K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2024

Câu B "Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan" có vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị

26 tháng 12 2024

Trong cuộc đời mỗi người, chắc hẳn ai cũng có những ấn tượng đặc biệt về một sự kiện nào đó đã diễn ra trong cuộc sống. Những sự kiện ấy không chỉ để lại những kỉ niệm khó quên mà nó còn gắn liền với những cảm xúc, tâm trạng. Bởi vậy mà mỗi khi ta nhớ về những sự việc đã xảy ra đó thì chúng ta cũng là một lần ta sống lại trong những kí ức xưa. Sự kiện quan trọng hay đáng nhớ của mỗi người có sự khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh, ấn tượng cũng như cảm nhận của mỗi cá nhân. Đối với em, những kỉ niệm đáng nhớ không có gì to lớn mà đó chỉ là những mẩu chuyện mà em cảm thấy thú vị đã xảy ra trong cuộc sống của mình.

Sự việc đã xảy ra khiến cho em nhớ mãi, đó chính là lần đầu tiên em có ý thức học bài thực sự, cảm hứng ấy đến vô cùng tự nhiên, và nó cũng mang lại cho em kết quả tốt khiến cho em nhớ mãi không quên. Cảm hứng học của em có lẽ đến khá ngẫu nhiên và bất ngờ, nó xảy ra vào thời điểm mà em cũng không thể lường trước được. Sự bất ngờ trong hoàn cảnh khiến cho em có nguồn cảm hứng thực sự, và khi ta có đam mê, có thể dùng đam mê ấy để tự làm một điều gì đó thì thật tuyệt vời.

Em còn nhớ rất rõ, đó là vào năm học cấp hai của em, mặc dù rất ghét môn ngữ văn nhưng trên đường đi học, nhìn ngắm cảnh đất trời sau cơn mưa thì bỗng dưng em lại nhớ về những hình ảnh thấp thoáng đâu đó trong bài thơ mình đã từng học, những từ ngữ trong đầu em lúc ấy đã kết hợp lại với nhau nhanh và chính xác đến mức em cũng không thể ngờ được. Bài thơ em mới đọc một lần trên lớp, về nhà không đọc lại và cũng không hề có bất cứ một ấn tượng nào bỗng nhiên được em đọc thuộc lòng, cảm giác của em lúc ấy ngỡ ngàng có, vui sướng hân hoan cũng có, mang lại cho em cảm giác em vừa thực hiện được một cái gì đó lớn lao lắm.

Em rất thích học toán và những môn khoa học tự nhiên, nhưng em lại học kém môn ngữ văn bởi em không tìm được niềm đam mê ở môn học này. Môn ngữ văn trong ấn tượng của em lúc bấy giờ là một môn học nhiều lí thuyết, thiếu tính ứng dụng và không thể thực tế với đời sống như môn học tự nhiên. Do đó em không thích học ngữ văn, những tiết học bài trên lớp em có cảm giác như thời gian bị kéo dài ra gấp đôi, cô giáo dù giảng rất nhiệt tình, hăng say nhưng em vẫn không thể cảm nhận được cái hay của bài.

Việc học tập môn ngữ văn của em trên lớp chỉ mang hình thức đối phó, miễn là qua môn. Trước những bài kiểm tra miệng, em thường học thuộc như một cái máy, đọc xong nhưng không có ấn tượng gì, và dù đọc thuộc lúc kiểm tra nhưng chỉ vài ngày sau những từ ngữ trong câu thơ cũng rơi rụng dần. Những bài thơ mà em thuộc thực sự rất ít ỏi. Nhưng cho đến một ngày, mọi ấn tượng về môn ngữ văn của em đều thay đổi, đó đều là do sự tác động bởi khung cảnh mà em bắt gặp khi đến trường.

Đó là một buổi chiều ngày thứ sáu, sở dĩ em nhớ được ngày bởi hôm ấy có hai tiết văn của cô giáo chủ nhiệm. Em vốn không thích học văn nên buổi hôm nào có tiết văn đều làm cho em chán nản, áp lực. Hơn nữa, buổi trưa hôm ấy trời mưa như trút nước, bầu trời giăng mây đen bao phủ cả bầu trời, những cơn gió rít lên từng hồi làm những hàng cây nghiêng ngả. Em đang thầm vui mừng vì nếu mưa to như vậy thì buổi chiều em có lí do để nghỉ học, và điều quan trọng nhất là em sẽ không phải học hai tiết văn. Tuy nhiên, chỉ tầm một giờ sau thì cơn mưa tạnh hẳn, bầu trời trong xanh trở lại, em nén nỗi thất vọng trong một tiếng thở dài đầy chán nản.

