K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2019

:https://youtu.be/cs8x53kQFN4

21 tháng 2 2019

câu bị động là gì?

giải nghĩa thì viết cho

21 tháng 2 2019

a) Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

b) Trước tiên, câu tục ngữ đem lại một hình ảnh cụ thể, dễ hiểu về mối quan hệ giữa các sự vật. “Mực” là chất nước màu đen dùng để chấm bút vào mà viết chữ Hán. Tính chất đen của mực là hiển nhiên. Người ta nói “trời tối đen như mực”. Khi dùng để làm một bằng chứng văn tự tương phản với màu trắng, thì người ta nói “mực đen, giấy trắng”, rõ ràng, không chối cãi được. Mực xanh, mực đỏ, mực tím là những thứ có sau, còn mực ban đầu là màu đen. Do đó cái gì gần mực đều có thể bị dây đen. Như trên vừa nói mực đen gần với tối, do vậy, về “gần mực thì đen” cũng có nghĩa là gần chỗ tối tăm cũng có thể chịu ảnh hưởng của tôi tăm. Trái lại, “đèn” là phương tiện chiếu sáng, tất nhiên gần đèn thì rạng (tức sáng). Do tính chất chiếu sáng, “đèn” gắn với các tính chất tốt đẹp như quang minh chính đại, sáng sủa, trong sạch, lương tâm trong sáng. Sự đôi lập của “mực” và “đèn” cũng làm nổi bật lên sự đối lập giữa đen và sáng, bóng tối và ánh sáng.
 
Nhưng hình ảnh trong câu tục ngữ không nhằm nói chuyện mực và đèn, mà nói tói ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh xấu và tốt ở đời. Đây mới chính là nội dung chính của câu tục ngữ. Thật vậy, trong khi kết giao với chúng bạn, nếu chơi với những bạn không có tư cách đứng đắn: nói dối, lười biếng, hỗn láo với người lớn tuổi, tham ăn, tục uống... người thiếu niên có nguy cơ  tiêm nhiễm thói xấu cua các bạn ấy. Lúc đầu không xem các thói xấu ấy là sai trái, chướng tai gai mắt, lâu dần, sẽ coi là bình thường, thậm chí phụ họa, tham gia vào các việc xấu. Có trường hợp, do giao du với chúng bạn không tốt mà bị vạ lây. Người đời vốn khinh bỉ những hạng người không đứng đắn, thấy ai chơi với chúng, người ta đều xem là một giuộc. Như thế, dù ta không làm gì xấu cũng vẫn mang tiếng xấu. Phương ngôn ta nói: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, nghĩa là trâu đi với trâu, ngựa đi với ngựa, loại nào tụ họp theo loại ấy. Phương ngôn Pháp cũng nói: “cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ nói anh là người như thế nào”. Rõ ràng vế thứ nhất của câu tục ngữ đã đưa ra một nhận định đúng đắn, khái quát, một quy luật khách quan, đồng thời cũng là một lời nhắc nhở thấm thía về một môi nguy hiểm đang chờ đợi những ai dễ dãi chơi bời với những người không tốt.
 
Vế thứ hai của câu tục ngữ, vừa nói lên một sự thực, vừa là một lời khuyên tốt lành. Hãy tìm nơi đứng đắn mà đến, hãy tìm bạn tốt mà chơi. Người học trò nếu tìm được thầy giỏi, chắc chắn sẽ học tập thông minh, mau chóng thành tài. Nếu học trò ở vào một tập thể có phong trào thi đua khá, em ấy sẽ làm được nhiều việc tốt cho nhà trường, xã hội và bản thân, giao du với người tốt ta sẽ học được đức tính tốt như thẳng thắn, khiêm nhường, vị tha, cao thượng.
 
Tuy nhiên trong cuộc sống rộng lớn các quy luật hiện tượng cũng không tác động một chiểu. Mối quan hệ con người và hoàn cảnh vừa do hoàn cảnh tác động, nhưng cũng do con người quyết định. Nhân dân ta có câu ca dao ca ngợi phẩm chất trong trắng của hoa sen:
 
“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hoặc “Cây ngay không sợ chết đứng”. Bao nhiêu chiến sĩ của ta hoạt động lâu năm trong môi trường của quân địch chứa đầy tội ác sa đọa, mà vẫn giữ được phẩm chất trong sáng của người cách mạng, chẳng hạn như ông Vũ Ngọc Nhạ, từng làm cố vấn cho Nguyễn Văn Thiệu trước đây. Mặt khác, khi giao du với những người tốt, có người chỉ mong “Thấy người sang bắt quàng làm họ”, để khoe mẽ với đời nhằm nâng cao uy tín của mình, để tìm đường leo cao trên bậc thang danh vọng, thỏa mãn cá nhân. Đó cũng là một hiện tượng rất nên cảnh giác.
 
