K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của PDGF (một chất do tế bào tiểu cầu tiết ra) đến sự phân chia của các tế bào mô liên kết, một thí nghiệm được tiến hành như sau: (1) Lấy mẫu là mô liên kết của người, cắt thành các mảnh nhỏ. (2) Sử dụng enzyme để làm tiêu chất nền ngoại bào trong các mảnh mô, thu được dung dịch chứa các tế bào mô liên kết tự do. (3) Chia đều dung dịch vào các chai nuôi cấy vô trùng,...
Đọc tiếp

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của PDGF (một chất do tế bào tiểu cầu tiết ra) đến sự phân chia của các tế bào mô liên kết, một thí nghiệm được tiến hành như sau:

(1) Lấy mẫu là mô liên kết của người, cắt thành các mảnh nhỏ.

(2) Sử dụng enzyme để làm tiêu chất nền ngoại bào trong các mảnh mô, thu được dung dịch chứa các tế bào mô liên kết tự do.

(3) Chia đều dung dịch vào các chai nuôi cấy vô trùng, chứa môi trường sinh trưởng cơ bản. Trong đó, mẫu đối chứng là các chai không bổ sung thêm PDGF vào môi trường, mẫu thí nghiệm là các chai có bổ sung PDGF vào môi trường. Các chai nuôi cấy được ủ ở nhiệt độ 37oC.

(4) Làm tiêu bản quan sát kết quả.

Kết quả thí nghiệm cho thấy ở mẫu đối chứng không có hiện tượng gì xảy ra, còn ở mẫu thí nghiệm có sự tăng số lượng các tế bào mô liên kết.

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai khi nói về PDGF và thí nghiệm trên?

(Nhấp vào dòng để chọn đúng / sai)
a) Ở mẫu thí nghiệm, các tế bào mô liên kết đã tiến hành quá trình giảm phân tăng số lượng.  
b) Có thể ứng dụng PDGF để điều trị các vết thương.  
c) Thí nghiệm cho thấy PDGF là yếu tố hóa học có tác động làm tăng trưởng – kích thích sự phân chia tế bào.  
d) Việc sử dụng PDGF cho các tế bào ở người có thể dẫn đến ung thư.  
Câu 20 (1đ):

Bảng dưới đây nghiên cứu về các kiểu dinh dưỡng của một số loài vi sinh vật như sau:

  Loài A Loài B Loài C Loài D
Nguồn năng lượng Ánh sáng mặt trời Phản ứng hóa học từ chất hữu cơ Ánh sáng mặt trời Phản ứng hóa học từ chất hữu cơ
Nguồn carbon CO2 Chất hữu cơ Chất hữu cơ CO2

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về các loài trên?

(Nhấp vào dòng để chọn đúng / sai)
a) Loài A có kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng, loài C có kiểu dinh dưỡng hóa tự dưỡng.  
b) Sử dụng thuốc nhuộm và kính lúp có thể quan sát được hình thái của các loài trên.  
c) Các vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng giống như loài B là nguyên nhân chính khiến cho thực phẩm bị hư hỏng.  
d) Kiểu dinh dưỡng giống như loài D chỉ có ở vi sinh vật nhân sơ.  
Câu 21 (1đ):

Sơ đồ dưới đây thể hiện quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục.

Vi sinh vật olm

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về sơ đồ trên?

(Nhấp vào dòng để chọn đúng / sai)
a) (1) là pha cân bằng, (2) là pha lũy thừa, (3) là pha tiềm phát, (4) là pha suy vong.  
b) Khi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, mật độ vi sinh vật luôn được duy trì ở giai đoạn (3).  
c) Ở giai đoạn (1), số lượng tế bào không tăng là do môi trường không có đầy đủ chất dinh dưỡng.  
d) Quá trình sinh trưởng của quần thể trên chịu ảnh hưởng bởi một yếu tố đó là dinh dưỡng môi trường.  
Câu 22 (1đ):

Quan sát chu kỳ tế bào ở một số loại tế bào ở người, người ta nhận thấy:

- Ở tế bào da: Phân chia liên tục suốt đời, chu kì tế bào khoảng 24 giờ.

