K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp nào đấu tranh đòi Chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ trong thời kì đầu?A. Dùng phương pháp ôn hòa. B. Dùng phương pháp thương lượngC. Dùng phương pháp bạo lực. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.Câu 2. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp có sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương làA. khởi nghĩa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp nào đấu tranh đòi Chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ trong thời kì đầu?

A. Dùng phương pháp ôn hòa. B. Dùng phương pháp thương lượng

C. Dùng phương pháp bạo lực. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp có sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương là

A. khởi nghĩa Si-vô-tha. B. khởi nghĩa A-cha-xoa và Pu-côm-bô.

C. khởi nghĩa Ong Kẹo. D. khởi nghĩa Com-ma-đam.

Câu 3. Từ nửa sau thế kỉ XIX, những quốc gia nào ở Đông Nam Á đã bị thực dân Pháp xâm chiếm?

A. Phi-lip-pin, Bru-nây, Xing-ga-po. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

C. Xiêm (Thái Lan), In-đô-nê-xi-a. D. Ma-lai-xi-a, Miến Điện (Mianma).

Câu 4. Một trong những đặc điểm nổi bật của Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX

A.Nhật Bản trở thành một nước đế quốc quân phiệt.

B.Là quốc gia phong kiến, Sôgun có vị trí tối cao

C.Hình thành các tổ chức độc quyền lũng đoạn đời sống kinh tế, xã hội Nhật Bản.

D. Là quốc gia phong kiến, thiên hoàng có vị trí tối cao.

Câu 5. Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?

A. Tư sản. B. Nông dân. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản.

Câu 6. Thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ về kinh tế nhằm mục đích

A. khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

C. áp đặt sự nô dịch về chính trị, xã hội, văn hoá.

D. chú trọng phát triển về kinh tế Ấn Độ.

Câu 7. Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, dưới chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Anh số người chết đói ở Ấn Độ là

A. 36 triệu người. B. 26 triệu người. C. 27 triệu người. D. 16 triệu người.

Câu 8. Kết quả của cuối cùng của cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc là

A. thiết lập chính quyền ở Thiên Kinh

B. thi hành nhiều chính sách tiến bộ

C. đề ra chính sách bình quân về ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ

D. triều đình được sự giúp đỡ của đế quốc đàn áp nên cuộc khởi nghĩa thất bại

Câu 9: Trước sự đe doạ của thực dân Phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ nền độc lập?

A. Chuẩn bị lực lượng quân đội hùng mạnh.

B. Cầu viện Trung Quốc.

C. Đầu hàng.

D. Mở cửa buôn bán với Phương Tây.

Câu 10. Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là do

A. Sự chống đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến

B. Áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây

C. Làn song phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân

D. Sự tồn tại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ

Câu 11: Một trong những nội dung giống nhau khi so sánh cải cách Minh trị với các cuộc cách mạng tư sản phương Tây là gì?

A. Lãnh đạo B. Hình thức

C. Tính chất D.Lực lượng

Câu 12. Đời sống của nhân dân Ấn Độ dưới chính sách thống trị của thực dân Anh là

A. một bộ phận nhỏ bị bần cùng và phá sản.

B. bị ba tầng áp bức của đế quốc, tư sản và phong kiến.

C. bị bần cùng, nghèo đói, mất ruộng đất.

D. đời sống nhân dân cơ bản ổn định.

 

Câu 13. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là?

A. Cuối cùng chính quyền cách mạng rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt.

B. Không giải quyết được vấn đề cơ bản của cách mạng là ruộng đất cho nông dân.

C. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng.

D. Sự thiếu kiên quyết của những người đứng đầu Đồng Minh hội.

 

Câu 14. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thất bại của phong trào Duy tân ở Trung Quốc?

A. Do các nước đế quốc liên minh đàn áp mạnh mẽ.

B. Do trang bị vũ khí thô sơ, lạc hậu.

C. Do giai cấp tư sản Trung quốc đàn áp mạnh mẽ.

D. Do sự chống đối của phái thủ cựu ở triều đình.

 

Câu 15. Nhật Bản và Xiêm thoát khỏi thân phận thuộc địa vì?