Câu tục ngữ nói trên có một ý nghĩa khái quát rộng lớn. Ta không thể nói được là trong xã hội ta ngày nay chỉ có “đèn” mà không có “mực”. Trong công cuộc mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế thị trường, cuộc sống có được thêm nhiều cái hay, nhưng cũng có không ít cái dở. .Chính vì vậy, câu tục ngữ kia vẫn còn có nhiều tác dụng giáo dục và cảnh tỉnh cho con người. Xét một mặt khác câu tục ngữ chỉ cho biết một quy luật, một lời khuyên, nhưng không chỉ rõ cái gì là “mực”, cái gì là “đèn”, ở đời có khi cái “đèn” bị xem là “mực”, còn cái “mực” thì lại được xem là “đèn”. Chẳng hạn, có khi một người toàn tâm toàn ý vì khoa học, vì người khác, hi sinh nhường nhịn hết quyền lợi cá nhân thì bị xem là “hâm”, là “lẩm cẩm”, có kẻ ăn chơi phung phí tiền của nhân dân thì lại được xem là biết sống, “sống sang trọng”. Thật là chua chát. Do vậy, muốn thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ con người phải phát huy tính tích cực chủ quan, phát huy trí tuệ nhận thức, để nhận được rõ đầu là “đèn” đâu là “mực”.
 
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” thật là một câu tục ngữ hay, có ý nghĩa phổ biến đối với mọi người và mọi thời. Muốn phát huy tác dụng tốt của nó con người phải sáng suốt, tinh tường, đừng nhầm “đèn” với "mực", hoặc “mực” với “đèn”.

21 tháng 2 2019

“ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.​


Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Mực là một chất liệu để viết, có màu đen; đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Gần ánh đèn mọi vật sẽ được soi sáng. Nhưng mực và đèn còn là hai hình ảnh tượng trưng cho môi trường sống của con người. Khi sống trong một môi trường xấu thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa. Nếu sống trong một môi trường tốt thì con người đó cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống thật tốt. Bởi vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của con người.

Vậy, tại sao ông cha ta lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ? Mỗi một người đều sống trong một môi trường khác nhau nhưng phải biết chọn cho mình một môi trường sống tốt. Môi trường sống tốt đó là một môi trường biết đoàn kết yêu thương, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ…. Vì vậy nếu chúng ta không biết chọn cho mình một môi trường sống tốt đẹp thì nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trường xấu, bởi vì nếu sống trong môi trường xấu, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa; còn ở những môi trường tốt chúng ta sẽ đựơc học tập những điều tốt đẹp, mở mang vốn hiểu biết và trở thành con người có ích cho xã hội. Đặc biệt, cuộc sống con người khi gặp phải khó khăn rất dễ bị xa ngã nếu không tỉnh táo sẽ bị cám dỗ làm mất đi nhân cách tốt đẹp của mình. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự như là một lời giáo huấn của ông cha ta.

Người học sinh chúng ta trong trắng, rất dễ bị tác động của môi trường sống bên ngoài. Vì vậy để giữ được nhân cách và phẩm chất của mình, chúng ta phải nhận thức được vai trò của môi trường sống vô cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách của con người. Nghĩa là chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã hội, phải biết chọn bạn mà chơi để nhân cách của mình không bị vẩn đục; biết phân tích giảng giải cho bạn bè hiểu được gía trị của phẩm chất đạo đức con người. Chúng ta phải luôn luôn biết được bổn phận của người học sinh, biết gần gũi thân ái với bạn bè để xung quanh chúng ta luôn có môi trường sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình.

Câu tục ngữ với hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng đã trở thành một bài học có giá trị để giáo dục biết bao thế hệ thấy được vai trò của môi trường sống. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những tệ nàn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta thực sự có giá trị đối với mỗi người.

