K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho một tam giác ABC vuông tại A có \(\widehat{B}=\dfrac{1}{2}\widehat{C}\). Kẻ đường cao AH sao cho cạnh AH vuông góc với cạnh huyền BC tại H. Các hình chiếu của AB và AC trên BC lần lượt là BH và HC. Biết HC = 1,6cm. a) Tính góc B và C, và các tỉ số lượng giác của chúng nó. b*) Tính độ dài các cạnh BC, AB và AC. Gợi ý: Sử dụng các hệ thức về tỉ số lượng giác của góc nhọn và một trong bốn hệ thức về cạnh góc...
Đọc tiếp

Cho một tam giác ABC vuông tại A có \(\widehat{B}=\dfrac{1}{2}\widehat{C}\). Kẻ đường cao AH sao cho cạnh AH vuông góc với cạnh huyền BC tại H. Các hình chiếu của AB và AC trên BC lần lượt là BH và HC. Biết HC = 1,6cm.

a) Tính góc B và C, và các tỉ số lượng giác của chúng nó.

b*) Tính độ dài các cạnh BC, AB và AC.

Gợi ý: Sử dụng các hệ thức về tỉ số lượng giác của góc nhọn và một trong bốn hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao trong tam giác vuông để tính.

c) Tính độ dài các cạnh AH và BH.

d) Hãy chứng minh rằng: Cả ba tam giác vuông ABC, HBA và HAC đồng dạng với nhau.

e*) Chứng minh rằng: \(\dfrac{\sin\widehat{HAC}}{\cos\widehat{HBA}}\div\dfrac{\tan\widehat{HAC}}{\cot\widehat{ABC}}=\dfrac{csc^2\widehat{ABC}}{sec^2\widehat{ABC}\cdot\cot\widehat{HBA}}\)

Gợi ý:

1. Secant - sec α nghịch đảo với cos α

2. Cosecant - csc α nghịch đảo với sin α

0
21 tháng 9 2023

A B C H D

Ta có

\(\dfrac{BD}{AB}=\dfrac{CD}{AC}\) (Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề hai đoạn ấy)

\(\Rightarrow\dfrac{BD}{CD}=\dfrac{AB}{AC}=\dfrac{15}{20}=\dfrac{3}{4}\Rightarrow AB=\dfrac{3AC}{4}\)

\(BC=BD+CD=15+20=35cm\)

Ta có

\(BC^2=AB^2+AC^2\) (Pitago)

\(\Rightarrow35^2=\left(\dfrac{3AC}{4}\right)^2+AC^2\Rightarrow AC^2=784\Rightarrow AC=28cm\)

Ta có

\(AC^2=CH.BC\) (Trong tg vuông bình phương 1 cạnh góc vuông bằng tích giữa hình chiếu cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền với cạnh huyền)

\(\Rightarrow CH=\dfrac{AC^2}{BC}=\dfrac{784}{35}=22,4cm\)

\(\Rightarrow BH=BC-CH=35-22,4=12,6cm\)

Ta có

\(AH^2=BH.CH\) (trong tg vuông bình phương đường cao hạ từ đỉnh góc vuông bằng tích giữa các hình chiếu của 2 cạnh góc vuông trên cạnh huyền)

\(\Rightarrow AH^2=12,6^2+22,4^2=660,52\Rightarrow AH=\sqrt{660,52}\)

Ta có

\(HD=BD-BH=15-12,6=2,4cm\)

Xét tg vuông AHD có

\(AD^2=AH^2+HD^2\) (Pitago)

Bạn tự tính nốt nhé

AH
Akai Haruma
Giáo viên
20 tháng 9 2023

Lời giải:

$S_{ABC}=AH.BC:2=12.20:2=120$ (cm2)

Thông tin A=90 độ không có ý nghĩa gì trong bài.