A. Là hai nước mạnh nhất Châu Á.

B. Xiêm tiến hành mở cửa, Nhật sử dụng sức mạnh quân sự.

C. Thực hiện cải cách .

D. Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến cũ. Câu 16. Giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập chính đảng đầu tiên của mình là

A. Trung Quốc Đồng minh hội

C. Trung Quốc Nghĩa hoà đoàn

D. Đảng quốc Đại Trung Quốc.

B. Trung Quốc Quang phục hội

Câu 17. Trong công cuộc xây dựng đất hiện nay, nước ta nên học tâp yếu tố nào từ cuộc cải cách Minh Trị?

A. Chú trọng bảo tồn văn hóa. B. Chú trọng yếu tố giáo dục.

C. Chú trọng phát triển kinh tế. D. Chú trọng công tác đối ngoại.

Câu 18. Sự kiện nào đánh dấu Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến?

A. Điều ước Tân Sửu. B. Điều ước Nam Kinh.

C. Điều ước Bắc Kinh. D. Điều ước Nhâm Ngọ.

Câu 19. Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là

A. chống đế quốc B. chống phong kiến

C. chống đế quốc, chống phong kiến D. chống liên quân 8 nước đế quốc

Câu 20. Lào chính thức trở thành thuộc địa của Pháp khi naò ?

A. Khi Pháp gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Xiêm.

D. Khi Pháp thăm dò khả năng xâm nhập Lào .

B. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhân quyền bảo hộ.

C. Khi cuộc khởi nghĩa Pha-ca-đuốc bị thất bại

1
5 tháng 10 2021

A nha 

TL

HT

5 tháng 10 2021

Vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy: + Lao động giúp cơ thể và tư duy của con người ngày càng hoàn thiện, phát triển. Ví dụ: Thông qua quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn, đôi tay của con người dần trở nên khéo léo, linh hoạt hơn. Con người luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động để tăng năng suất, kiếm được nhiều thức ăn hơn => nhu cầu cải tiến công cụ đã góp phần quan trọng khích thích sự phát triển của tư duy sáng tạo ở con người.

^HT^

5 tháng 10 2021

Thông qua quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn, đôi tay của con người dần trở nên khéo léo, linh hoạt hơn. Con người luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động để tăng năng suất, kiếm được nhiều thức ăn hơn => nhu cầu cải tiến công cụ đã góp phần quan trọng khích thích sự phát triển của tư duy sáng tạo ở con người. - Thông qua lao động, người nguyên thủy kiếm được thức ăn để nuôi sống bản thân và gia đình.

^HT^

5 tháng 10 2021

Luyện tập và vận dụng:

1. Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong việc làm thay đổi con người và cuộc sống của người nguyên thủy?

=> Lao động giúp cơ thể và tư duy của con người ngày càng hoàn thiện, phát triển, thông qua quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn, đôi tay của con người dần trở nên khéo léo, linh hoạt hơn, cũng thông qua lao động, người nguyên thủy kiếm được thức ăn để nuôi sống bản thân và gia đình. 

2. Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?

Người tối cổ

Người tinh khôn

Đời

 sống

vật 

chất

Nguyên liệu chủ yếu

để chế tác công cụ

- Đá cuội.

- Đá cuội.

- Xương thú.

Kĩ thuật chế tác

công cụ lao động

- Ghè đẽo thô sơ.

- Ghè đẽo.

- Mài 2 mặt, mài nhẵn; đục lỗ…

- Làm gốm.

Phương thức

kiếm sống

- Săn bắt – hái lượm (đời sống con người phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên).

- Trồng trọt – chăn nuôi (đời sống của con người bớt phụ thuộc vào tự nhiên).

Nơi cư trú

- Sinh sống trong các hang động, mái đá.

- Dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú để ở.

Đời sống tinh thần

- Làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, xương thú.

- Vẽ trang trên vách đá.

- Làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, đất nung, xương thú…

- Vẽ tranh trên vách đá.

- Tục chôn người chết, đời sống tâm linh.

3. Tìm trên lược đồ hình 4 (tr.22) kết hợp với tra cứu thông tin từ sách, báo và internet, hãy cho biết các di tích thời đồ đá được phân bố ở những tỉnh nào của nước ta ngày nay và sự phân bố đó nói lên điều gì.

- Ở Việt Nam, những di tích thời đồ đá được phân bố ở các tỉnh: 

+ Lạng Sơn (các di tích: Bắc Sơn; Thẩm Hai, Thẩm Khuyên)

+ Phú Thọ (di tích: Sơn Vi).