21 tháng 2 2019

Trong đời sống xã hội nhiều năm trở lại đây, vấn đề môi trường sống được nhắc đến như là “điểm nóng” của tình hình thế giới. Các hội thảo khoa học, các hội nghị quốc tế, những cuộc thi, những cuộc vận động… xoay quanh vấn đề môi trướng sống đang từng ngày từng giờ được diễn ra, tất cả đều phát đi bức thông điệp khẩn thiết: Hãy cứu lấy môi trường!

Vì sao vậy? Vì đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Môi trường sống bao gồm những điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Môi trường sống lại được chia nhỏ thành các loại: đất, nước, cây cối, không khí, bầu trời. Môi trường sống có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, sự xâm hại đến môi trường sống gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống. Đất đai là tài nguyên vô giá không có khả năng sản sinh thêm, đó là điều kiện vật chất cơ bản cho mọi hoạt động sống của con người: trên mặt đất con người sinh sống, dựng nhà cửa, trường học, nhà máy… Và đặc biệt là trên mặt đất, chúng ta trồng trọt các loại cây lương thực, thực phẩm: trồng ngũ cốc, rau màu, nuôi gia súc, gia cầm… Nhưng ngày nay, đất đai đang bị phá hoại nghiêm trọng. Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do việc xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp…; do bị cát xâm thực, bị nước mặn ăn dần… Đất cũng đang bị hư hại do các chất thải mà chủ yếu từ bao bì ni lông khó phân hủy. Mặt khác, còn do con người sử dụng quá nhiều phân bón hóa học khiến đất bị chua. Cùng với mặt đất là nguồn nước sạch của Trái Đất. Đó là hệ thống nước ngầm, nước sông, nước ao hồ. Nước là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống: nước dùng để uống, dùng cho sinh hoạt, cho tưới tiêu nông nghiệp, cho sản xuất công nghiệp… Nhưng nguồn nước sạch cũng đang dần cạn kiệt. Nước đang bị đe dọa bởi chất thải công nghiệp, bởi rác thải sinh hoạt, bởi nước mặn xâm hại (do hiện tượng mực nước biển dâng lên)… Trong năm 2008, nhiều vụ án môi trường bị phát giác khiến chúng ta không khỏi lo lắng cho nguồn nước sạch của đất nước: vấn đề nước thải sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Tô Lịch… Nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Đã có nhiều kết luận khoa học chính thức về nguyên nhân gây ra các hiện tượng mắc bệnh ung thư hàng loạt ở một số làng là do nguồn nước (ở Thái Bình, Quảng Trị…) Cây cối trên mặt đất cũng không tránh được thảm hoại bị phá hoại. Cũng như đất, nước, cây cối có vai trò quan trọng đối với con người. Cây thanh lọc không khí, tạo ra cân bằng sinh thái, cây cho giá trị kinh tế (gỗ, thuốc, hoa quả…). Nhưng cây hiện cũng đang bị đe dọa rất nhiều. Cây rừng đang bị chặt phá bừa bãi, nhiều trận cháy rừng diễn ra ở phạm vi rộng (cháy rừng ở Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, ở Việt Nam có thể kể đến vụ cháy rừng U Minh năm 2003…). Rừng bị tàn phá, tai họa trước mắt ta có thể nhìn thấy được là những trận lũ lụt ở rừng đầu nguồn gây sạt lở đất đá làm thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Chưa hết, lũ lụt còn đi liền với những trận đại hạn kéo dài làm cây cối chết khô tạo điều kiện cho cháy rừng lan nhanh hơn nữa! Hạn hán rồi lũ lụt, đó tiếp tục là nguyên nhân làm xói mòn, rửa trôi đất màu, đất mùn của nông nghiệp. Mặt đất đã như vậy, không khí và bầu trời cũng không được bình yên! Không khí là yếu tố sống còn của nhân loại: không khí trước hết cho con người khí oxi để thở và để sống. Nhưng không khí đang bị khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tấn công. Đó là khí thải từ các nhà máy công nghiệp, từ các phương tiện giao thông (xe máy, ô tô…) là các loại vi trùng vi khuẩn bị lây nhiễm từ rác thải. Không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra sự bùng phát của nhiều loại bệnh lây qua đường hô hấp như quai bị, ho lao, cúm… và đặc biệt gần đây là bệnh cúm H5N1. Không khí ô nhiễm nặng nề kéo theo sự suy sụp của cả trời xanh. Khí các-bô-níc quá nhiều tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên gây băng tan ở hai cực. Khí thải công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp sản xuất tủ lạnh) làm thủng tầng ôzôn khiến Trái Đất phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Mặt Trời là những tia tử ngoại, tia cực tím vô cũng nguy hại. Môi trường sống quanh ta, những người bạn thân thiết nhất đối với sự sống đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Bởi vậy, chúng ta hãy hành động vì môi trường bằng cách hạn chế những nguyên nhân hủy hoại môi trường. “Tổ quốc Việt Nam xanh ngát có sạch đẹp mãi được không? Điều đó tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn thôi!”.

