
Theo đề ta có :
\(n^2+\left(n+1\right)^2+n^2\left(n+1\right)^2\)
\(=n^2+n^2+2n+1+n^4+2n^3+n^2\)
\(=\left(n^4+n^3+n^2\right)+\left(n^3+n^2+n\right)+\left(n^2+n+1\right)\)
\(=n^2\left(n^2+n+1\right)+n\left(n^2+n+1\right)+\left(n^2+n+1\right)\)
\(=n^2\left(n^2+n+1\right)+n\left(n^2+n+1\right)+\left(n^2+n+1\right)\)
\(=\left(n^2+n+1\right)^2\)
\(=\left[n\left(n+1\right)+1\right]^2\)
mà \(n\left(n+1\right)⋮2\) (là 2 số tự nhiên liên tiếp)
\(\Rightarrow n\left(n+1\right)+1\) là số lẻ
\(\Rightarrow\left[n\left(n+1\right)+1\right]^2\) là số chính phương lẻ
\(\Rightarrow dpcm\)
Ta có \(\left(x+y\right)\left(x+2y\right)\left(x+3y\right)\left(x+4y\right)+y^4\)
\(=\left(x+y\right)\left(x+4y\right)\left(x+2y\right)\left(x+3y\right)+y^4\)
\(=\left(x^2+5xy+4y^2\right)\left(x^2+5xy+6y^2\right)+y^4\)
\(=\left(x^2+5xy+5y^2-y^2\right)\left(x^2+5xy+5y^2+y^2\right)+y^4\)
\(=\left(x^2+5xy+5y^2\right)^2\) là số chính phương. \(\Rightarrowđpcm\)
\(a_n=1+2+3+...+n=\dfrac{n\left(n+1\right)}{2}\)
\(\Rightarrow a_{n+1}=1+2+3+...+n+\left(n+1\right)=\dfrac{\left(n+1\right)\left(n+2\right)}{2}\)
\(\Rightarrow a_n+a_{n+1}=\dfrac{n\left(n+1\right)}{2}+\dfrac{\left(n+1\right)\left(n+2\right)}{2}\)
\(=\dfrac{\left(n+1\right)}{2}.\left(n+n+2\right)=\dfrac{\left(n+1\right)}{2}.\left(2n+2\right)\)
\(=\dfrac{\left(n+1\right)}{2}.2\left(n+1\right)=\left(n+1\right)^2\)
\(\Rightarrow dpcm\)
Pt đã cho \(\Leftrightarrow\left(\dfrac{10a+b}{a+b}\right)^2=a+b\inℤ\). Ta thấy nếu \(a+b\) không là số chính phương thì khi đó \(\sqrt{a+b}=\dfrac{10a+b}{a+b}\), vô lí vì VT là số vô tỉ trong khi VP là số hữu tỉ (do \(a,b\inℤ\)). Do đó, \(a+b\) phải là số chính phương hay \(\dfrac{10a+b}{a+b}=k\inℤ\) . Suy ra \(a+b=k^2\).
Từ đó suy ra \(10a+b=k\left(a+b\right)=k^3\). Do đó ta có hệ pt sau:
\(\left\{{}\begin{matrix}a+b=k^2\\10a+b=k^3\end{matrix}\right.\). Giải hpt, ta thu được họ nghiệm là \(\left(a,b\right)=\left(\dfrac{k^3-k^2}{9},\dfrac{10k^2-k^3}{9}\right)\). Do \(a,b\inℤ\) nên \(\left\{{}\begin{matrix}9|k^3-k^2\\9|10k^2-k^3\end{matrix}\right.\Leftrightarrow9|k^3-k^2\) \(\Leftrightarrow9|k^2\left(k-1\right)\). Hơn nữa \(\left(k^2,k-1\right)=1\) nên suy ra \(\left[{}\begin{matrix}9|k^2\\9|k-1\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}3|k\\k\equiv1\left[9\right]\end{matrix}\right.\)
Như vậy, tất cả các cặp số có dạng \(\left(\dfrac{k^3-k^2}{9},\dfrac{10k^2-k^3}{9}\right)\) với \(k⋮3\) hoặc \(k\equiv1\left[9\right]\) đều thỏa mãn pt đã cho.
Ở dòng đầu tiên mình thiếu trường hợp nếu \(a+b=0\) thì \(10a+b=0\) \(\Leftrightarrow a=0\Leftrightarrow b=0\) là nghiệm của pt đã cho, sau đó mình xét \(a+b\ne0\) thì mới chia được 2 vế cho \(a+b\) như trong bài nhé.
