K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2022

người vượn cổ sống cách ngày nay 

A 4-5 triệu năm

B 5-6 triệu năm

C 3-4 triệu năm

D 2-3 triệu năm

Người vượn cổ sống cách ngày nay 

5 - 6 triệu năm

Đáp án B

HT

17 tháng 2 2022

câu 1Chính sách cai trị của các triều đình phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:

  • Về tổ chức bộ máy nhà nước: Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.
  • Về chính sách đồng hóa: Đưa người Hán sang, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán, mở các lớp dạy chữ hán tại các quận.
  • Về chính sách bóc lột kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột bằng các thứ thuế (nặng nhất là thuế sắt và muối), chính sách cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, buộc dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền sắt và muối.
  •  
  • câu 2- Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích: khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt.
  • - Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.

    - Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.

    - Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.

  •  Vì những mục đích đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.
17 tháng 2 2022

-Chính sách đồng hóa là thâm độc nhất bởi vì khi chúng thực hiện chính sách này, nhân dân ta và thế hệ sau này sẽ mất đi văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán dân tộc, mất đi ngôn ngữ, tiếng nói, dần dần biến người Việt thành người Trung Quốc, để dễ dàng cai trị, biến nước ta thành 1 tỉnh, thuộc địa của chúng mãi mãi.

-Chính sách đồng hóa là thâm độc nhất bởi vì khi chúng thực hiện chính sách này, nhân dân ta và thế hệ sau này sẽ mất đi văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán dân tộc, mất đi ngôn ngữ, tiếng nói, dần dần biến người Việt thành người Trung Quốc, để dễ dàng cai trị, biến nước ta thành 1 tỉnh, thuộc địa của chúng mãi.

–Hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí vì:

+Ách thống trị của nhà Lương đối với nhân dân ta rất tàn bạo, khiến nhân dân khắp nơi đều căm phẫn.

+Nhân dân ta không cam chịu cảnh mất nước, sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.

21 tháng 2 2022

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội. Di chỉ khảo cổ này là minh chứng sống động cho nền văn minh châu thổ sông Hồng trong suốt 13 thế kỷ: bắt đầu từ thời tiền Thăng Long vào khoảng thế kỷ VII, đi qua thời Đinh và tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, hậu Lê, đến triều Nguyễn và tồn tại mãi đến ngày nay.

Dấu son Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng Kinh thành cũng như hàng loạt cung – điện, trong đó có Hoàng thành Thăng Long.

Theo sách sử và tài liệu khảo cổ, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách, bao gồm: vòng ngoài cùng là La thành hay Kinh thành – nơi sinh sống của cư dân, vòng ở giữa là Hoàng thành – khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều, và vòng trong cùng là Tử Cấm thành hay Long Phượng thành – nơi dành cho vua, hoàng hậu, và các thành viên hoàng tộc khác

Những gì chúng ta còn thấy ngày nay ở thủ đô Hà Nội là Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long với diện tích khoảng 20ha (trên tổng diện tích 140ha của Hoàng thành), bao gồm hai khu vực: Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Khu di tích Thành cổ Hà Nội. Ngoại trừ Bắc Môn và Kỳ Đài, những công trình còn sót lại chỉ là phục dựng và các di tích khảo cổ được tìm thấy trong suốt nhiều năm.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa mà công trình kiến trúc đặc biệt này mang lại, vào năm 2010, tổ chức UNESCO đã công nhận Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới, và trở thành địa điểm nghiên cứu khoa học cũng như tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội.

Hoàng Thành Thăng Long Ở Đâu?

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long có địa chỉ tại 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Thực tế, toàn bộ cụm di tích được bao bọc bởi bốn con đường: phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía Tây là đường Hoàng Diệu, thuộc địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

16 tháng 2 2022

–    Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

–    Giữa thế kỉ XVIII, Lô-nô-mô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.

–    Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật..

–    Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật.

* Khoa học xã hội:

–    Triết học: xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ- bách và Hê-ghen (người Đức).

–    Kinh tế học: A-đam Xmit và Ri-các-đô (người Anh) đã xây dựng thuyết chính trị – kinh tế học tư sản.

–    Tư tưởng: xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi Mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học (năm 1848) do Mác và Ăng-ghen sáng lập. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng.

16 tháng 2 2022
  • Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thế kỉ XVIII – XIX Khoa học tự nhiên Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn. Giữa thế kỉ XVIII, Lô-nô-mô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.
    (mình tra gg ._.)
16 tháng 2 2022

Wikipedia : Lê Thánh Tông (25 August 1442 – 3 March 1497), personal name Lê Hạo, temple name Thánh Tông, courtesy name Tư Thành, was an emperor of Đại Việt, reigned from 1460 to 1497, the fifth monarch of the House of Lê Duy and is one of the greatest monarchs in Vietnamese history. He came to power through a coup d'état against his second brother Lê Nghi Dân in 1460. His reign is recognized for the extensive administrative, military, education, and fiscal reforms he instituted, and a cultural revolution that replaced the old traditional aristocracy with a generation of literati scholars. His era was eulogized as the Prospered reign of Hồng Đức (Hồng Đức Thịnh trị; 洪德盛治).

16 tháng 2 2022

19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969

16 tháng 2 2022

ngày 2 tháng 9 năm 1969

15 tháng 2 2022

Cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ nhất, còn được gọi là Chiến tranh thuốc phiện lần 1 hay Chiến tranh Anh-Thanh, là một loạt các cuộc giao tranh quân sự giữa Đế quốc Anh và nhà Thanh của Trung Quốc.

HT

28 tháng 2 2022

Chiến tranh Nha phiến (giản thể: 鸦片战争; phồn thể: 鴉片戰爭; bính âm: Yāpiàn Zhànzhēng), hay Các cuộc chiến Anh-Trung là hai cuộc chiến xảy ra giữa thế kỷ 19 (1840 – 1843 và 1856 – 1860) gây nên xung đột kéo dài giữa Trung Quốc dưới triều Mãn Thanh và đế quốc Anh. Trong cuộc chiến lần thứ hai, Pháp, Nga và Hoa Kỳ đã kề vai sát cánh cùng Anh để đánh Trung Quốc.[1][2]

Nguyên do cuộc chiến tựu quanh việc chính phủ Anh đòi quyền tự do buôn bán nha phiến từ Ấn Độ thuộc Anh sang Trung Quốc trong khi nhà Mãn Thanh có lệnh nghiêm cấm.

Trung Quốc hoàn toàn thất bại trong hai cuộc chiến với hậu quả phải công nhận thương quyền buôn nha phiến của ngoại quốc. Hơn nữa triều đình Mãn Thanh phải ký các hiệp ước bất bình đẳng, chịu mở nhiều cảng cho các nước ngoài vào thông thương. Hồng Kông thì bị cắt làm nhượng địa cho đế quốc Anh. Nhiều nước đế quốc (Đức, Pháp, Nhật, Nga,...) khác theo chân nước Anh và đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận nhiều điều kiện bất bình đẳng ngay trên đất Trung Quốc. Mối nhục này của triều đình Mãn Thanh trước các cường quốc Tây phương là ngòi lửa góp phần cho cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1850 - 1864), rồi Nghĩa Hòa Đoàn (1899 - 1901) và cuối cùng là Cách mạng Tân Hợi, kết thúc thời đại phong kiến Mãn Thanh (1911).