21 tháng 2 2019

Bài này tớ tự viết =))

Các bạn có biết tại sao người ta lại treo những biển kêu gọi bảo vệ môi trường không?Đó là vì Trái đất của chúng ta đang dần dần trở thành ô nhiễm.Chỉ trong những năm gần đây nhiệt độ trên Trái đất đã dần dần tăng! Nếu bạn nói riêng và mọi người nói chung cứ tiếp tục vứt rác bừa bãi thì Trái đất sẽ tăng 50oC sẽ nhanh thôi! Con người vẫn đang tiếp tục xả rất nhiều rác thải ra môi trường khiến môi trường trở nên ô nhiễm. Xã Tam Hiệp của tôi tuy là xã nông thôn mới nhưng có rất nhiều bãi rác khắp nơi và được lên chuyển động 24h của đài truyền hình VTV. Chúng ta có thể thấy chỉ 1 hành động nhỏ của chúng ta cũng có thể làm ô nhiễm môi trường. Giả sử chúng ta vứt 1 cái túi bóng chúng ta coi đó là thứ nhỏ nhoi không ảnh hưởng gì,nhưng nếu 6 tỷ người trên thế giới mỗi ngày 1 cái túi bóng và xả ra đường thì Trái đất này khác gì 1 bãi rác đúng không nào? Ngày nay người ta phát minh và sản xuất rất nhiều xa điện và ô tô điện để tiết kiệm xăng và giúp xa đỡ thải ra khói bụi nữa. Nếu bạn bị ngửi mùi khói bụi thì cảm thấy thật khó chịu phải không nào? Nếu bạn thường đi nhà sách thì thấy bây giờ người ta ít sử dụng túi bóng vì sẽ làm ô nhiễm môi trường và thay đó sử dụng túi vải . Tôi có xem thời sự là người Mĩ thường sử dụng rất nhiều ống hút trong nhà hàng ở bang California và bây giờ chính phủ Mĩ cấm tất cả nhà hàng sử dụng ống hút vì sản xuất ống hút rất làm ô nhiễm môi trường và chỉ sử dụng 1 lần,rất gây lãng phí phải không? Người Nhật tuyên truyền bảo vệ môi trường bằng cách tạo 1 nhân vật tên là Earth-chan ( Trái đất-chan ) để tuyên truyền với fan anime và mọi người nói riêng . Môi trường có sức ảnh hưởng rất cao với sức khỏe chúng ta . Nếu môi trường bị phá hủy con người có thể bị tuyệt chủng trong tương lai . Vậy nên chúng ta phải bảo vệ môi trường .

21 tháng 2 2019

Chào bạn! Đây là nơi đăng bài hỏi đáp môn ngữ văn! Nếu bạn hỏi các bài toán thì bạn nên đăng mục hỏi đáp môn Toán để đc giải đáp nhé! :)

Đọc các văn bản sau và tìm hiểu việc triển khai các lí lẽ, dẩn chứng trong mỗi văn bản sau :1. CÓ HIỂU ĐỜI MỚI HIỂU VĂNVăn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cx pải sống mới hiểu được đời, mới hiểu đc văn. Không lịch lãm nhìu thì lm sao tưởng tượng đc những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay ? Không đau khổ nhìu thì lm sao thấu rõ đc những tình tiết kể...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và tìm hiểu việc triển khai các lí lẽ, dẩn chứng trong mỗi văn bản sau :

1. CÓ HIỂU ĐỜI MỚI HIỂU VĂN

Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cx pải sống mới hiểu được đời, mới hiểu đc văn. Không lịch lãm nhìu thì lm sao tưởng tượng đc những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay ? Không đau khổ nhìu thì lm sao thấu rõ đc những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo ?

