K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ 12 PHẦN I: ĐỌC HIỂU  Đọc bài thơ sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:  TỪ ẤY. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ  Mặt trời chân lí chói qua tim :  Hồn tôi là một vườn hoa là  Rất đậm hương và rộn tiếng chim...  Tôi buộc lòng tôi với mọi người  Để tình trạng trải với trăm nơi  Để hồn tôi với bao hồn khổ  Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời  Tôi đã là con của vạn nhà  Là em của...
Đọc tiếp

ĐỀ 12

PHẦN I: ĐỌC HIỂU 

Đọc bài thơ sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới: 

TỪ ẤY.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ 

Mặt trời chân lí chói qua tim : 

Hồn tôi là một vườn hoa là 

Rất đậm hương và rộn tiếng chim... 

Tôi buộc lòng tôi với mọi người 

Để tình trạng trải với trăm nơi 

Để hồn tôi với bao hồn khổ 

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời 

Tôi đã là con của vạn nhà 

Là em của vạn kiếp phôi pha 

Là anh của vạn đầu em nhỏ 

Không áo cơm cù bất cù bơ... 

(Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003)

Câu 1. Nêu chủ đề của bài thơ. 

Câu 2. Từ bài thơ, hãy nêu nhận xét của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ. 

Câu 3. Chỉ ra và phân tích giá trị thẩm mĩ của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ mà em thích nhất. 

Câu 4. Em có đồng ý với lẽ sống của nhân vật trữ tình trong khổ sau không? Vì sao? Hãy liên hệ lẽ sống đó với xã hội ngày nay. 

Tôi buộc lòng tôi với mọi người 

Để tình trạng trải với trăm nơi 

Để hồn tôi với bao hồn khổ 

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời 

PHẦN II. VIẾT 

Câu 1: Viết đoạn văn ( 200 chữ) trình bày những việc cần làm để thể hiện trách nhiệm với đát nước?

Câu 2. Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bà lái đò (Nguyễn Công Hoan).

                                                                BÀ LÁI ĐÒ

Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy. Chà, chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái: Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên thuyền. Một người đàn bà ngoại bốn mươi, ngồi cạnh một thằng bé chừng tám chín tuổi, hướng mặt ra sông, đang vót tre bằng con dao nhọn. 

Thấy tiếng động, người ấy quay nhìn chúng tôi và có ý hớt hải, thu xếp các thứ rồi một tay cầm dao, một tay dắt con, nhảy xuống thuyền. Bà ta lay nhố vội vàng cải sào cắm chặt vào bùn, rồi đẩy mạnh chiếc thuyền nan. 

Con thuyền chổng mũi lên trời, vỗ sóng đành đạch, nhảy chồm ra xa. Nhưng không hiểu sao tự nhiên nó quay lại ghé vào bờ. 

Đồng chí Việt Nam muốn chừng hiểu ý, nói: 

- Bà cho chúng tôi sang sông với chứ. Sáu người chở không nặng lắm đâu. 

- Vâng, cháu ghé vào chỗ khô để các ông khỏi lấm giầy.

0
24 tháng 12

Phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam là nét đẹp văn hóa truyền thống, phản ánh tinh thần đoàn kết và bản sắc dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều phong tục như Tết Nguyên Đán, giỗ tổ, và lễ hội dân gian vẫn được giữ gìn và phát huy, thể hiện lòng tôn kính tổ tiên và giá trị cộng đồng. Tuy nhiên, một số phong tục đang mai một hoặc bị biến tướng do ảnh hưởng của lối sống hiện đại và hội nhập quốc tế. Vì vậy, mỗi người cần ý thức giữ gìn và truyền lại những giá trị tốt đẹp, đồng thời điều chỉnh những tập quán không còn phù hợp, để bản sắc văn hóa Việt Nam luôn trường tồn.