+ Hòa Bình (di tích Hòa Bình).

+ Quảng Ninh (di tích Hạ Long).

+ Thanh Hóa (di tích Núi Đọ)

+ Nghệ An (di tích Quỳnh Văn).

+ Quảng Bình (di tích Bàu Tró).

+ Kon Tum (di tích Lung Leng).

+ Gia Lai (di tích An Khê).

+ Xuân Lộc (Đồng Nai).

- Nhận xét: các di tích đồ đá được phân bố tại nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước Việt Nam, điều này chứng tỏ: ngay từ sớm, ở Việt Nam đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người.

Cre: Vietjack;-;

Học tốt, friend :v

5 tháng 10 2021

hello yến

Lời giải chi tiết

So với đời sống của Người tối cổ, đời sống của Người tinh khôn có sự tiến bộ hơn:

- Không sống theo bầy mà theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

- Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.

- Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.



 

4 tháng 10 2021

 Không sống theo bầy mà theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

- Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.

- Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.

4 tháng 10 2021

Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.

Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.

Mình không   biết nên mình chỉ copy trên mạng thôi nhé bạn , sorry nha : 

Tiến trình tiến hóa của loài người vạch ra các sự kiện lớn trong sự phát triển của loài người (Homo sapiens), và sự tiến hóa của tổ tiên loài người. Nó bao gồm giải thích ngắn gọn về một số loài, chi, và các cấp bậc cao hơn của các loài được nhìn thấy ngày nay là tổ tiên có thể có của con người hiện đại.

Biểu thời gian này được tổng kết dựa trên các nghiên cứu nhân loại học, cổ sinh vật học, sinh học phát triển, sinh học hình thái, và từ số liệu về giải phẫu và di truyền. Nó không giải quyết vấn đề nguồn gốc sự sống, mà cuộc thảo luận được cung cấp bởi phát sinh luận, nhưng trình bày một dòng có thể có của nguồn gốc tiến hóa của các loài mà cuối cùng dẫn đến con người hiện đại.

Khác với biểu tượng "cây Haeckel" về lịch sử, bài viết này cung cấp không có phân tích Phát sinh chủng loài học (phylogenes) để giúp khắc họa sự phức tạp, phi tuyến của sự tiến hóa của loài người. Điều quan trọng là các "dòng dõi có thể có nguồn gốc tiến hóa" không nên được hiểu là cung cấp một tiến trình tuyến tính từ đơn vị phân loại rất sớm để (giả định) đến mục tiêu là Homo sapiens.

Thời gian các sự kiện trong bài tính bằng Ma (Mega annum, triệu năm); hoặc Ka (Kilo annum, ngàn năm) trước đây/trước hiện tại/trước ngày nay (khái niệm "hiện tại"/"ngày nay" tiêu chuẩn trong khảo cổ học được tính mốc là ngày 01/01/1950).

4 tháng 10 2021

Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện qua chế độ đẳng cấp Vác-na. 

- Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn), họ là chúa tể, có địa vị cao nhất.

- Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại.

- Đẳng cấp thứ ba là Vaicya gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ phải nộp thuế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Kcatrya.

- Đẳng cấp thứ tư là Cudra gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm thuê làm mướn

=> Việc phân biệt sang hèn giữa các đẳng cấp rất rõ ràng, ranh giới rất khắt khe. Lại còn quy định những người không cùng đẳng cấp không được lấy nhau.

+ Nếu lấy nhau, những đứa trẻ sinh ra và cha mẹ chúng đều bị gọi là "tiện dân", còn gọi là "người không thể đến gần".

+ Nếu một người Brahman do sơ ý chạm phải thân thể kẻ ‘‘tiện dân" thì coi như gặp phải uế khí, khi về nhà phải lập tức tắm rửa. Bình thường, "tiện dân" chỉ có thể trú ngụ ở ngoài làng, đi trên đường phải luôn gõ vào chiếc lọ sành để báo cho người ở đẳng cấp cao không được tiếp xúc với họ.

28 tháng 12 2021

Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại biểu hiện ở những điều luật khắt khe:

• Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau

• Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.

