K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2022

easy như lớp 1

haha

THÔNG BÁO VỀ KẾT THÚC NHẬN BÀI LÀM CUỘC THI THẢO LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ CÁCH THỨC CHẤM GIẢI ĐẶC BIỆT!!!Sau hơn 1 tuần mở cuộc thi, mình đã nhận được rất nhiều bài làm từ các bạn và mình xin có 1 số nhận xét sau đây:- Thứ nhất: mình tặng coin ở đây là để khuyến khích các bạn làm bài chứ không phải để các bạn viết cho có hay là cop trên mạng chỉ để lấy coin.- Thứ hai: mình đã ghi rất rõ là không copy mà...
Đọc tiếp

THÔNG BÁO VỀ KẾT THÚC NHẬN BÀI LÀM CUỘC THI THẢO LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ CÁCH THỨC CHẤM GIẢI ĐẶC BIỆT!!!

Sau hơn 1 tuần mở cuộc thi, mình đã nhận được rất nhiều bài làm từ các bạn và mình xin có 1 số nhận xét sau đây:

- Thứ nhất: mình tặng coin ở đây là để khuyến khích các bạn làm bài chứ không phải để các bạn viết cho có hay là cop trên mạng chỉ để lấy coin.

- Thứ hai: mình đã ghi rất rõ là không copy mà vẫn có bạn copy một cách thờ ơ, nếu là đôi ba dòng thì mình sẽ không nói nhưng các bạn lại copy hết nguyên bài viết của người khác, vậy thì bạn tham gia để làm gì ạ?

- Thứ ba: mình nhớ là mình đã ghi rất rõ là phải làm bài văn, đầy đủ bố cục ba phần. Thế mà có bạn vẫn làm đoạn văn, thậm chí là qua loa có mấy dòng, không đúng trọng tâm là sao ạ? 

Đó là những gì mình nhận xét sau khi nhận được bài làm từ các bạn, do vậy mà dù có rất nhiều bài làm mà chỉ có 10 bài được chấm 10. Đó là những bài làm đạt yêu cầu, còn những bài còn lại là do những điểm mình đã nêu trên. Đây cũng là lần đầu mình tổ chức nên có xảy ra sai sót cũng là điều không tránh khỏi và mình rất cảm ơn tấm lòng và tình cảm của những bạn đã dành ra thời gian để trau chuốt bài làm cho cuộc thi của mình. 

GIẢI ĐẶC BIỆT:

Như mình đã nói trong bài post thứ hai thì ngoài 3 giải nhất, nhì, ba (do GV chấm) thì sẽ có 1 giải thứ tư là giải đặt biệt do các bạn vote cho nhau. 

Link đọc bài làm: Thảo Luận Văn Chương do Dzịt tổ chức - Hoc24

Link vote: Bài viết được yêu thích nhất! - Google Biểu mẫu

Các bạn vô link bài làm để đọc và cảm nhận, sau đó vào link vote để bầu chọn cho bài làm mình yêu thích nhất nha!

LƯU Ý:

- Chỉ dùng 1 acc duy nhất để vote và chỉ được vote cho 1 bài làm (không dùng acc clone nha :v )

- Hãy cảm thụ từng con chữ và đưa ra những cảm nhận và lý do tại sao mình lại chọn bài làm đó nha.

- Những bạn nào tham gia cuộc thi có thể kêu gọi vote nha, càng nhiệt tình càng tốt, 20 coin tuy không nhiều nhưng mà coi như nó là món quà tinh thần nha.

- Chỉ vote những bài chấm 10, còn những bài chấm 0 là những bài bị huỷ.

Một lần nữa cảm ơn mọi người rất nhiều ạ!!!

24
20 tháng 6 2022

Kéo lại link :v

Link đọc bài: https://hoc24.vn/cuoc-thi/cuoc-thi-thao-luan-van-chuong.8098/thao-luan-van-chuong-do-dzit-to-chuc.8187

Link vote: https://docs.google.com/forms/d/160PG9kqm2ts2jYsYFvf9t4iwDy7UcWdF6OIEqtGiwpg/edit

20 tháng 6 2022

chúc mừng mn trước nhé :))

14 tháng 6 2022

Cảm ơn anh nhiều ạ!

