K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2018

nhờ ý chí và chí thông minh của Lang Liêu

11 tháng 3 2018

Mở bài:

    + Lời nói là công cụ giúp con người chúng ta giao tiếp với nhau, làm cho người gần người hơn.

    + Dân gian đã đúc kết những câu nói rất hay về tầm quan trọng của lời nói như " Lời nói goi vàng", " Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."

Thân bài:

1. Nghĩa đen

    + Lời nói là chuỗi âm thanh do con người phát ra trong hoạt động giao tiếp.

    + Vàng là một thứ kim loại quý giá, được xem như là tài sản của con người.

    + Câu tục ngữ so sánh lời nói có giá trị như một thứ của cải, tài sản quý giá của con người.

2. Vì sao lời nói lại quý giá đến như vậy?

    + Lời nói trước hết là một phương tiên để đánh dấu một bước tiến hóa của loài người.

    + Nhờ có lời nói mà con người có thể diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân cho người khác biết mà không cần phải ghi chép mất nhiều thời gian.

    + Lời nói ra rất quan trọng. Nó có thể khiến một người thành công hay thất bại trong công việc.

Dẫn chứng: việc thuyết phục một đối tác kí hợp đồng phải cần có những lời nói khôn khéo và thuyết phục.

    + Lời nói còn là một thước đo trình độ văn hóa của con người. Sẽ chẳng ai đánh giá cao một con người ăn nói hàm hồ, thô tục. Ngược lại, một lời nói ngọt ngào, vừa lòng đẹp ý người nghe sẽ được đánh giá là một người có học thức, có văn hóa.

    + Người Việt Nam rất xem trọng lễ nghĩa, thế nên mỗi khi gặp nhau người ta thường chào hỏi nhau rất lịch sự: " Lời chào cao hơn mâm cỗ"

3. Chúng ta phải làm thế nào để phát huy giá trị của lời nói?

    + Lời nói là một thứ của cải vô giá của mỗi con người chúng ta mà không phải có tiền là mua được. Đó là một tài sản vô hình, không nhìn thấy được, không thể mua bán được; " Lời nói chẳng mất tiền mua"

    + Một lời nói ra thì không thể nào thu hồi lai được. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải cẩn thận trong việc phát ngôn : "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

    + Nói ra thì dễ nhưng nói thế nào cho vừa lòng đẹp ý người nghe là cả một nghệ thuật không phải tự nhiên mà có được, mà nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Người xưa thường dạy " Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần" quả không sai.

Kết bài: Hiểu được điều này, chúng ta phải có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ lúc còn nhỏ. Phải học cách ăn nói lịch sự văn minh, tránh cách ăn nói thô tục để làm vừa lòng bạn bè, ông bà, cha mẹ thầy cô và cả những người xung quanh mình.

11 tháng 3 2018

được chia làm 3 đoạn : 

đoạn 1 : ( từ đầu đến theo mùa sóng ở đâu ) : Cảnh đẹp cô tô sau khi bão đi qua 

Đoạn 2 : ( tiếp cho đến Là là nhịp cánh ) :Cảnh táng lệ và hùng vĩ của Cô tô vào buổi bình minh

đoạn 3 : ( còn lại ) : Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên Cô tô 

chúc bn hok tốt !!

11 tháng 3 2018

Bố cục. 3 phần :

1. Từ đầu đến « Mùa nóng ở đây » : Toàn cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão.

2. Tiếp đó đến « nhịp cánh » : Miêu tả cảnh mặt trời lên trên biển.

3. Phần còn lại : Sinh hoạt của những ngư dân quanh các giếng nước ngọt.

chúc em học tốt

 

11 tháng 3 2018

Bài làm

Lúc nhỏ bà thường hay dạy em phải thương yêu mẹ vì mẹ là người hi sinh vì em nhiều nhất. Lớn lên em mới hiểu người mà em yêu thương nhất cũng chính là mẹ.