- Ở tế bào gan trưởng thành: Duy trì trạng thái G0, chỉ phân chia khi xuất hiện tổn thương hoặc khi có tế bào gan bị già, chết.

- Ở tế bào thần kinh: Duy trì trạng thái G0 suốt đời.

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai khi nói về chu kì tế bào của các loại tế bào trên?

(Nhấp vào dòng để chọn đúng / sai)
a) Nếu xảy ra tổn thương ở tế bào thần kinh thì chúng sẽ tự phân chia và tái tạo lại được.  
b) Thời gian phân chia tế bào luôn dài hơn thời gian chuẩn bị cho quá trình phân chia.  
c) Tế bào da phân chia trải qua 2 giai đoạn chính và qua 3 điểm kiểm soát.  
d) Tế bào gan trưởng thành không tiếp tục phân chia do không vượt qua được điểm kiểm soát G2.  
Câu 23 (1đ):

Sơ đồ dưới đây thể hiện sự giao phối gần giữa ngựa cái và lừa đực để tạo ra con la. Biết rằng con la gần như không có khả năng sinh sản (vô sinh). Theo cơ chế giảm phân và thụ tinh, con la có bộ nhiễm sắc thể (2n) là .

Giao phối gần olm

Câu 24 (1đ):

Hình vẽ dưới đây thể hiện tế bào của một loài động vật đang ở kỳ sau I. Cho biết bộ nhiễm sắc thể thường (2n) của loài là .

giảm phân olm

Câu 25 (1đ):

Có bao nhiêu thành phần trong các thành phần sau có thể có trong cấu tạo của virus: vỏ capsid, nhân tế bào, nucleic acid, vỏ ngoài/màng bọc, gai glycoprotein, đuôi, kênh protein, ti thể.

Cấu tạo của virus có thể bao gồm  thành phần.

Câu 26 (1đ):

Cho một số các phương pháp nghiên cứu sinh vật như: giải phẫu; quan sát; nhuộm màu; nuôi cấy; tạo các phép lai; phân lập; phân tích đặc điểm hóa sinh; phân tích đặc điểm di truyền phân tử.

Số phương pháp có thể dùng để nghiên cứu vi sinh vật là .

Câu 27 (1đ):

Trong các thành tựu sau:

- Nhân bản vô tính cừu Dolly.

- Tạo giống cây lan đột biến.

- Sản xuất phân bón hữu cơ.

- Sản xuất kháng sinh penicillin.

- Tạo mô-cơ quan thay thế.

- Tạo giống ngô kháng vi sinh vật gây bệnh.

Số thành tựu là ứng dụng của công nghệ vi sinh vật là .

Câu 28 (1đ):

Chu trình nhân lên của virus gồm có  giai đoạn.

0
 C1 Khi bị đứt tay, một thời gian sau vết thương lành lại và để lại sẹo. Nếu tiến hành phân tích bộ nhiễm sắc thể của các tế bào mô sẹo với bộ nhiễm sắc thể của tế bào da bình thường thì chúng sẽ giống hay khác nhau, và cơ chế nào của tế bào đã giúp chúng làm được điều đó? Giống nhau nhờ cơ chế nguyên phân. Khác nhau nhờ cơ chế nguyên phân. Khác nhau nhờ cơ chế giảm phân. Giống nhau...
Đọc tiếp

 C1

Khi bị đứt tay, một thời gian sau vết thương lành lại và để lại sẹo. Nếu tiến hành phân tích bộ nhiễm sắc thể của các tế bào mô sẹo với bộ nhiễm sắc thể của tế bào da bình thường thì chúng sẽ giống hay khác nhau, và cơ chế nào của tế bào đã giúp chúng làm được điều đó?

Giống nhau nhờ cơ chế nguyên phân. Khác nhau nhờ cơ chế nguyên phân. Khác nhau nhờ cơ chế giảm phân. Giống nhau nhờ cơ chế tổng hợp các chất.  