13 tháng 6 2022

cj đăng rùi mè :<?

LOA LOA!!!!!!!!!! Bạn gì ơi, bạn có biết chuyện gì chưa nè :> ??Vậy là mùa hè đã đến rồi, hẳn là mọi người đều đã được nghỉ hè hết rồi chứ nhỉ? Vậy thì để khởi động cho chuỗi những ngày hè sôi động phía sau, mình (cùng sự hỗ trợ của một số anh chị và Thầy/ Cô) xin tổ chức cuộc thi "THẢO LUẬN VĂN CHƯƠNG"  - một nơi mà mọi người có thể thoả sức thể hiện niềm đam mê yêu thích văn học...
Đọc tiếp

LOA LOA!!!!!!!!!! Bạn gì ơi, bạn có biết chuyện gì chưa nè :> ??

Vậy là mùa hè đã đến rồi, hẳn là mọi người đều đã được nghỉ hè hết rồi chứ nhỉ? Vậy thì để khởi động cho chuỗi những ngày hè sôi động phía sau, mình (cùng sự hỗ trợ của một số anh chị và Thầy/ Cô) xin tổ chức cuộc thi "THẢO LUẬN VĂN CHƯƠNG"  - một nơi mà mọi người có thể thoả sức thể hiện niềm đam mê yêu thích văn học của mình một cách thoả thích. Đến với cuộc thi này, bạn sẽ được thoải mái nói ra những suy nghĩ, ý kiến của mình về những vấn đề chung của xã hội và đất nước, được tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới trong quá trình tham gia và cái quan trọng là nếu thắng thì có thưởng nha :>

  I. Đối tượng tham gia: ai cũng có thể tham gia, không quan trọng cấp học hay độ tuổi.

  II. Thể lệ cuộc thi:

Cuộc thi bao gồm 1 vòng duy nhất. Dự kiến diễn ra từ ngày 13/06 - 25/06.

- Từ 13/06 - 20/06: đề sẽ được đưa ra ngày 13/06 và các bạn sẽ có 1 tuần để hoàn thành bài thi của mình. Đến 0h00 ngày 20/06, sẽ không nhận bài thi nữa.

- Từ 20/06 - 25/06: mình sẽ tập hợp lại những bài làm của các bạn và bài làm sẽ được chấm bởi GV của Hoc24. Dự kiến 27/06 sẽ có kết quả.

  III. Cách thức đề thi:

Đề thi chỉ có 1 câu hỏi, thuộc dạng đề Nghị luận xã hội. Giới hạn ra đề chỉ nằm trong những hiện tượng xã hội nổi cộm hiện nay.

  IV. Cách làm bài thi:

- Để tránh gây ra sự nhàm chán nên bài thi sẽ được viết dưới hai hình thức (tuỳ các bạn lựa chọn):

 + Tiếng Việt

 + Tiếng Anh

- Bài thi phải có bố cục rõ ràng, hoàn chỉnh như một bài làm văn bình thường. Bất cứ bài thi nào làm sai bố cục thì coi như bị huỷ bài nên các bạn nhớ lưu ý trong việc tách đoạn và từng phần của bài văn chi tiết nha, tránh để dẫn tới sai sót.

- Các bạn có thể nộp bài thi bằng cách gõ máy hoặc viết tay.

   + Đối với đánh máy: phải đánh chữ rõ ràng, không ghi tắt hay ký hiệu, dấu câu cần đặt đúng chỗ, tách đoạn tách dòng hợp lý.

   + Đối với viết tay: cần phải trình bày rõ ràng, sạch đẹp, đảm bảo hình ảnh không bị mờ (chữ đẹp, trình bày bắt mắt cũng là một lợi thế nha).

   V. Giải thưởng:

- Giải nhất: 50 coin

- Giải nhì: 40 coin

- Giải ba: 30 coin

P/S: Ngoài trừ những bạn thắng giải ra thì bất cứ bạn nào có tham gia đều sẽ nhận được 5coin nha.

Vì đây là lần đầu mình tổ chức nên việc gặp sai sót là điều không thể tránh khỏi, nhưng mà mong mọi người có thể ủng hộ cuộc thi ạ! Thân ái!!!!