Lưỡng Hà (Mesopotamia) có nghĩa đen là "giữa hai dòng sông" trong tiếng Hy Lạp cổ đại. Cái tên Mesopotamia được nhắc đến sớm nhất từ thế kỷ thứ 4 TCN, dùng để chỉ vùng đất phía đông sông Euphrates ở phía bắc Syria.[1] Sau đó, nó được áp dụng chung cho tất cả các vùng đất nằm giữa sông Euphrates và sông Tigris, bao gồm không chỉ một số phần của Syria mà còn gần như toàn bộ Iraq và đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.[2] Các thảo nguyên lân cận ở phía tây của Euphrates và phần phía tây của dãy núi Zagros cũng thường được bao gồm trong nghĩa rộng của Mesopotamia.[3][4][5] Có sự phân biệt giữa Thượng/Bắc Lưỡng Hà và Hạ/Nam Lưỡng Hà.[6]

Lưỡng Hà Thượng, còn được gọi là Jezirah, là khu vực nằm giữa sông Euphrates và Tigris tính từ đầu nguồn cho tới Baghdad.[3] Lưỡng Hà Hạ là khu vực từ Baghdad đến Vịnh Ba Tư.[6] Trong cách sử dụng hiện đại, thuật ngữ Lưỡng Hà/Mesopotamia bao gồm cả khía cạnh thời kỳ lịch sử. Nó thường được sử dụng để chỉ khu vực này cho đến khi các cuộc chinh phục Hồi giáo của người Ả Rập vào thế kỷ thứ 7 CN, từ đó tên để chỉ khu vực được thay bằng các tên tiếng Ả Rập như Syria, Jezirah và Iraq.[2][7][nb 1] Cũng có tranh cãi cho rằng những uyển ngữ này là những cái tên mang tính Âu châu trung tâm chủ nghĩa được gán cho khu vực ở thời kỳ phương Tây xâm lấn thế kỷ 19.[8][9]

Niên đại và xác định thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực Lưỡi liềm Màu mỡ, vào khoảng năm 7500 TCN, với các địa điểm khảo cổ chính của thời kỳ đồ đá-Tiền đồ gốm. Vào thời điểm đó, khu vực Lưỡng Hà vẫn chưa có con người định cư.

Có hai loại niên đại được áp dụng: niên đại tương đối và niên đại tuyệt đối. Niên đại tương đối thiết lập thứ tự của các giai đoạn, thời kỳ, nền văn hóa và triều đại, trong khi niên đại tuyệt đối thiết lập tuổi tuyệt đối của chúng được biểu thị bằng năm. Trong khảo cổ học, các niên đại tương đối được thiết lập bằng cách khai quật cẩn thận các địa điểm khảo cổ và tái cấu trúc địa tầng của chúng. Các niên đại tuyệt đối được thiết lập bằng cách xác định niên đại hoặc các lớp mà chúng được tìm thấy, thông qua các phương pháp xác định niên đại tuyệt đối, bao gồm niên đại carbon phóng xạ và các ghi chép bằng văn bản có thể cung cấp niên hiệu hoặc thời gian theo lịch.

Bằng cách kết hợp các phương pháp xác định niên đại tuyệt đối và tương đối, một khung thời gian đã được xây dựng cho Lưỡng Hà, tuy vẫn bao gồm nhiều sự kiện không chắc chắn nhưng đang tiếp tục được cải tiến.[5][10] Trong khuôn khổ này, nhiều giai đoạn tiền sử và lịch sử sơ kì đã được xác định dựa trên cơ sở văn hóa vật chất được cho là đại diện cho từng thời kỳ. Các giai đoạn này thường được đặt tên theo khu vực mà tại đó các di chỉ được phát hiện và xác nhận đầu tiên, ví dụ như trường hợp của các giai đoạn Halaf, Ubaid và Jemdet Nasr. Khi các tài liệu lịch sử xuất hiện nhiều hơn, các thời kỳ có xu hướng được đặt tên theo triều đại hoặc nhà nước thống trị; ví dụ như thời kỳ Ur III và Cổ Babylon.[10] Trong khi triều đại của các vị vua có thể được xác định tương đối chính xác trong thiên niên kỷ thứ 1 TCN, có một biên độ sai lệch tăng dần đối với thiên niên kỷ thứ 2 và thứ 3 TCN.