Một thanh niên không ra tời miền bắc, dù có khiếu về văn chương, đọc hai câu :

Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ

Tre làng dăm bảo biếc trong sương

của Vũ Hoàng chương, hoặc câu :

Chiều xuống vàng hoe chợ mới tàn,

Gánh gồng chen chúc đợi sang ngang...

của Bàng Bá Lân, tuy nhận đc tài tả cảnh vật của hai nhà thơ đó, song tất ko thấy lòng rung động nhè nhẹ như những người đã sống ở đất bắc, và hễ lòng chưa rung động thì chưa gọi là hiểu hết đc cái hay của thơ.

Câu :

Hoa bưởi hoa rồi : đêm đã khuya.

của Xuân Diệu, về nghệ thuật xét ra thì chẳng có j đặc biệt cả, nhưng mỗi lần ngâm lên, tôi thấy thoang thoảng hoa bưởi ở đâu đây mà nhớ những đêm xuân ở miền bắc.

Bài Tràng giang của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, những pải đợi ts lúc tôi nằm trong một cái ghe bầu, lênh đênh trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, ms thấm đc hết cái buồn man mác của nó. Và ngày nay, mỗi lần qua đò Mĩ Thuận hay Vàm Cống, trông dòng sông đầy, băng băng chảy, cuốn theo những mảnh bèo, tôi đều bất giác ngâm lên những câu :

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông ko một chuyến đò ngang.

Ko cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

2. SỨC MẠNH CỦA ÂM NHẠC

Âm nhạc với những đường nét giai điệu trầm bổng, nhặt khoan đã có tác động tới nhiều mặt trong cuộc sống xung quanh ta.

Đời xưa, người ta đã gắn cho nghẹ thuật này một sức mạnh có tính chất huyền bí tới vạn vật xung quanh, nhưng ngày nay, bằng những thí nghiệm khoa học, người ta cũng đã ghi nhận được những tác dụng khá cụ thể. Sử dụng một loại âm nhạc nào đấy trên tàu đánh cá thì sẽ thu hút được cá kéo nhau chui vào lưới; sử dụng loại nhạc nào đó thì lượng sữa sẽ được nhiều hơn khi người ta vắt sữa bò; có loại cây phát triển nhanh khi ta cho phát một loại nhạc nào đấy ở khu vực trồng...

Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng âm nhạc trong các xí nghiệp, công trường để nâng cao năng suất lao động của công nhân [...] Ở Việt Nam ta, Viện Quân y 103 cũng đã bước đầu nghiên cứu sử dụng âm nhạc vào việc chữa bộnh và tìm được kết qủa tốt.

Tuy nhiên, tác dụng lớn lao nhất của âm nhạc mà không ai có thể phủ nhận được là hằng những âm thanh có tổ chức (tức là những bài ca, bản nhạc), thông qua thính giác mà tác động đến tư tưởng và tình cám của con người.

0
Phân loại ca dao tục ngữ:Câu 1:Thăng Long Hà Nội đô thànhNước non ai vẽ nên tranh họa đồCố đô rồi lại tân đôNghìn năm văn vật bây giờ là đây.Câu 2:Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ XươngMịt mù khói tỏa màn sươngNhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.Câu 3:Ai về thăm huyện Đông AnhGhé xem phong cảnh Loa Thành Thục VươngCổ Loa hình ốc khác thườngNgàn năm dấu...
Đọc tiếp

Phân loại ca dao tục ngữ:

Câu 1:

Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ

Cố đô rồi lại tân đô

Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.

Câu 2:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa màn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Câu 3:

Ai về thăm huyện Đông Anh

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương

Cổ Loa hình ốc khác thường

Ngàn năm dấu vết chiến trường còn đây.

Câu 4:

Long thành bao quản nắng mưa

Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...

Câu 5:

Trời cao biển rộng đất dày

Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.

Câu 6:

Đống Đa ghi để lại đây

Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.

Câu 7:

Nhớ ngày hăm ba tháng ba

Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê...

Câu 8:

Mỗi năm vào dịp xuân sang

Em về Triều Khúc xem làng hội xuân...

Câu 9:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Câu 10:

Ai qua phố Nhổn, phố La
Dừng chân ăn miếng chả pha thơm giòn

Câu 11:

Nhác trông lên chốn kinh đô
Kìa đền Quán Thánh, nọ hồ Hoàn Gươm.

Câu 12:

Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

Câu 13:

Bao giờ lấp ngã ba Chanh
Để ta gánh đá xây thành Cổ Loa.

Câu 14:

Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ Nhạc, có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh

Câu 15:

Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mũi chèo hoa
Lướt đi lướt lại như là bướm bay.

Câu 16:

Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây

Câu 17:

Ổi Quảng Bá, cá hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.

