K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chào mọi người ạ. Em có câu hỏi sau đây xin hỏi mọi người:Trong một câu hỏi ở SBT Vật lí 6 trang 34,35 câu 10.3 phần b cụ thể  như sau:Câu 10.3: Đánh dấu x vào những ý đúng trong câu sau:                    b) - Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân- Khối lượng của túi đường làm quay kim của cân.Em đã chọn câu khối lượng, nhưng câu đúng là trọng lượng. Em không hiểu tại sao ạ...
Đọc tiếp

Chào mọi người ạ. Em có câu hỏi sau đây xin hỏi mọi người:

Trong một câu hỏi ở SBT Vật lí 6 trang 34,35 câu 10.3 phần b cụ thể  như sau:

Câu 10.3: Đánh dấu x vào những ý đúng trong câu sau:

                    

b) - Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân

- Khối lượng của túi đường làm quay kim của cân.

Em đã chọn câu khối lượng, nhưng câu đúng là trọng lượng. 

Em không hiểu tại sao ạ (sorry, em hơi ngu) Không phải là cân dùng để đo khối lượng sao, vậy tại sao trọng lượng của cân lại làm kim cân quay. Thật ra em cũng mới hiểu sơ sơ, đoán mò kiểu do trái đất tác dụng lực hút lên vật thì vật mới đè được cái cân nhưng em cứ cảm thấy hơi vô lí. Không biết cao nhân nào giúp em với ạ, cảm ơn!!!  

Nhanh nhanh nhanh!!! Trả lời giúp em với!!!

 

 

2
16 tháng 11 2020

Đáp án đúng là: Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân.

2 tháng 6 2021

trong luong cua khoi duong lam quay kim cua can

3 tháng 5 2016

Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức. 

Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ. 
 

3 tháng 5 2016

Vì thủy tinh truyền nhiệt kém. Cốc càng dầy thì sự dãn nở càng không đồng đều. Dễ vỡ hơn là lẽ đương nhiên.

18 tháng 2 2016

Ở bầu nhiệt kế y tế có chỗ thắt lại, có tác dụng ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt độ ra khỏi cơ thể.

18 tháng 2 2016

Vì ở bầu của nhiệt kế dùng trong y tế có chỗ bị thắt lại , có tác dụng để ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể con người . 

Cô giáo mình bảo vậy đó , bạn cứ tham khảo đi nhé ! vui

7 tháng 9 2017

- Lực là gì ?

Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực

- Trọng lực là gì ?

Trọng lực là lực hút của trái đất

- Khối lượng là gì ?

Khối lượng là lượng chất chứa trong vật

- Đo độ dài , thể tích , lực , khối lượng như thế nào ?

Dùng bình chia độ, ca đong,...

- Có những máy cơ đơn giản thường dùng nào ?

Ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy

- Chúng giúp ích gì cho hoạt động của con người ?

Giúp con người di chuyển hoặc nâng các vật nặng dễ dàng hơn.

7 tháng 9 2017

- Lực là gì ?

Lực là tác dụng đẩy, kéo, ... của vật này lên vật khác gọi là lực

- Trọng lực là gì ?

Trọng lực là lực hút của Trái Đất

- Khối lượng là gì ?

Khối lượng là lượng chất chứa trong vật

- Đo độ dài , thể tích , lực , khối lượng như thế nào ?

* Đo độ dài :

Ước lượng độ dài cần đo.

+ Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp

+ Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng vui vạch sô 0 của thước.

+ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật

+ Đọc và ghi kết quả do theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật

* Đo khối lượng : (dùng cân đồng hồ)

+ Chọn cân có GHĐ và có ĐCNN thích hợp

+ Điều chỉnh cân về vạch số 0

+ Tính ĐCNN của cân đó

+ Đặt vật lên cân, kim chỉ tới vạch nào, ta ghi kết quả đo

* Thể tích : (Ví dụ Bình Chia Độ)

B1 : Đổ nước vào BCĐ, thể tích trong bình là V1

B2 : Thả vật chìm vào BCĐ, thể tích nước dâng lên là V2

B3 : Thể tích vật :Vv = V2 - V1

(Ta có thể dùng các vật như bình tràn, ca đong để đo thể tích vật)

* Đo lực : (Dùng lực kế)

Tương tự như các thứ trên : (Trên mạng có, tự tìm nhé)

- Có những máy cơ đơn giản thường dùng nào ?

Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc (ròng rọc cố định và ròng rọc động)

- Chúng giúp ích gì cho hoạt động của con người ?

Chúng giúp con người làm giảm lực kéo, nhẹ nhàng hơn

5 tháng 8 2016

Rót nước đến vạch 40 ml

Đổ nước ra ca đông sao cho bình còn lại 25 ml nước.

Như vậy đa lấy được 15 ml nước vào ca đong

 

5 tháng 8 2016

cho nc vào BCĐ 40 ml, sau đó đổ một ít nc vào bình thứ 2 sao cho số nc còn lại trong BCĐ là 25 ml, vậy số nc ở bình thứ 2 là 15 ml

12 tháng 7 2016

a) Hòn bi và tờ giấy đang rơi đều chịu tác dụng của 2 lực là trọng lực và lực cản của không khí. Kích thước của hòn bi nhỏ và trọng lượng của hòn bi lớn hơn nên lực cản của không khí coi như không đáng kể so với trọng lượng hòn bi. Do đó hòn bi rơi theo phương thẳng đứng là phương của trọng lực.

Diện tích của tờ giấy lớn hơn còn trọng lượng của nó nhỏ nên lực cản của không khí là đáng kể so với trọng lượng của tờ giấy. Dưới tác dụng của những lực này, tờ giấy không thể rơi theo phương thẳng đứng là phương của trọng lực.

b) Muốn làm cho tờ giấy rơi theo phương thẳng đứng thì phải làm giảm lực của không khí tác dụng lên tờ giấy, bằng cách làm cho diện tích của nó nhỏ lại.

17 tháng 7 2016

\(462km\)thanghoa

tick em nha 

5 tháng 5 2016

a) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào : 

- Nhiệt độ : nhiệt độ càng cao (càng thấp) thì sự bay hơi diễn ra càng nhanh (càng chậm)

- Diện tích mặt thoáng : diện tích mặt thoáng càng lớn (càng nhỏ) thì sự bay hơi diễn ra càng nhanh (càng chậm).

b) Vì lá là cơ quan sinh dưỡng của cây, thoát hơi nước nên người ta phải phạt bớt lá để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước.

Chúc bạn học tốt!

5 tháng 5 2016

1.Tốc độ bay hơi phù thuộc vào 3 yếu tố:

+diện tích mặt thoáng của chất lỏng

+nhiệt độ

+gió

2.Cây thoát hơi nước qua lá .Cây càng nhiều lá thì lượng thoát hơi nước càng nhiều.Người ta vạt bớt lá như vậy để cây giảm bớt sự bay hơi .Cây sẽ ít bị mấy nước hơn.Ngoài ra làm như vậy cũng khiến cho thẩm mĩ của cây cũng thêm đẹp ,nếu biết cách vạt thì bạn có thể vừa giúp ích cho cây vừa tăng tính thẩm mĩ của nó .

17 tháng 2 2016

Khi tăng nhiệt độ 2 bình như nhau, thì lượng chất lỏng nở ra sẽ như nhau. Lượng chất lỏng này sẽ đẩy lên trong ống hút.

Vì 2 ống hút có tiết diện khác nhau nên mực chất lỏng dâng lên cũng khác nhau. Ống nào có tiết diện lớn hơn thì chất lỏng dâng lên sẽ thấp hơn.

17 tháng 2 2016

Bạn hưng trả lời chuẩn đó bạn