K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2016

Bán kính nguyên tử hiđrô: \(r_n=n^2r_0.\)

Bán kính quỹ đạo dừng N ứng với n = 4

=> \(r_N=r_4= 4^2.5,3.10^{-11}= 84,8.10^{-11}m.\) 

4 tháng 3 2016

X --> Y

Tại thời điểm t1, giả sử có 1 X thì có k Y

Tại thời điểm t2 (sau 3 chu kì), X còn lại là \(\dfrac{1}{2^3}=\dfrac{1}{8}\), Y tạo thêm (do X phân rã) là: \(1-\dfrac{1}{8}=\dfrac{7}{8}\)

Như vậy, tỉ lệ lúc này giữa  Y và X là: \(\dfrac{k+\dfrac{7}{8}}{\dfrac{1}{8}}=8k+7\)

Chọn D

 

8 tháng 3 2016

1) Năng lượng 3,5 eV chính là công thoát A. Ta có:
\(A=3,5eV=5,6.10^{-19}J\)
Bước sóng ánh sáng cần chiếu vào kim loại chính là giới hạn quang điện ứng với kim loại đó: 
        \(\lambda_0=\frac{hc}{\lambda}=0,355\mu m\)
2) Khi dùng ánh sáng đơn sắc trên chiếu vào catôt của tế bào quang điện, năng lượng của phôtôn chỉ dùng để tạo công thoát A nên vận tốc ban đầu \(v_0\) của quang electron bằng 0. Dưới tác dụng của điện trường, công của lực điện trường tác dụng lên electron từ catôt đến anôt cung cấp cho electron động năng khi đến anôt:
          \(\frac{mv^2}{2}=eU\); suy ra vận tốc electron khi đến anôt:
        \(v=\sqrt{\frac{2eU}{m}}=4.10^6m\text{/}s\)

10 tháng 3 2016

Đây là vấn đề mà đã gây ra nhiều tranh cãi, là vấn đề nhạy cảm chắc sẽ ko thi đâu haha

Mà nếu đề thi có hỏi quang phổ mặt trời thu được ở trên mặt đất là gì thì mình chọn là quang phổ vạch hấp thụ, là quang phổ của khí quyển xung quanh mặt trời em nhé. Trong SGK có viết: Nhờ có việc phân tích quang phổ hấp thụ của Mặt Trời mà người ta phát hiện hêli ở trên Mặt Trời, trước khi tìm thấy nó ở Trái Đất. 
Như vậy có thể hiểu là quang phổ của Mặt Trời là quang phổ liên tục nhưng đó tính là quang phổ tại mặt trời, còn quang phổ của nó khi con người phân tích thì là ở trên Trái Đất, và khi đó thì là quang phổ vạch hấp thụ.

10 tháng 3 2016

hớ

12 tháng 3 2016

Sắt là hạt nhân có năng lượng liên kết riêng lớn nhất.

Vì trong bảng hệ thống tuần hoàn thì các hạt nhân nằm ở giữa bảng tuần hoàn ứng với số khối:

50 < A < 95 thì sẽ có năng lượng liên kết riêng lớn nhất tức là bền vững nhất.

12 tháng 3 2016

Sắt và hạt nhân có năng lượng liên kết rất lớn

 

12 tháng 3 2016

\(W_{lkr}= \frac{W_{lk}}{A}\)

Năng lượng liên kết riêng của \(_1^2H\)\(_1^3H\)\(_2^4He\) lần lượt là 1,11 MeV; 2,83 MeV; 7,04 MeV.

Hạt nhân có  năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững 

=> Thứ tự giảm dẫn về độ bền vững là  \(_2^4He\)\(_1^3H\)\(_1^2H\).

20 tháng 3 2016

Nguyễn Quang Hưng chuẩn luôn

12 tháng 3 2016

Nếu máy biến thế lý tưởng thì công suất điện qua máy bảo toàn nên
\(U_1I_1=U_2I_2\)
Theo công thức máy biến thế
\(\frac{N_1}{N_2}=\frac{U_1}{U_2}=\frac{I_2}{I_1}=6\)
suy ra cường độ dòng qua cuộn thứ cấp là 2A

\(\rightarrow C\)

16 tháng 3 2016

Độ biến thiên nội năng \(\Delta U = A+Q = 100- 20 = 80J.\)

16 tháng 3 2016

Bạn chú ý rằng:

Nếu vật nhận công => A>0

Vật sinh công=> A<0

Nếu vật tỏa nhiệt xung quanh => Q<0

Vật nhận nhiệt => Q>0

Bạn cứ như thế mà xét dấu và thu được kết quả

 

17 tháng 3 2016

Khi electron nhảy từ trạng thái có năng lượng En sang trạng thái có mức năng lượng nhỏ hơn Em thì nguyên tử phát ra bức xạ thỏa mãn 

      \(hf = E_n-E_m \)

=> \(h\frac{c}{\lambda} = E_m-E_n \)

=>  \(\lambda=\frac{hc}{E_m-E_n} =\frac{6,625.10^{-34}.3.10^8}{1,9.1,6.10^{-19}}=6,54.10^{-7}m= 0,654.10^{-6}m.\)                        

18 tháng 3 2016

Bhihi

18 tháng 3 2016

 

Cách giải bình thường: 

Phải mò trạng thái dừng. Nhưng đưa ra nhận xét

Ở mức M (n = 3) có 3 vạch: (3 -> 2); (3 -> 1); (2 -> 1).

Vậy mức thỏa mãn 6 vạch phải lớn hơn n = 3. Thử với mức n = 4 (N) khi đó có các vạch:

(4 -> 3); (4 -> 2); (4 -> 1); (3 -> 2); (3 -> 1); (2 -> 1) tất cả là 6 vạch => chọn N.

 

Cách giải nhanh: 

Nhận xét: 6 = 1+2+3 => trạng thái dừng cao nhất mà nguyên tử chỉ phát ra được 6 vạch là 3+1 = 4. Mức N.

 

 

18 tháng 3 2016

C . Trạng thái N