Câu 18:

Lụa này là lụa Cổ Đô
Chính tông lụa cống các cô ưa dùng.

Câu 19:

Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng, nẻo đường còn đây

Câu 20:

Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Quanh đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền

 

 

 

0
Phân loại ca dao tục ngữ:Câu 1:Thăng Long Hà Nội đô thànhNước non ai vẽ nên tranh họa đồCố đô rồi lại tân đôNghìn năm văn vật bây giờ là đây.Câu 2:Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ XươngMịt mù khói tỏa màn sươngNhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.Câu 3:Ai về thăm huyện Đông AnhGhé xem phong cảnh Loa Thành Thục VươngCổ Loa hình ốc khác thườngNgàn năm dấu...
Đọc tiếp

Phân loại ca dao tục ngữ:

Câu 1:

Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ

Cố đô rồi lại tân đô

Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.

Câu 2:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa màn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Câu 3:

Ai về thăm huyện Đông Anh

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương

Cổ Loa hình ốc khác thường

Ngàn năm dấu vết chiến trường còn đây.

Câu 4:

Long thành bao quản nắng mưa

Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...

Câu 5:

Trời cao biển rộng đất dày

Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.

Câu 6:

Đống Đa ghi để lại đây

Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.

Câu 7:

Nhớ ngày hăm ba tháng ba

Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê...

Câu 8:

Mỗi năm vào dịp xuân sang

Em về Triều Khúc xem làng hội xuân...

Câu 9:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Câu 10:

Ai qua phố Nhổn, phố La
Dừng chân ăn miếng chả pha thơm giòn

Câu 11:

Nhác trông lên chốn kinh đô
Kìa đền Quán Thánh, nọ hồ Hoàn Gươm.

Câu 12:

Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

Câu 13:

Bao giờ lấp ngã ba Chanh
Để ta gánh đá xây thành Cổ Loa.

Câu 14:

Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ Nhạc, có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh

Câu 15:

Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mũi chèo hoa
Lướt đi lướt lại như là bướm bay.

Câu 16:

Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây

Câu 17:

Ổi Quảng Bá, cá hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.

Câu 18:

Lụa này là lụa Cổ Đô
Chính tông lụa cống các cô ưa dùng.

Câu 19:

Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng, nẻo đường còn đây

Câu 20:

Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Quanh đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền

 

 

 

 

0
Phân loại ca dao và tục ngữ:Câu 1:Thăng Long Hà Nội đô thànhNước non ai vẽ nên tranh họa đồCố đô rồi lại tân đôNghìn năm văn vật bây giờ là đây.Câu 2:Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ XươngMịt mù khói tỏa màn sươngNhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.Câu 3:Ai về thăm huyện Đông AnhGhé xem phong cảnh Loa Thành Thục VươngCổ Loa hình ốc khác thườngNgàn năm...
Đọc tiếp

Phân loại ca dao và tục ngữ:

Câu 1:

Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ

Cố đô rồi lại tân đô

Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.

Câu 2:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa màn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Câu 3:

Ai về thăm huyện Đông Anh

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương

Cổ Loa hình ốc khác thường

Ngàn năm dấu vết chiến trường còn đây.

Câu 4:

Long thành bao quản nắng mưa

Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...

Câu 5:

Trời cao biển rộng đất dày

Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.

Câu 6:

Đống Đa ghi để lại đây

Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.

Câu 7:

Nhớ ngày hăm ba tháng ba

Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê...

Câu 8:

Mỗi năm vào dịp xuân sang

Em về Triều Khúc xem làng hội xuân...

Câu 9:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Câu 10:

Ai qua phố Nhổn, phố La
Dừng chân ăn miếng chả pha thơm giòn

Câu 11:

Nhác trông lên chốn kinh đô
Kìa đền Quán Thánh, nọ hồ Hoàn Gươm.

Câu 12:

Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

Câu 13:

Bao giờ lấp ngã ba Chanh
Để ta gánh đá xây thành Cổ Loa.

Câu 14:

Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ Nhạc, có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh

Câu 15:

Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mũi chèo hoa
Lướt đi lướt lại như là bướm bay.

Câu 16:

Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây

Câu 17:

Ổi Quảng Bá, cá hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.

Câu 18:

Lụa này là lụa Cổ Đô
Chính tông lụa cống các cô ưa dùng.

Câu 19:

Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng, nẻo đường còn đây

Câu 20:

Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Quanh đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền

 

 

 

0