C2

Vi sinh vật phân giải các chất để tạo thành nguyên liệu và cung cấp năng lượng cho hoạt động sống, trong đó không bao gồm quá trình phân giải

xác động vật. tinh bột. nucleic acid. kháng sinh.   c3    Dạ dày là môi trường cộng sinh của rất nhiều loại vi sinh vật, trong đó có vi khuẩn HP. Tuy nhiên nếu chúng sinh trưởng quá mạnh mẽ sẽ gây ra nhiều triệu chứng bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Ở Việt Nam, do việc lạm dụng thuốc kháng sinh đã khiến các chủng HP bị “nhờn” thuốc rất nhiều. Phương án nào dưới đây sẽ không phải là giải pháp hợp lý nhất để điều trị bệnh này? Sử dụng một thuốc kháng sinh mạnh tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn. Sử dụng thuốc có tính kiềm, giảm độ acid dạ dày. Sử dụng kết hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau. Sử dụng kháng sinh tuân thủ theo thời gian biểu cố định.
  C4  

Việc thiếu hụt hormone insulin gây nên bệnh tiểu đường type 2 ở người. Người ta đã sử dụng kĩ thuật DNA tái tổ hợp để đưa gene tổng hợp insulin vào vi khuẩn E.coli và nấm men. Lựa chọn vi sinh vật làm đối tượng mang gene là vì

chúng có khả năng thích nghi ở nhiều môi trường. chúng sinh sản nhanh theo cấp số nhân, sinh khối lớn. chúng có hệ gene đơn giản dễ gây đột biến. chúng có kích thước nhỏ, hệ gene đơn giản dễ thao tác.
0
10 tháng 5

bạn tk ah:
 

Ứng dụng của sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính trong trồng trọt và chăn nuôi là rất quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp sinh học.

1. **Sinh sản hữu tính (sinh dưỡng)**:
   - Trong trồng trọt: Sinh sản hữu tính giúp giữ gìn đặc tính di truyền tốt của cây trồng. Qua quá trình lai tạo, nông dân có thể chọn lọc và tạo ra những giống cây có khả năng chịu sâu bệnh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường cụ thể như khí hậu, đất đai, và thu hoạch năng suất cao hơn.
   - Trong chăn nuôi: Sinh sản hữu tính được sử dụng để tạo ra những con vật có phẩm chất tốt hơn, như tăng trọng nhanh, kháng bệnh tốt hơn, hoặc cho sản phẩm chất lượng cao. Điều này có thể đạt được thông qua việc lai tạo động vật có đặc tính mong muốn với nhau.

2. **Sinh sản vô tính**:
   - Trong trồng trọt: Sinh sản vô tính thường được sử dụng để nhân bản cây trồng nhanh chóng và đồng đều. Ví dụ, cây giống có thể được nhân giống thông qua cắt chồi, chia cành hoặc trồng mô phôi.
   - Trong chăn nuôi: Sinh sản vô tính có thể được sử dụng để nhân bản động vật nhanh chóng và hiệu quả. Ví dụ, trong nuôi cấy vi khuẩn hoặc vi khuẩn cấy, việc nhân bản vi khuẩn bằng phương pháp chẻ mầm hoặc phân chia tế bào có thể tạo ra lượng lớn vi khuẩn chất lượng cao để sử dụng trong quá trình nuôi cấy hoặc xử lý nước.

Tóm lại, cả hai phương pháp sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính đều có vai trò quan trọng trong cải thiện năng suất và chất lượng trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi sinh học.

#Hoctot

10 tháng 5

Sinh sản vô tính là quá trình mà một cá thể tạo ra con cá thể mới mà không cần sự kết hợp của các tế bào sinh dục. Trong sinh vật, điều này thường xảy ra thông qua quá trình như phân tách, cắt ra, hoặc tự nảy mầm của một phần của cơ thể.

Vai trò của sinh sản vô tính có thể là để tạo ra sự đa dạng di truyền trong quần thể, giúp sinh vật thích ứng với môi trường thay đổi và tăng cường khả năng sống sót. Nó cũng có thể là một phản ứng đối với điều kiện môi trường bất lợi, cho phép sinh vật tái tạo một cách nhanh chóng mà không cần phải tìm kiếm hoặc chờ đợi việc giao phối.