 Danh sách thành viên đạt giải thưởng tuần III tháng 12 năm 2024 Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của Olm. Mừng ngày chúa giáng sinh, Hãy mở lòng và đón nhận những điều tốt đẹp nhất vì cô chắc rằng nó sẽ tới với các bạn. Nhất là những bạn có tên trong danh sách dưới đây. Hãy cùng nhau đua top bằng cách trả lời câu hỏi, giúp đỡ các bạn khác trên diễn đàn, tham gia các sự kiện của Olm. Để...
Đọc tiếp

 Danh sách thành viên đạt giải thưởng tuần III tháng 12 năm 2024

Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của Olm. Mừng ngày chúa giáng sinh, Hãy mở lòng và đón nhận những điều tốt đẹp nhất vì cô chắc rằng nó sẽ tới với các bạn. Nhất là những bạn có tên trong danh sách dưới đây. Hãy cùng nhau đua top bằng cách trả lời câu hỏi, giúp đỡ các bạn khác trên diễn đàn, tham gia các sự kiện của Olm. Để nhận thưởng, các em làm các yêu cầu sau: 

Bình luận thứ nhất: Em đăng kí nhận giải thưởng:.......(tên giải thưởng)

Bình luận thứ hai: Em đăng kí nhận thưởng bằng:..... (xem danh sách )

(hai bình luận/ 1 giải thưởng)

Sau đó chat với cô qua Olm cung cấp số tài khoản ngân hàng, tên ngân hàng, chủ tài khoản để nhận thưởng.

Hạn nhận thưởng đến 24 giờ ngày 26 tháng 12 năm 2024. Sau thời gian này giải thưởng sẽ không còn hiệu lực. 

 

105
DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
24 tháng 12

Em đăng kí nhận giải thưởng thành viên đạt giải của HTGD chất lượng cao olm tháng 12 ạ!

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
24 tháng 12

Em đăng kí nhận thưởng bằng thẻ cào và gp ạ!

Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.

Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.

Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Mẹ tôi hỏi: “Thư đâu?”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Ôi, con mình viết chữ đẹp quả! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?” Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lả, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt.

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.

tick cho mik

23 tháng 12

Truyện ngắn "Bố tôi" của Nguyễn Ngọc Thuần là một tác phẩm đầy cảm xúc, khắc họa tình cảm sâu sắc giữa cha và con. Qua câu chuyện, tác giả đã truyền tải những thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương, sự hy sinh và lòng kiên nhẫn của người cha dành cho con mình.

Trước hết, hình ảnh người cha trong truyện hiện lên với sự giản dị nhưng đầy tình cảm. Ông luôn mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần để nhận thư của con. Hành động này thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương vô bờ bến của ông dành cho con. Dù không biết chữ, ông vẫn cố gắng mở thư, xem từng con chữ và chạm vào chúng như thể đang chạm vào chính con mình. Điều này cho thấy sự gắn kết mạnh mẽ giữa hai cha con, dù khoảng cách địa lý có xa xôi.

Bên cạnh đó, sự hy sinh của người cha cũng được thể hiện rõ nét. Ông không ngại khó khăn, gian khổ từ núi đồi hiểm trở để xuống đồng bằng nhận thư của con. Sự hy sinh này không chỉ là về mặt vật chất mà còn là về mặt tinh thần. Ông luôn giữ gìn những lá thư của con như những báu vật, dù không hiểu nội dung nhưng ông vẫn cảm nhận được tình cảm của con qua từng nét chữ. Điều này cho thấy tình yêu thương của ông không cần lời nói, mà được thể hiện qua những hành động nhỏ nhặt nhưng đầy ý nghĩa.

Ngoài ra, truyện còn khắc họa sự kiên nhẫn và lòng tin của người cha. Dù không biết chữ, ông vẫn tự tin rằng mình hiểu được những gì con viết. Sự kiên nhẫn này không chỉ thể hiện qua việc ông cẩn thận mở thư, xem từng con chữ mà còn qua việc ông giữ gìn những lá thư như những kỷ vật quý giá. Điều này cho thấy ông luôn tin tưởng vào con mình và luôn dõi theo từng bước đi của con.

Cuối cùng, truyện ngắn "Bố tôi" còn gửi gắm thông điệp về sự tiếp nối và ảnh hưởng của người cha đối với cuộc đời con. Dù người cha đã mất, nhưng hình ảnh và tình yêu thương của ông vẫn luôn đồng hành cùng con trên mọi nẻo đường. Điều này cho thấy tình cảm gia đình là một nguồn động lực mạnh mẽ, giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Tóm lại, "Bố tôi" của Nguyễn Ngọc Thuần là một truyện ngắn đầy cảm xúc, khắc họa tình cảm sâu sắc giữa cha và con. Qua câu chuyện, tác giả đã truyền tải những thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương, sự hy sinh và lòng kiên nhẫn của người cha, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tình cảm gia đình trong cuộc sống.