Dựa trên các ước tính khác nhau về độ dài của các giai đoạn, với rất ít tài liệu lịch sử tìm được, các học giả khác nhau đã đề xuất các cách tính niên đại khác nhau như Niên đại Dài, Trung, Ngắn và Rất Ngắn, nhiều khi sai lệch tới 150 năm trong cách tính niên đại cho mỗi giai đoạn cụ thể.[11][12] Cách tính Niên đại trung tuy có nhiều vấn đề nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng phổ biến trong các cuốn sách giáo khoa gần đây về khảo cổ học và lịch sử của Cận Đông cổ đại.[10][13][14][15][16] Một nghiên cứu từ năm 2001 đã đề xuất niên đại phóng xạ carbon có độ phân giải cao từ Thổ Nhĩ Kỳ cho thiên niên kỷ thứ 2 TCN rất gần với thời gian đề xuất trong Niên đại Trung.[17][nb 2]

Thời tiền sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thời đồ đá mới tiền đồ gốm[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn cảnh di chỉ Gotbekli Tepe với mái che hiện đại để bảo vệ di tích trước thời tiết

Sự định cư của con người tại Lưỡng Hà vào thời kỳ đồ đá mới giống như thời kỳ đồ đá cũ trước đây, bị giới hạn ở các khu vực chân đồi của dãy núi Taurus và Zagros và các thung lũng thượng lưu sông Tigris và Euphrates. Thời kỳ tiền đồ gốm A (PPNA) (10.000 - 8,700 TCN) chứng kiến sự ra đời của nông nghiệp, trong khi bằng chứng lâu đời nhất về thuần hóa động vật bắt đầu từ quá trình chuyển đổi từ PPNA sang thời kỳ tiền đồ gốm B (PPNB, 8700 - 6800 TCN) vào cuối thiên niên kỷ thứ 9 TCN. Quá trình chuyển đổi này đã được ghi nhận tại các địa điểm như Abu Hureyra và Mureybet, nơi tiếp tục được định cư từ thời Natufia sang đến thời PPNB.[15][18] Theo các nhà khai quật, các tác phẩm điêu khắc hoành tráng và các kiến trúc vòng tròn bằng đá tại Gotbekli Tepe ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ có từ thời PPNA/PPNB sớm và đại diện cho nỗ lực chung của một cộng đồng lớn của những người săn bắn hái lượm.[19][20]

4 tháng 10 2021

Lưỡng Hà hay Mesopotamia (tiếng Hy Lạp cổ: Μεσοποταμία[1]), là một khu vực lịch sử của Tây Á thuộc hệ thống châu thổ sông Tigris và Euphrates, nằm ở phía bắc vùng Lưỡi liềm Màu mỡ, ngày nay tương ứng với phần lớn Iraq, Kuwait, phía đông Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và biên giới Iran-Iraq.[2]

Người Sumer và Akkad (bao gồm cả người Assyria và Babylon) đã thống trị Lưỡng Hà kể từ khi lịch sử được ghi lại (k. 3100 TCN) cho đến khi Babylon bị Đế quốc Achaemenes Ba Tư thôn tính vào năm 539 TCN. Khu vực bị Alexander Đại đế chinh phục vào năm 332 TCN, và trở thành một phần của Đế chế Seleukos của Hy Lạp sau khi ông qua đời.

Khoảng năm 150 TCN, Lưỡng Hà nằm dưới sự kiểm soát của Đế quốc Parthia. Lưỡng Hà trở thành chiến trường giữa người La Mã và Parthia, với phần phía tây bị người La Mã chiếm đóng. Vào năm 226 CN, phía đông Lưỡng Hà rơi vào tay đế chế Sassan Ba Tư. Lưỡng Hà bị chia cắt giữa La Mã (Byzantine từ năm 395 CN) và Sassan cho đến các cuộc xâm lược Hồi giáo ở thế kỷ thứ 7. Một số quốc gia Lưỡng Hà bản địa mới chủ yếu là người Assyria và Kitô giáo tồn tại từ giữa thế kỷ 1 TCN đến thế kỷ thứ 3 CN, bao gồm Adiabene, Osroene và Hatra.

Lưỡng Hà là nơi đầu tiên xuất hiện Cách mạng đồ đá mới từ khoảng 10.000 năm TCN. Khu vực này được xem là đã "truyền cảm hứng cho một số bước phát triển quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, bao gồm việc phát minh ra bánh xe, trồng trọt những giống ngũ cốc đầu tiên, cùng với sự ra đời của chữ viết, toán học, thiên văn học, và nền nông nghiệp".[3]