K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tìnhcảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chươngmà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏtrông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng...
Đọc tiếp

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương
mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm
vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”

a. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn được gạch chân
b. Câu văn in đậm đã chứng tỏ được sức mạnh nào của văn chương đối
với con người?
c. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy viết đoạn văn khoảng 7 -10 câu để làm
sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh ”Văn chương gây cho ta những tình cảm
ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, trong đoạn có sử dụng 1
câu đặc biệt (gạch chân và chú thích rõ)

0
Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:Anh em như chân với tayRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đầnHãy giải thích câu ca dao đó?b. Ca dao xưa có câu:Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giànHãy giải thích câu ca dao đó?c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để

6

thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy tren

0
Bài tập: Viết những dẫn chứng và lời phân tích dẫn chứng cho các đề sau(Dẫn chứng phải phong phú, toàn diện, tiêu biểu như hướng dẫn trên – mỗiđề khoảng 5 dẫn chứng)a. Sách là người bạn lớn của con ngườib. Trong “Bài ca vỡ đất”, Hoàng Trung Thông có viết:“Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức người sỏi đá cũng thành cơm”.Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu thơ trênc. Có chí...
Đọc tiếp

Bài tập: Viết những dẫn chứng và lời phân tích dẫn chứng cho các đề sau
(Dẫn chứng phải phong phú, toàn diện, tiêu biểu như hướng dẫn trên – mỗi
đề khoảng 5 dẫn chứng)
a. Sách là người bạn lớn của con người
b. Trong “Bài ca vỡ đất”, Hoàng Trung Thông có viết:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu thơ trên
c. Có chí thì nên
d. Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn làm theo những truyền
thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn'”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
e. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

3
f. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng
g. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Lịch sử chống ngoại xâm của dân
tộc ta đã chứng tỏ tinh thần ấy
h. Chứng minh rằng ca dao là tiếng nói tâm tình của người lao động.
i. Chứng minh rằng trong thời điểm hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường
đang là thảm họa đối với con người
j. Chứng minh rằng: "Lá lành đùm lá rách" luôn là truyền thống đạo lí tốt
đẹp của con người Việt Nam.
k. Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có
bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em
hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
l. Ai chiến thắng mà không hề chiến bại.
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

0
PHẦN 2: TIẾNG VIỆTCâu 1: a. Nêu khái niệm từ đồng nghĩa. Các loại từ đồng nghĩa. Lấy ví dụ một cặp từ đồng nghĩa.                      b. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây: gan dạ, nhà thơ, chó biển, năm học, nước ngoài.Câu 2: a. Thế nào là từ trái nghĩa? Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?                        b. Tìm những từ trái nghĩa sử dụng trong các câu ca dao,...
Đọc tiếp

PHẦN 2: TIẾNG VIỆT

Câu 1: a. Nêu khái niệm từ đồng nghĩa. Các loại từ đồng nghĩa. Lấy ví dụ một cặp từ đồng nghĩa.

                      b. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây: gan dạ, nhà thơ, chó biển, năm học, nước ngoài.

Câu 2: a. Thế nào là từ trái nghĩa? Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?

                       b. Tìm những từ trái nghĩa sử dụng trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ sau:

1.                  Bây giờ chồng thấp vợ cao

                                 Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.   

                                                                       (Ca dao)

                   2.           Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

                                                                           (Tục ngữ)

                   3.           Lên thác xuống ghềnh.

                                           (Thành ngữ)

                   4.           Chết vinh còn hơn sống nhục.

                                                              (Tục ngữ)

Câu 3: Thế nào là từ đồng âm? Khi sử dụng từ đồng âm cần lưu ý điều gì?

Câu 4: a. Nêu khái niệm thành ngữ. Vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu.

                        b. Hãy sưu tầm ít nhất ba thành ngữ và giải thích nghĩa các thành ngữ ấy.

Câu 5: a. Thế nào là điệp ngữ? Nêu tác dụng của điệp ngữ.

                      b. Tìm điệp ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

                          Người ta đi cấy lấy công,

                  Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

                        Trông trời, trông đất, trông mây,

                 Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

                        Trông cho chân cứng đá mềm,

                 Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

                                                                          (Ca dao)

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 6: a. Chơi chữ là gì?

            b. Hãy chỉ ra các lối chơi chữ trong các câu dưới đây:

                1.                  Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

                            Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

                                                      ( Tú Mỡ)

      2.                   Bưng được miệng chĩnh, miệng vò

                            Nào ai bưng được miệng o, miệng dì.

                                                                                     (Ca dao)

      3.                           Anh mong làm bạn với trời

                            Trời cao anh thấp, biết đời nào quen.

                                                                                     (Ca dao)

      4.                   Con cá đối bỏ trong cối đá,

                            Con mèo cái nằm trên mái kèo

                            Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

                                                           (Ca dao)

Câu 7: Em hãy nêu các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi dụng từ.

Câu 8: Các từ in đậm sau đây dùng sai như thế nào? Hãy tìm từ thích hợp để thay thế từ in đậm trong câu.

+ Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện Bảo tàng của tỉnh.

+ Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 7B đã tiến bộ vượt bậc.

+ Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.

+ Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam.

PHẦN 3: TẬP LÀM VĂN

Câu 1: Nêu khái niệm văn biểu cảm.

Câu 2: Đặc điểm chung của văn biểu cảm.

Câu 3:  Nêu cách lập ý trong bài văn biểu cảm.

Câu 4: Vai trò của yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm?

Câu 5: Viết 1 đoạn văn ngắn (6-8 câu) với câu chủ đề sau:

“Trong gia đình, bố chính là người mà tôi yêu thương nhất.”

Câu 6: Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

 

 

                  

0