ĐỀ 1. I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau: (Tóm tắt đoạn trước: Trên đường về nhà thăm cha mẹ, Kiều Nguyệt Nga gặp bọn cướp Phong Lai được Lục Vân Tiến cứu. Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không được, đem lòng thù...
Đọc tiếp

ĐỀ 1.

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau:

(Tóm tắt đoạn trước: Trên đường về nhà thăm cha mẹ, Kiều Nguyệt Nga gặp bọn cướp Phong Lai được Lục Vân Tiến cứu. Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không được, đem lòng thù oán, tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua)

Hai mươi nay đã đến ngày,
Các quan bảo hộ đưa ngay xuống thuyền.
Nguyệt Nga vội khiến Kim Liên,
Lên mời thân phụ xuống thuyền xem qua.
Công rằng: "Thật dạ xót xa,

Con đừng bịn rịn cho cha thảm sầu".
Nàng rằng: "Non nước cao sâu,
Từ đây xa cách khôn hầu thấy cha.
Thân con về nước Ô-qua
(1),
Đã đành một nỗi làm ma đất người

Hai phương nam bắc cách vời,
Chút xin gởi lại một lời làm khuây.
Hiu hiu gió thổi ngọn cây,
Ấy là hồn trẻ về rày thăm cha".
Kiều công lụy ngọc nhỏ sa,

Các quan ai nấy cũng là đều thương.
Chẳng qua việc ở quân vương,
Cho nên phụ tử hai đường xa xôi.
Buồm trương thuyền vội tách vời,
Các quan đưa đón ngùi ngùi đứng trông.
               

Mười ngày đã tới ải Đồng(2),
            Minh mông (3) biển rộng đùng đùng sóng xao.
  Đêm nay chẳng biết đêm nào

      Bóng trăng vằng vặc bóng sao mờ mờ.

                                                   Trên trời lặng lẽ như tờ,

                                          Nguyệt Nga nhớ nỗi tóc tơ(4)  chẳng tròn.
                                               Than rằng: "Nọ nước kìa non,
                                          Cảnh  thời thấy đó, người còn về đâu?"
                                               Quân hầu đều đã ngủ lâu,
                                          Lén ra mở bức rèm châu(5)  một mình:

                                              "Vắng người có bóng trăng thanh,
                                       Trăm năm xin gửi chút tình lại đây.
                                                 Vân Tiên anh hỡi có hay?
                                         Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng".
                                                 Than rồi lấy tượng vai mang,       

                                       Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay.
(Trích Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu, trong Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập I, NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1980)​

Chú thích:                                                                   
(1) Ô Qua: tên ngầm chỉ giặc Qua Oa ở bể vào cướp phá miền Châu Đốc, Hà Tiên

(2)  Ải Đồng: cửa ải Đồng Quan.

(3) Minh mông: Mênh mông (phát âm theo tiếng miền Nam)

(4) Tóc tơ: kết tóc xe tơ, tức là nói đến tình nghĩa vợ chồng.

(5) Rèm châu:bức rèm có kết hạt ngọc, chỉ chung loại rèm quý.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm) Văn bản trên kể về việc gì?

Câu 2 (1,0 điểm) Chỉ ra một số hình ảnh thơ tả cảnh thiên nhiên và câu thơ diễn tả hành động của Kiều Nguyệt Nga từ câu 1485 đến câu 1900 trong văn bản trên.

Câu 3 (0,5 điểm) Phân tích tác dụng của lời dẫn trực tiếp trong câu sau:

Than rằng: "Nọ nước kìa non,
Cảnh thời thấy đó, người còn về đâu?

 Câu 4 (1,0 điểm) Xác định chủ đề của văn bản và phân tích các căn cứ giúp em xác định chủ đề đó.

Câu 5 (1,0 điểm) Từ văn bản, cho biết tình cảm của của Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên đã tác động tới suy nghĩ, tình cảm của em như thế nào?

0