Trên đường đi học, em lo lắng bởi hôm nay em chưa học bài về nhà, nếu như bị kiểm tra chắc chắn em sẽ bị phê bình. Nhưng quang cảnh sau mưa thật đẹp, trời quang gió hiu hiu thổi, mặt đường có nước mưa rội qua trơn bóng lấp lánh dưới ánh sáng của bầu trời, dòng nước trên những con rạch thì lặng lẽ chảy, khung cảnh yên bình xung quanh khiến cho em quên đi nỗi lo bài cũ. Trong đầu em lúc ấy chợt hiện lên những câu thơ rời rạc, đất trời, núi rừng, và sau đó em tự nhiên có thể đọc thuộc được một đoạn thơ mà em chưa bao giờ nghĩ là mình có thể làm được;

“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

Thật sự là rất ngẫu nhiên và tình cờ, trước khung cảnh tươi đẹp của vạn vật sau mưa đã khiến cho em nhớ lại và đọc thuộc được những câu thơ mà em từng cho rằng chúng rất hóc búa. Và kết quả là buổi kiểm tra hôm ấy em có thể đọc trọn vẹn khổ thơ này, cô giáo đã tuyên dương em trước cả lớp và cho em điểm chín khiến cho em rất vui mừng. Em chợt nhận ra môn văn cũng rất thú vị, không hề nhàm chán như em từng nghĩ.

Đây bạn nhé, nhớ tick cho mk:)

26 tháng 12 2024

Đối với mỗi người, gia đình là điểm tựa vững chắc nhất. Bởi ở đó, chúng ta có những người thân yêu. Với tôi, bố là người tôn kính và yêu thương nhất.

Năm nay, bố tôi đã bước sang tuổi 46. Bố có dáng vẻ cao và hơi gầy. Khuôn mặt vuông vức. Mái tóc cắt ngắn đã có một số sợi bạc. Làn da đen đúc do công việc vất vả. Tôi thích nhất là đôi bàn tay của bố. Đôi bàn tay to lớn, chai sần nhưng tràn đầy ấm áp. Đó là đôi bàn tay đã vất vả lao động để nuôi dưỡng gia đình.

Bố tôi là một kỹ sư. Công việc của bố khá căng thẳng. Mỗi ngày, bố phải đi công trình giám sát. Dù trời mưa hay nắng, bố vẫn đi làm. Bố có vẻ khó tính và nghiêm khắc. Nhưng bố cũng rất chu đáo. Bố đã dạy cho tôi nhiều điều quý giá. Khi tôi sai lầm, bố thường nghiêm túc nhắc nhở, nhưng không bao giờ la mắng. Mỗi khi rảnh rỗi, bố sẽ dẫn tôi và mẹ đi chơi. Bố cũng rất giỏi nấu ăn. Món ăn yêu thích của tôi là sườn xào chua ngọt của bố. Nhờ bố, tôi đã học được cách sống độc lập và ngoan ngoãn hơn.

Dù không nhẹ nhàng như mẹ, nhưng bố vẫn biểu hiện tình yêu thương một cách đặc biệt. Một lần, khi mẹ đi công tác xa nhà, tôi ốm. Bố đã chăm sóc tôi rất chu đáo. Bố nấu cháo và giúp tôi uống thuốc. Khi mẹ trở về, tôi đã bình phục hoàn toàn. Thời gian trôi qua, bố ngày càng già hơn. Mỗi khi bố về nhà từ công việc, tôi thấy bố mệt mỏi hơn. Tôi yêu quý bố và mong rằng bố sẽ luôn khỏe mạnh. Với tôi, bố là một người cha tuyệt vời và đáng tự hào.

Người cha thật sự luôn dành cho con tình yêu đặc biệt. Vì vậy, chúng ta phải luôn trân trọng và yêu quý bố. Tôi cũng vậy.

Bài văn mẫu số 3

Thời thơ ấu của tôi gắn bó với ông nội. Đối với tôi, ông là người thân yêu và được kính trọng nhất.

Ông nội của tôi đã bước sang tuổi 74. Nhưng ông vẫn rất tỉnh táo. Gương mặt của ông phúc hậu và hiền lành. Râu dài của ông đã bạc. Đôi mắt sáng như sao trên bầu trời. Bàn tay của ông đã trải qua nhiều năm tháng.

Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông yêu thương con cháu mình. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn rất mạnh mẽ. Mọi người đều yêu quý và kính trọng ông.

Khi còn nhỏ, vì bố mẹ bận rộn, ông nội đã chăm sóc tôi. Ngày đầu tiên đi học, ông cũng là người đưa tôi đến trường. Mỗi lần ông đều dành những món quà và bánh ngọt cho tôi. Tình thương của ông dành cho tôi thật lớn.