22 tháng 9 2023

Diện tích ABC:

S = AH.BC : 2

= 12 . 20 : 2

= 120 (cm²)

19 tháng 9 2023

hết cứu đi mà làm

19 tháng 9 2023

 

 Gọi E là giao điểm của CK và AB. Tam giác CDK vuông tại D có đường cao DI nên \(KD^2=KI.KC\)

 Mà \(KD=KA\) nên \(KA^2=KI.KC\) \(\Rightarrow\dfrac{KA}{KI}=\dfrac{KC}{KA}\) 

 Từ đó dễ dàng cm \(\Delta KAI~\Delta KCA\left(c.g.c\right)\)

 \(\Rightarrow\widehat{KIA}=\widehat{KAC}\)

Mà \(\widehat{KAC}=\widehat{KAE}\) (do AK là phân giác \(\widehat{BAC}\)) nên \(\widehat{KIA}=\widehat{KAE}\)

Từ đó suy ra \(\Delta EAK~\Delta EIA\left(g.g\right)\) \(\Rightarrow\widehat{EKA}=\widehat{EAI}\) hay \(\widehat{DKC}=\widehat{BAI}\).

 Hơn nữa, \(\widehat{DKC}=\widehat{IDC}\) (cùng phụ với \(\widehat{DCK}\)) nên \(\widehat{IDC}=\widehat{BAI}\)

 \(\Rightarrow\) Tứ giác IABD nội tiếp (góc ngoài bằng góc trong đối diện)

 \(\Rightarrow\widehat{AIB}=\widehat{ADB}\).

 Mà \(\widehat{ADB}=90^o\Rightarrow\widehat{AIB}=90^o\) (đpcm)

17 tháng 9 2023

\(A=4\\ \Rightarrow\dfrac{x-4}{\sqrt{x}-1}=4\\ \Leftrightarrow4\left(\sqrt{x}-1\right)=x-4\\ \Leftrightarrow4\sqrt{x}-4=x-4\\ \Leftrightarrow4\sqrt{x}-x=4-4\\ \Leftrightarrow4\sqrt{x}-x=0\\ \Leftrightarrow\sqrt{x}\left(4-\sqrt{x}\right)=0\\ \Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}\sqrt{x}=0\\\sqrt{x}=4\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=0\\x=16\end{matrix}\right.\)

Vậy \(x=0\) hoặc \(x=16\) thì A = 4

17 tháng 9 2023

Minh chỉ biết kết quả chính xác thôi.

\(\left[{}\begin{matrix}x=0\\x=\dfrac{\sqrt{17}}{2}\end{matrix}\right.\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
18 tháng 9 2023

Lời giải:

Từ $a+b> c\Rightarrow a+b-c>0$ (cái này hiển nhiên) 

Từ $|a-b|< c\Leftrightarrow |a-b|^2< c^2$

$\Leftrightarrow (a-b)^2< c^2$

$\Leftrightarrow (a-b-c)(a-b+c)<0$

Với $c>0$ thì $a-b-c< a-b+c$ nên để tích âm thì $a-b-c<0< a-b+c$

Hay $a-b-c<0$ và $a-b+c>0$

AH
Akai Haruma
Giáo viên
18 tháng 9 2023

Bài 1:

$\sqrt{x-4}-2$
ĐKXĐ: $x\geq 4$
Ta thấy $\sqrt{x-4}\geq 0$ với mọi $x\geq 4$
$\Rightarrow \sqrt{x-4}-2\geq 0-2=-2$
Vậy gtnn của biểu thức là $-2$. Giá trị này đạt được tại $x-4=0$

$\Leftrightarrow x=4$

AH
Akai Haruma
Giáo viên
18 tháng 9 2023

Bài 2: $x-\sqrt{x}$

ĐKXĐ: $x\geq 0$

$x-\sqrt{x}=(x-\sqrt{x}+\frac{1}{4})-\frac{1}{4}=(\sqrt{x}-\frac{1}{2})^2-\frac{1}{4}$

$\geq 0-\frac{1}{4}=\frac{-1}{4}$
Vậy gtnn của biểu thức là $\frac{-1}{4}$. Giá trị này đạt được khi $\sqrt{x}-\frac{1}{2}=0$

$\Leftrightarrow x=\frac{1}{4}$