Cành giâm (hay cành chồi) là một phần của cây mà có khả năng sinh sản vô tính. Chúng là các phần của cây có khả năng phát triển thành cây mới khi được cắt ra và đặt vào môi trường phù hợp. Điều quan trọng là cành giâm phải có đủ mắt và chồi vì chúng chứa tế bào phôi và mô của cây, giúp chúng có khả năng phát triển và sinh sản mới khi được cấy vào đất. Mắt và chồi là nơi chứa nhiều tế bào phôi và tế bào sinh sản, chúng tạo điều kiện lý tưởng cho việc sinh sản vô tính và phát triển của cây mới.

10 tháng 5

giải thích chính xác nhất là: "Chất độc da cam/dioxin đã tác động lên quá trình nguyên phân ở người con thứ hai."

Thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề vô sinh ở người, giúp các cặp vợ chồng vô sinh có thể sinh con.

 

Thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề vô sinh ở người, giúp các cặp vợ chồng với sinh có thể sinh con.

 chắc là vậy Á, k nha!

DT
10 tháng 5

Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá.

10 tháng 5

Giới hạn của sinh quyển: phần thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần phía trên của thạch quyển.

Câu 1. Nêu các tác hại của động vật trong đời sống (mối, con hà, ốc bươu vàng, ruồi muỗi, chuột, giun kí sinh ở người,…). Các biện pháp phòng chống? Câu 2. Nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống khác nhau ở đặc điểm đặc trưng nào? Lấy mỗi nhóm 10 ví dụ minh hoạ. Câu 3. Nêu đặc điểm cơ bản của các nhóm động vật không xương sống (Ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp…) mỗi...
Đọc tiếp

Câu 1. Nêu các tác hại của động vật trong đời sống (mối, con hà, ốc bươu vàng, ruồi muỗi, chuột, giun kí sinh ở người,…). Các biện pháp phòng chống?

Câu 2. Nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống khác nhau ở đặc điểm đặc trưng nào? Lấy mỗi nhóm 10 ví dụ minh hoạ.

Câu 3. Nêu đặc điểm cơ bản của các nhóm động vật không xương sống (Ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp…) mỗi nhóm cho 3 ví dụ đại diện.

Câu 4. Nêu đặc điểm cơ bản của các nhóm động vật có xương sống (Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú...) mỗi nhóm cho 3 ví dụ đại diện.

Câu 5: Nêu các vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn? Cho ví dụ.

Câu 6 . Điều gì xảy ra khi đa dạng sinh học bị suy giảm? Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

1
12 tháng 5

Câu 1: 

- Tác hại của động vật trong đời sống:

   + Gây bệnh cho con người hoặc làm vật chủ trung gian truyền bệnh

   + Phá hủy công trình xây dựng

   + Phá hoại mùa màng

   +...

- Các biện pháp phòng chống:

   + Rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với động vật hoặc sau khi đi vệ sinh

   + Phun thuốc hoặc hóa chất vào các công trình xây dựng để phòng tránh mối

   + Tẩy giun thường xuyên để phòng chống giun kí sinh gây bệnh ở người

   +.....

Câu 2: 

- Động vật không xương sống:

   + Chưa có xương cột sống

   + Một số nhóm chưa có bộ xương ngoài

   + Hệ thống xương nâng đỡ trong cơ thể không phát triển

   + VD: thủy tức, sứa, san hô, giun đất, sán, mực, ốc sên, tôm, ong, bướm,...

- Động vật có xương sống:

   + Hệ thống xương nâng đỡ phát triển

   + Đã có xương cột sống để nâng đỡ cơ thể, bên trong có chứa tủy sống

   + VD: cá, ếch, nhái, thằn lằn, cá sấu, rùa, gà, vịt, chó, mèo,...

Câu 3: 

- Ruột khoang:

   + Là nhóm động vật đa bào bậc thấp 

   + Cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn

   + Đại diện: sứa, thủy tức, hải quỳ,...