26 tháng 12 2024
Tản văn
  • Khái niệm: Tản văn là một thể loại văn xuôi ngắn gọn, có tính chất trữ tình, thường thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về cuộc sống, con người và vạn vật.
  • Đặc trưng:
    • Tự do: Tản văn không bị gò bó bởi bất kỳ khuôn mẫu nào, có thể kết hợp nhiều yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
    • Trữ tình: Tản văn thường sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, âm thanh, giàu cảm xúc để tạo nên những ấn tượng sâu sắc.
    • Chấm phá: Tản văn thường tập trung vào những khoảnh khắc, những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống để gợi mở, suy ngẫm.
    • Cái tôi cá nhân: Tản văn thường thể hiện rõ nét cái tôi của tác giả, những quan niệm, suy nghĩ riêng của họ.
  • Ví dụ: Các tác phẩm của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Nguyễn Quang Sáng...
Tùy bút
  • Khái niệm: Tùy bút là một thể loại văn xuôi kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm, thường có yếu tố trữ tình và triết lý.
  • Đặc trưng:
    • Kết hợp nhiều yếu tố: Tùy bút không chỉ miêu tả, kể chuyện mà còn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về những vấn đề của cuộc sống.
    • Tính chất ghi chép: Tùy bút thường có tính chất ghi chép lại những điều tác giả quan sát, trải nghiệm.
    • Cấu trúc linh hoạt: Tùy bút không có một cấu trúc cố định, có thể tự do chuyển đổi giữa các đoạn văn, các chủ đề.
    • Tính triết lý: Tùy bút thường chứa đựng những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống, con người.
  Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu dưới đây: KHOẢNG LẶNG Một buổi sáng, tôi thức dậy với một tâm trạng nặng nề và chán nản: cuộc sống chẳng dành cho tôi chút ưu ái nào! Trên xe buýt, tôi đưa mắt nhìn qua băng ghế đối diện. Một cô bé có khuôn mặt xinh xắn và ánh mắt sáng ngời khẽ gật đầu chào tôi với nụ cười rạng rỡ. Khi xe đến trạm cuối cùng, mọi người...
Đọc tiếp
 

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu dưới đây:

KHOẢNG LẶNG

Một buổi sáng, tôi thức dậy với một tâm trạng nặng nề và chán nản: cuộc sống chẳng dành cho tôi chút ưu ái nào!

Trên xe buýt, tôi đưa mắt nhìn qua băng ghế đối diện. Một cô bé có khuôn mặt xinh xắn và ánh mắt sáng ngời khẽ gật đầu chào tôi với nụ cười rạng rỡ. Khi xe đến trạm cuối cùng, mọi người nhanh chân bước xuống, chỉ riêng cô bé lê từng bước. Tôi bất giác nhìn lại và bàng hoàng nhận ra, cô bé đang phải di chuyển rất khó nhọc bằng đôi nạng gỗ.

Sau một ngày làm việc căng thẳng, tôi tranh thủ ghé vào tiệm tạp hóa để mua thực phẩm, một cậu bé chừng mười tuổi đang giúp mẹ bán hàng. Cậu nghiêng đầu mỉm cười khi trao cho tôi túi hàng đã được buộc chặt. Trước khi bước ra, tôi âu yếm xoa đầu và hỏi tên. Cậu bé chỉ lắc đầu quầy quậy rồi đưa mắt nhìn mẹ như muốn nói điều gì.

- Cháu nó không nói được cô ạ … - Người mẹ hạ giọng trả lời thay con.

Khi băng qua đường, tôi bắt gặp một cậu bé đang đứng khép mình nơi góc tường, mắt chăm chú dõi theo những đứa trẻ khác chơi đùa trên hè phố, rồi khúc khích cười theo. Tôi đến bên cạnh và hỏi :

- Sao cháu không cùng chơi với các bạn?

Cậu bé không trả lời, đôi mắt vẫn hướng về phía trước. Tôi chợt nhận ra cậu không thể nghe được lời tôi nói …

Bây giờ, tôi mới nhận ra mình mới thật là diễm phúc vì được cuộc sống ban tặng một cơ thể lành lặn và khỏe mạnh.

Tôi tự nhủ sẽ sống thật xứng đáng với những điều may mắn mà cuộc sống đã ban tặng.

Trong hành trình đầy thử thách của cuộc đời, tôi và các bạn, tất cả chúng ta đều luôn phải đối mặt với những khó khăn. Hãy sẵn sàng đón nhận những gì cuộc sống mang đến và cố gắng vượt qua mọi thử thách. Hãy tin yêu và đón nhận cuộc sống này bằng tâm hồn lạc quan và niềm tin mãnh liệt như những cô bé, cậu bé đáng yêu kia.

Hôm nay, những cô bé, cậu bé ấy đã cho tôi một bài học về giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống mà tôi may mắn có được.

