"Phòng học là chiếc áo
Bọc chúng mình ở trong
Cửa sổ là chiếc túi
Che chắn ngọn gió đông
Những then cài là cúc
Ngăn cản hạt mưa vào
Dù vang rền sấm sét
Lớp mình có ngại đâu?"
(Trích Lớp học ngày đông- Nguyễn Lãm Thắng
1. Viết đoạn văn nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong các câu sau đây:
Gợi ý cách làm nha:
- Mở đoạn:
+ Giới thiệu khổ thơ trên.
- Thân đoạn:
+ Nêu nội dung khổ thơ: là tình cảm, sự biết ơn của tác giả dành cho lớp học vào ngày đông.
+ Khổ thơ có những câu so sánh như:
-> "Phòng học là chiếc áo", tác giả so sánh phòng học của mình như chiếc áo để nói lên sự chở che, sự bao bọc mà lớp học dành cho bạn học sinh.
=> Qua sự so sánh trên, câu thơ thêm giàu giá trị biểu đạt và tưởng tượng làm cho người đọc cảm thấy rất hấp dẫn, rất hay.
-> "Cửa sổ là chiếc túi" giúp ích cho học sinh che chắn gió mùa đông lạnh lẽo cho các bạn học sinh.
=> Nghệ thuật so sánh làm cho các đồ vật thể hiện lên công dụng của bản thân, qua đó tăng giá trị gợi hình cho câu thơ.
-> "Những then cài là cúc", qua sự miêu tả một đồ vật mà chúng ta mang bên ngoài, tác giả lấy sự ấy để nói lên những cánh cửa sổ của lớp học ngăn hạt mưa vào nơi các bạn học sinh học.
=> Qua đó, câu thơ tăng giá trị diễn đạt thêm giàu sức gợi hình lớp học và giàu sức biểu cảm.
- Kết đoạn:
+ BPTT so sánh chính là một trong các điểm đặc sắc làm nổi bật lên những công dụng của các đồ vật trong lớp học.
+ Qua đoạn văn, chúng ta - các bạn học sinh cần nên quý trọng lớp học.
giúp vs ạ