39
7 tháng 6 2022

vì coin hơi ít nên đành rút lui:"))) để nhường chỗ cho các bạn trẻ 

7 tháng 6 2022

nộp bài đầu nghe cũng hay á a :v

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)      Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Từ Hải trong đoạn trích sau:      Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi".      Từ rằng: "Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?      Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.      Làm cho rõ mặt phi...
Đọc tiếp

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

     Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Từ Hải trong đoạn trích sau:

     Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi".

     Từ rằng: "Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

     Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

     Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

     Bằng nay bốn bể không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

     Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!".

     Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

(Chí khí anh hùng - Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.113)

1
10 tháng 5 2022

Hay đó mà giỏi

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Áng công danh trăm đường rộn rã Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai, Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây Trong cửa này đã đành phận thiếp, Ngoài mây kia há kiếp chàng vay [1] Những mong cá nước sum vầy, Bao ngờ [2] đôi ngả nước mây cách vời.                              (Trích bản dịch Chinh...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Áng công danh trăm đường rộn rã

Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi

Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai,

Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây

Trong cửa này đã đành phận thiếp,

Ngoài mây kia há kiếp chàng vay [1]

Những mong cá nước sum vầy,

Bao ngờ [2] đôi ngả nước mây cách vời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           (Trích bản dịch Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn,

             Chinh phụ ngâm diễn ca, NXB Văn học, 1987, tr. 20)

[1] Vay: từ chỉ ý hoài nghi, than thở

[2] Bao ngờ: đâu ngờ

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu  2 (0,5 điểm). Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai?

Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra những chi tiết diễn tả hoàn cảnh biệt li cách trở trong đoạn trích.

Câu 4 (0,75 điểm). Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu: “Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây”.

Câu 5 (0,75 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau?

Những mong cá nước sum vầy,

Bao ngờ đôi ngả nước mây cách vời.

Câu 6 (1,0 điểm). Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích.

0
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Công danh đã được hợp (1) về nhàn, Lành dữ âu chi thế nghị khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then. Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen (Thuật hứng 24, Nguyễn Trãi về tác...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Công danh đã được hợp (1) về nhàn,

Lành dữ âu chi thế nghị khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then.

Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen

(Thuật hứng 24, Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr. 712)

Chú thích: (1) Hợp: đáng, nên (2) Yên hà: khói sông (3) Bui: chỉ có  (4) Chăng: chẳng

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ.

Câu 4. Nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:

 

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

 

Câu 5. Anh/ chị hiểu gì về tấm lòng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối?

Câu 6.Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị rút ra từ văn bản trên?

0
31 tháng 8 2021

Chúc mừng Thảo và rất cảm ơn mọi người đã ủng hộ cho cuộc thi. Hi vọng sau này sẽ có dịp để tổ chức cuộc thi lần 3

Chúc mọi người sẽ có 1 kì nghỉ lễ 2-9 vui vẻ và 1 năm học mới thành công> Yêu thương!

Giấy chứng nhận đẹp quá à, hóng giấy chứng nhận của hai giải nhì và ba nữa ạ :3 Chúc mừng Thảo.

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?Câu 8: Em có nhận xét gì...
Đọc tiếp

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.

Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.

Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?

Câu 8: Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tại nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?

 

Câu 9: Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của nó?

Câu 10: Hai câu đầu bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào?

Câu 11: Bằng một đoạn thơ khoảng 12 câu theo phương thức Diễn dịch, em hãy trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ vừa chép. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp.

 

6
4 tháng 5 2021

5, 

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

- Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

- Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

6, 

Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.

Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy có chứa từ tri kỉ:

“Vầng trăng thành tri kỉ”

Từ tri kỉ trong bài Đồng chí diễn tả sự thấu hiểu giữa 2 người lính cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng hoàn cảnh chiến đấu.

Từ tri kỉ trong bài Ánh trăng diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với con người, của con người với chính quá khứ của mình.

Tri kỉ trong bài "Đồng chí" tuy hai nhưng một.

7, 

Câu “Đồng chí!” là câu đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo thành nét điểm tựa và điểm chốt, như câu thơ bản lề nối hai phần của bài thơ.

Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó.

→ Câu thơ giống như một ngôi sao sáng làm nổi bật và sáng bừng cả bài thơ, là kết tinh của 1 tình cảm cách mạng.