(Phớt Niu, Theo Hạt giống tâm hồn)

11:Từng nhân vật được tác giả nhắc đến trong văn bản có bất hạnh riêng như thế nào?Việc gặp gỡ các nhân vật đó để lại cho tác giả bài học gì

12:Vì sao tác giả khuyên mọi người:Hãy sẵn sàng đón nhận những gì cuộc mang đến và cố gắng vượt qua mọi thử thách

13:Trong thực tế,không ít người có hoàn cảnh bất hạnh như sống thiếu tình thương của cha mẹ ;bị khuyết tật do bẩm sinh hoặc tai nạn...Gặp những con người đó em cần làm gì

0
25 tháng 12 2024

nhân hoá: hàng dâm bụt

tác dụng: làm cho câu  văn thêm sinh động, gợi hình gợi cảm

               làm cho dòng thơ trở nên cuốn hút, gần gũi hơn

25 tháng 12 2024

## Thầy Hamen - Hình ảnh người thầy mẫu mực trong "Buổi học cuối cùng"

Đoạn trích "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về nhân vật thầy Hamen – một người thầy yêu nghề, yêu nước, tận tụy với học trò và tràn đầy lòng tự hào dân tộc.  Hình ảnh thầy Hamen không chỉ là một nhân vật trong tác phẩm, mà còn trở thành biểu tượng cho sự hy sinh thầm lặng của những người thầy trong thời chiến tranh,  góp phần khơi dậy lòng yêu nước và ý thức dân tộc cho thế hệ trẻ.

Điều đầu tiên gây ấn tượng mạnh là sự thay đổi bất ngờ trong diện mạo và thái độ của thầy Hamen.  Thông thường, thầy thường nghiêm khắc, dễ nổi cáu,  thậm chí phạt học trò vì những lỗi nhỏ.  Nhưng trong buổi học cuối cùng, thầy lại có vẻ trang trọng và xúc động khác thường.  Bộ lễ phục đen nghiêm chỉnh, giọng nói trầm ấm và đầy cảm xúc, tất cả đều thể hiện sự nghiêm trang, trang nghiêm của một buổi học đặc biệt, cũng là sự thể hiện lòng tự trọng và niềm tiếc nuối sâu sắc của thầy trước sự mất mát của quê hương.  Sự thay đổi này cho thấy thầy Hamen không chỉ là một người thầy dạy chữ mà còn là một người yêu nước sâu sắc, luôn đau đáu trước vận mệnh đất nước.

Sự yêu nghề của thầy Hamen được thể hiện một cách rõ nét trong suốt buổi học.  Thầy không chỉ dạy bài học một cách nghiêm túc mà còn truyền đạt kiến thức một cách say sưa và đầy nhiệt huyết.  Những lời lẽ của thầy về tiếng Pháp, về tầm quan trọng của việc học tiếng mẹ đẻ,  được thầy nhấn mạnh một cách đầy xúc động, khiến cho những học trò nhỏ bé như Fri-đơ-rich cũng cảm nhận được tình yêu ngôn ngữ, tình yêu quê hương sâu sắc của thầy. Thầy Hamen không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người truyền lửa yêu nước, khơi dậy ý thức dân tộc trong lòng học trò.  Sự tận tâm của thầy, sự hy sinh thầm lặng khi dành trọn vẹn buổi học cuối cùng để dạy dỗ học trò là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu nghề cao cả của thầy.

Tuy nhiên, điều làm nên vẻ đẹp của nhân vật thầy Hamen không chỉ là tình yêu nghề, mà còn là lòng yêu nước nồng nàn, thầm kín.  Sự tiếc nuối, xót xa của thầy trước số phận của quê hương được thể hiện một cách tinh tế qua từng lời nói, hành động.  Những lời thầy nói về tiếng Pháp, về văn hóa Pháp, về lịch sử Pháp chứa chan nỗi niềm đau đớn,  nhưng đồng thời cũng thể hiện một niềm tự hào dân tộc mãnh liệt.  Thầy Hamen là người mang trong mình trọng trách giữ gìn và bảo vệ văn hóa dân tộc, ngay cả khi đất nước đang lâm nguy.  Hình ảnh thầy Hamen trong buổi học cuối cùng trở thành một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, ý chí quật cường của người dân Pháp trong cuộc chiến tranh gian khổ.

Tóm lại, hình ảnh thầy Hamen trong "Buổi học cuối cùng" là một hình ảnh đẹp đẽ, giàu cảm xúc,  là biểu tượng cho người thầy mẫu mực, yêu nghề, yêu nước,  luôn tận tụy với học trò và hết lòng vì dân tộc.  Qua nhân vật thầy Hamen, tác giả An-phông-xơ Đô-đê không chỉ kể một câu chuyện về một buổi học đặc biệt mà còn gửi gắm thông điệp sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước, về lòng tự hào dân tộc và sự hy sinh thầm lặng của những người thầy trong thời chiến.