- Giun:

   + Hình dáng cơ thể đa dạng: dẹp, hình ống, phân đốt

   + Cơ thể đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi - lưng bụng

   + Sống trong đất ẩm, nước, cơ thể sinh vật

   + Đại diện: giun đũa, giun đất, sán lá gan,...

- Thân mềm:

   + Cơ thể mềm, không phân đốt

   + Thường có vỏ đá vôi bao bọc, xuất hiện điểm mắt

   + Số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước, môi trường sống

   + Đại diện: trai, ốc, mực,...

- Chân khớp:

   + Có cấu tạo 3 phần: đầu, ngực, bụng

   + Cơ quan di chuyền: chân, cánh

   + Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên

   + Bộ xương bằng chitin nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động

   + Là nhóm có số lượng loài đa dạng nhất, phân bố khắp nơi

   + Đại diện: tôm, cua, ong,...

Câu 4: 

- Cá:

   + Thích nghi với đời sống dưới nước

   + Di chuyển bằng vây

   + Đại diện: cá mè, cá chép, lươn,...

- Lưỡng cư:

   + Là nhóm động vật vừa sống ở môi trường nước vừa sống ở môi trường cạn

   + Da trần, ẩm ướt

   + Một số loài có đuôi, ví dụ như cá cóc; một số loài thiếu chân, ví dụ như ếch giun hoặc không có đuôi, ví dụ như ếch, cóc

   + Các đại diện này vừa có các đặc điểm thích nghi với môi trường sống ở nước như da trần, có chất nhầy để giảm ma sát khi bơi, đầu thuôn nhỏ, mắt và mũi ở vị trí cao trên đầu, chân có màng bơi

   + Một số đặc điểm thích nghi với môi trường sống trên cạn như hô hấp bằng phổi (tuy nhiên phổi có cấu tạo đơn giản, chưa đảm nhận được toàn bộ chức năng hô hấp, vẫn còn phải hô hấp qua da)

   + Có nhiều hình thức di chuyển như bơi hoặc nhảy

   + Đại diện: ếch đồng, nhái, ếch cây,...

- Bò sát:

   + Môi trường sống: sống ở môi trường trên cạn, một số loài có thể mở rộng môi trường sống ở nước

   + Đặc điểm cơ thể: da khô, có vảy sừng bao bọc

   + Hô hấp bằng phổi

   + Sinh sản: đẻ trứng, số lượng trứng có thể từ 1-20 trứng một lứa

   + Đại diện: thằn lằn, cá sấu, rùa,...

- Chim:

   + Môi trường sống: thích nghi với môi trường sống ở trên cạn nhưng cũng thích nghi với đời sông bay lượn

   + Đặc điểm cơ thể: cơ thể hình thoi, mình được bao phủ bởi lớp lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng

   + Sinh sản: đẻ trứng, có hiện tượng ấp trứng và chăm sóc con non

   + Đại diện: chim bồ câu, đà điểu, gà,...

- Thú: 

   + Môi trường sống: đa dạng

   + Đặc điểm cơ thể: có lớp lông mao bao phủ, có răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm

   + Đặc điểm sinh sản: phần lớn đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

\(\Rightarrow\) Tổ chức cơ thể cao nhất

   + Đại diện: chó, mèo, bò,...

Câu 5:

- Trong tự nhiên:

   + Là lưới thức ăn trong tự nhiên, giúp cân bằng hệ sinh thái

   + Rừng ngập mặn chắn sóng

   + Vai trò điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường

   + Tạo ra mối liên hệ mật thiết, nhất là về mặt dinh dưỡng giữa các loài trong tự nhiên

   +....

- Trong thực tiễn:

   + Cung cấp lương hực, thực phẩm

   + Làm dược liệu

   + Làm cảnh

   + Làm đồ dùng, vật dụng

   + Giá trị bảo tồn, du lịch và nghiên cứu

   +.....

Câu 6: 

- Suy giảm đa dạng sinh học gây ra:

   + Mất cân bằng hệ sinh thái

   + Ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người

   + Đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

   + Trồng cây gây rừng

   + Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia để bảo vệ các động vật quý hiếm

   + Bảo vệ môi trường

   +....