Điều kiện đã cho có thể được viết lại thành \(\dfrac{a}{a+b}+\dfrac{b}{b+c}+\dfrac{c}{c+d}+\dfrac{d}{d+a}=2\)
hay \(1-\dfrac{a}{a+b}-\dfrac{b}{b+c}+1-\dfrac{c}{c+d}-\dfrac{d}{d+a}=0\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{b}{a+b}-\dfrac{b}{b+c}+\dfrac{d}{c+d}-\dfrac{d}{d+a}=0\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{b^2+bc-ab-b^2}{\left(a+b\right)\left(b+c\right)}+\dfrac{d^2+da-cd-d^2}{\left(c+d\right)\left(d+a\right)}=0\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{b\left(c-a\right)}{\left(a+b\right)\left(b+c\right)}+\dfrac{d\left(a-c\right)}{\left(c+d\right)\left(d+a\right)}=0\)
\(\Leftrightarrow\left(c-a\right)\left[\dfrac{b}{\left(a+b\right)\left(b+c\right)}-\dfrac{d}{\left(c+d\right)\left(d+a\right)}\right]=0\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{b}{\left(a+b\right)\left(b+c\right)}=\dfrac{d}{\left(c+d\right)\left(d+a\right)}\) (do \(c\ne a\))
\(\Leftrightarrow b\left(cd+ca+d^2+da\right)=d\left(ab+ac+b^2+bc\right)\)
\(\Leftrightarrow bcd+abc+bd^2+abd=abd+acd+b^2d+bcd\)
\(\Leftrightarrow abc+bd^2-acd-b^2d=0\)
\(\Leftrightarrow ac\left(b-d\right)-bd\left(b-d\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\left(b-d\right)\left(ac-bd\right)=0\)
\(\Leftrightarrow ac=bd\) (do \(b\ne d\))
Do đó \(A=abcd=ac.ac=\left(ac\right)^2\), mà \(a,c\inℕ^∗\) nên A là SCP (đpcm)
Đặt \(n+1=k^2\left(k\inℕ,k\ge2\right)\) (1) và \(4n+29=l^2\left(l\inℕ,l\ge6\right)\) (2)
(1) \(\Leftrightarrow4n+4=4k^2\) (3)
Từ (2) và (3) \(\Rightarrow l^2-4k^2=25\) \(\Leftrightarrow\left(l-2k\right)\left(l+2k\right)=25\)
Do \(l+2k>0\Rightarrow l-2k>0\). Lại có \(l-2k< l+2k\) nên ta có
\(\left\{{}\begin{matrix}l-2k=1\\l+2k=25\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}k=6\\l=13\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}n+1=36\\4n+29=169\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow n=35\) (thỏa)
Vậy \(n=35\) là số nguyên dương duy nhất thỏa mãn ycbt.
Lời giải:
Giả sử pt có nghiệm $(x,y)$ nguyên dương.
$ax+by=ab\vdots a$
$\Rightarrow by\vdots a$. Mà $(a,b)=1$ nên $y\vdots a$
$ax+by=ab\vdots b\Rightarrow ax\vdots b\Rightarrow x\vdots b$
Đặt $y=am, x=bn$ với $m,n$ nguyên.
Vì $x,y$ nguyên dương, $a,b$ lại là stn khác 0 nên $m,n$ nguyên dương.
Khi đó: $ab=ax+by=abn+bam=ab(m+n)$
$\Rightarrow 1=m+n$
Vì $m,n$ nguyên dương nên $m+n\geq 2$. Do đó việc $m+n=1$ vô lý.
Vậy điều giả sử là sai. Tức là không tồn tại $x,y$ nguyên dương.
Bài toán tương đương với tìm số tự nhiên N có 4 chữ số sao cho N và \(N+1353\) đều là các SCP có 4 chữ số. Bạn chỉ cần đặt \(\left\{{}\begin{matrix}N=n^2\\N+1353=m^2\end{matrix}\right.\), trừ theo vế thu được \(\left(m-n\right)\left(m+n\right)=1353\). Tới đây bạn chặn \(0< m-n< m+n\) kèm theo \(32\le n\le92\) và \(49\le m\le99\) rồi chia trường hợp, đối chiếu điều kiện là xong.