8, 

- Âm hưởng của bài thơ tươi vui, khỏe khoắn, khẩn trương khiến cho khung cảnh lao động trở nên nhộn nhịp, náo nức tới kì lạ.

- Cách gieo vần, nhịp kết hợp với thể thơ bảy chữ tạo tiết tấu, âm hưởng rộn rã.

- Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần biến hóa linh hoạt.

- Vần trắc xen lẫn vẫn bằng, vần liền xen lẫn vần cách. Vần trắc tạo nên sức dội, sức mạnh. Tạo nên sự bay bổng làm nên âm hưởng sôi nổi, phơi phới, giàu sức sống.

9, 

 - Hoàn cảnh sáng tác: giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ của Huy Cận mới thực sự nảy nở và dồi dào trở lại khi có nguồn cảm hứng về thiên nhiên đất nước, lao động cũng như cuộc sống mới.

    - Mạch cảm xúc của bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, không gian chuyến ra khơi của đoàn thuyền cho tới khi đoàn thuyền trở về, tất cả đều mang âm hưởng của niềm vui, niềm hạnh phúc trong lao động, đổi mới.

10, 

Hai câu thơ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

    - Biện pháp so sánh, nhân hóa đặc sắc.

    - Huy Cận miêu tả chân thực sự chuyển động của thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển đêm trở nên đẹp và kì vĩ, tráng lệ như trong thần thoại.

       + Gợi lên sự gần gũi của ngôi nhà thiên nhiên đang chuyển mình đi vào nghỉ ngơi, còn con người bắt đầu hoạt động lao động của mình, tạo sự bình yên với những người ngư dân ra khơi.

11, 

Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

    - Khổ thơ 1: Cảnh ra khơi trong buổi chiều hoàng hôn huy hoàng, tráng lệ và giàu sức sống.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

       + Điểm nhìn của nhà thơ: giữa biển khơi bao la.

       + Tác giả cảm nhận độc đáo về hình ảnh mặt trời qua biện pháp nhân hóa, so sánh đặc sắc khiến cảnh biển vào đêm đẹp, kì vĩ, tráng lệ như thần thoại, nhưng gần gũi, thân quen.

       + Câu thơ khiến ta hình dung cả đoàn thuyền chứ không phải con thuyền đơn độc ra khơi.

       + Từ “lại” diễn tả công việc lao động thường ngày, nhịp lao động trở nên tuần hoàn.

       + “Câu hát căng buồm với gió khơi”: khí thế lao động phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền cũng như sức mạnh lao động làm chủ cuộc đời và biển khơi.

    - Phân tích khổ thơ thứ 2:

       + Gợi sự giàu có của biển cả: cá bạc, đoàn thoi.

       + Những hình ảnh so sánh đẹp đẽ, nên thơ.

       + Hình ảnh nhân hóa “dệt” thể hiện sự giàu có.

       + Từ “ta” đầy hào hứng, tự hào không còn cái “tôi” nhỏ bé đơn độc, u buồn nữa.

    → Sự giàu có trù phú của biển cả hứa hẹn ngày ra khơi nhiều thành quả.

    Hình ảnh nói quá “Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng”.

       + Con thuyền lúc này có gió là người cầm lái, trăng là cánh buồm → gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện.

       + Gợi sự khéo léo như nghệ sĩ của người dân chài.

( Tự viết thành đoạn nhé)

4 tháng 5 2021
jshsjszdhhshx
[Ngữ Văn 10]Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :      Cửa ngoài vội rủ rèm the,   Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.      Nhặt thưa gương giọi đầu cành,   Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu      (Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 10]

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :

      Cửa ngoài vội rủ rèm the,

   Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

      Nhặt thưa gương giọi đầu cành,

   Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu

      (Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì ?

Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào?

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ quan niệm về tình yêu của Nguyễn Du qua văn bản.

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

34

Phần I: Đọc-Hiểu

Câu 1:

Nội dung chính của văn bản: Thuý Kiều chủ động qua nhà Kim Trọng để thề nguyền chuyện trăm năm.

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2

– Các từ vội, xăm xăm, băng  xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

– Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết… Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim – Kiều.

Câu 3

Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:

- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh

- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.

23 tháng 4 2021

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.