Em thuộc rất nhiều bài hát và bài thơ ca ngợi mẹ nhưng có lẽ không thể nói hết những tình cảm mà mẹ dành cho em. Ngày trước khi mẹ là một cô giáo trẻ trung và xinh đẹp. Mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng lại sở hữu dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh và dáng đi nhẹ nhàng. Mái tóc mẹ dài mượt mà như những cô tiên trong truyện cổ. Em cứ ngắm mãi ảnh cưới của mẹ với cha ngày trước. Mẹ cười xinh xắn khoe chiếc cằm chẻ duyên dáng và đôi đồng điếu. Ba nói với em ngày trước cũng vì đôi đồng điếu này mà ba có có cảm tình với mẹ ngay cái nhìn đầu tiên. Thế mà cô tiên trẻ trung của em lại trở thành một người mẹ giản di, bình thường. Ngày sinh em ra mẹ phải nghỉ việc đi dạy, công việc mẹ rất yêu thích để chăm sóc em. Em hay ốm nên không thể nhờ ai chăm hộ. Ba đi làm cả tuần mới về, mẹ gồng gánh mọi chuyện. Thế nên chỉ vài năm mẹ đã già đi rất nhiều. Bây giờ nhìn mái tóc ngắn ngang vai em thấy thương mẹ vô cùng. Trán mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, đôi mắt quầng đen vì nhiều đêm thức trắng. Gương mắt trắng trẻo ngày xưa giờ trở nên xanh xao và có nhiều vết nám. Mẹ không có thời gian để chăm sóc cho bản thân vì phải chăm lo cho hai con và cả gia đình. Duy chỉ có nụ cười tươi là không thay đổi. Mẹ vẫn giữ tính lạc quan nên mọi người rất thích bên cạnh mẹ. Dù có khó khăn mẹ vẫn cười và động viên mọi người cố gắng.

Mẹ là người phụ nữ gia đình và làm nội trợ nhưng em luôn tự hào về mẹ. Ai quan tâm đến mẹ mình sẽ hiểu được người nội trợ rất quan trọng và không có công việc nào cao cả hơn thế. Nếu không nhờ bàn tay chăm sóc của mẹ, ông bà em đã không khỏe mạnh thế. Ba cũng không yên lòng để đi công tác. Hai chị em em không thể lớn khôn và đầy đủ. Mẹ không thích nói lời ngọt ngào nhưng lại sống rất tốt bụng. Mẹ sẵn sàng giúp đở người khác mà không cần họ trả ơn. Cạnh nhà em có một gia đình nghèo, hai cô chú ấy phải đi làm suốt ngày để nuôi con. Đứa bé chưa lên 1 tuổi đã phải xa mẹ. Mẹ em hiểu cô chú ấy không có nhiều tiền đểu gửi con nên nhận giữ và chăm sóc bé ấy mà không lấy bất cứ khoản tiền nào. Cô chú biết ơn mẹ và rất kính trọng mẹ.

Mẹ là món quà quý báu nhất mà cuộc sống này dành riêng cho em. Em không thể nói hết tình cảm và sự biết ơn em dành cho mẹ. Em chỉ biết hứa với bản thân là ngoan ngoãn, cố học để khiến mẹ mãi vui như bây giờ.

~Hok tốt~

11 tháng 3 2018

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.

11 tháng 3 2018

   "Chuyện người con gái Nam Xương" rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục", áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16. Một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút".

Truyện kể lại môt câu chuyện truyền kì có nhiều yếu tố hoang đường lưu truyền trong dân gian về bi kịch gia đình ở Nam Xương có dòng sông Hoàng Giang vào cuối thế kỉ 14, đầu thế kỉ 15, một thời loạn lạc, đầy biến động.

Nhân vật Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng thương đó có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Tên của nàng là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, thuộc phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay. Xuất thân trong một gia đình "kẻ khó", nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp". Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú "mến vì dung hạnh" đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính "đa nghi", nàng đã "giữ gìn khuôn phép" không để xảy ra cảnh vợ chồng phải "thất hòa", sống giũa thời loạn lạc Trương Sinh phải tòng quân đi chinh chiến ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng "được hai chữ bình yên": nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ... Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi  công danh phù phiếm ở đời. Những năm tháng xa cách, Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "... mỗi  khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được".

Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:

... "Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong..."

(Chinh phụ ngâm)

Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.

Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

11 tháng 3 2018

Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lại thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn NguyễnTuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ .

Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao trùm cả mặt biển , không nom thấy đảo xa chỉ thấymột màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt nhưmột bản tình ca không lời bất tận.

Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả nhữngngười dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao.Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển. Nước biển lại sóng sánh đổi màu, Một màu thật tuyệt.

Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đặm đà. Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt , lấy nước ngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày.Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ hết. Màu xanh của da trời , hòa quyện cùng màu xanh củanước biển tạo thành một màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô.Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muôn thuở, thỉnh thoảng lại xô bờ cát bọt tung trắng xóa.

Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như một bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô.

11 tháng 3 2018

Trả lời

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh  rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả ttrứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mám bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửtig hồng ". Những so sánh thật bất ngờ, thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng sau đây thì mới thực sự tài hoa ‘Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực rỡ “đò hồng, bạc, ngọc trai”; chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, đường bệ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.

~Hok tốt~

11 tháng 3 2018

Tại vì trời mưa / nên em đi học muộn

cặp quan hệ từ : tại vì .... nên....

trời mưa là chủ ngữ; em đi học muộn là vị ngữ

Kiểu cấu tạo câu: Câu cụ thể Câu có một cụm C – V:- “Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp” 
 

Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn. -Tôi quên thế nào được… .

Các cụm C-V không bao chứa nhau.: - “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”. 
\(\Rightarrow\)- Câu ghép là câu có hai hoặc nhiều cụm C-V không bao nhau. 

 

10 tháng 3 2018

Thể thơ bốn chữ giàu chất dân gian, nhịp thơ nhanh phù hợp với lối kể chuyện,sử dụng nhiều từ láy có tác dụng gợi hình và giàu âm điệu;giúp tác giả bộc lộ cảm xúc dễ dàng (cảm phục và mến thương đối với Lượm).

10 tháng 3 2018

Mình nha! Mình cũng đang buồn mà lại còn thiếu bạn bè nữa

10 tháng 3 2018

mk nữa. mới chơi nên ko có bn chơi nek buồn đứt ruột

10 tháng 3 2018

                                                        Buổi học cuối cùng

 Câu 1 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Phổ.

- Tên tác phẩm: có nghĩa là buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.

Câu 2 (trang 54 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Truyện được kể theo lời nhân vật Phrang, ngôi thứ nhất

- Các nhân vật khác trong truyện: bác phó rèn Oát-sto, các cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái thầy giáo, học sinh

- Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt bốn mươi năm, người thể hiện tình yêu nước pháp bằng cả tấm lòng.

Câu 3 (trang 49 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Vào sáng diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrang nhìn thấy điều khác lạ:

   + Có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị

   + Trường học không ồn ào như thường ngày mà “bình lặng”

   + Không khí trong lớp trang trọng, Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng không giận dữ

   + Có thêm cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp

=> Báo hiệu buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, điều được niêm yết ở trụ sở xã

Câu 4 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Đối với việc học tiếng Pháp, Phrang rất ngại, chú bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ

- Khi không thuộc bài, Phrang rất ân hận

   + Cậu bé ước có thể đọc tiếng Pháp “thật to, dõng dạc, không vi phạm một lỗi nào”

   + Cậu cảm thấy cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”

   + Thấy bài giảng của thầy dễ hiểu, cậu yêu mến thầy nghiêm khắc Ha-men

=> Buổi học cuối cùng đã khiến cho Phrang thay đổi hoàn toàn thái độ, tình cảm và suy nghĩ: ham thích học tiếng Pháp hơn.

Câu 5 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:

   + Trang phục: mặc bộ lễ phục

   + Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần

   + Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp.

   + Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”

=> Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

Câu 6 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Một số câu văn trong truyện có sử dụng biện pháp so sánh:

   + Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào... như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.

   + … dân làng ngồi lặng lẽ… và nhiều người khác nữa.

   +…, chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói… chìa khóa chốn lao tù.

   + Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.

   +…, chúng ta đang cặm cụi vạch… đó cũng là tiếng Pháp.

=> Những câu so sánh này khiến cho sự biểu đạt cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt tình cảm, tư tưởng sâu sắc của tác giả.

Câu 7 (trang 55 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ… chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”

- Đây là câu nói của người yêu tiếng Pháp- tiếng mẹ đẻ như chính hơi thở, nguồn sống

- Khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc

- Còn giữ vững tiếng nói là còn hy vọng đấu tranh giành lại tự do

- Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện rõ rệt, sâu sắc của lòng yêu nước.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Tóm tắt

   Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

Câu 2: Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,… của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men).

   Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,... của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng.