Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Video 1 SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
NHỚ RỪNG
Thế Lữ
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tên thật là Nguyễn Thế Lữ (1907-1989)
- Quê quán: Bắc Ninh.
- Với hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi bật và có những đóng góp to lớn cho phong trào Thơ Mới.
- Phong trào Thơ Mới (1932-1945): => Là đỉnh cao của văn học Việt Nam
+ Thơ Mới: Những thể thơ phá vỡ mọi quy tắc của văn học trung đại.
+ Đề cao “cái Tôi” của người nghệ sĩ.
- Một số tác phẩm chính: Mấy vần thơ (1935), Vàng và máu (1935), Bên đường thiên lôi (1936), Lê Phong phóng viên (truyện, 1937),…
=> Ngoài sáng tác thơ, Thế Lữ còn viết truyện (truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng lãng mạn,…) Sau đó, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.
- Ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 2000.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và thể thơ:
- Bài thơ được sáng tác năm 1934.
- In năm 1943 trong tập “Thi nhân Việt Nam”.
- Thể thơ: Tự do (hay thể chữ)
+ Mỗi câu thơ có 8 chữ
+ Bài thơ, khổ thơ không giới hạn số câu.
+ Cách gieo vần, ngắt nhịp khá tự do, linh hoạt.
Thông thường bài thơ làm theo thể thơ này sẽ có 8 chữ, gieo vần liền (hai câu liền nhau có vần với nhau) vần bằng vần trắc hoán vị đều đặn. Kế thừa thể hát nói (với một số câu tám chữ) truyền thống nhưng Nhớ rừng (và những bài thơ tám chữ khác trong thơ mới) tự do hơn, linh hoạt hơn (về vần, nhịp, số câu trong bài…). Đây được xem là sự sáng tạo của thơ mới, đóng góp vào sự đổi mới thơ ca dân tộc về mặt thể thơ.
b. Vị trí
- Tác phẩm được viết vào giai đoạn đầu của phong trào Thơ Mới, góp phần mở đường cho thắng lợi của Thơ Mới.
- “Thế Lữ không bàn về Thơ Mới, không bênh vực cho Thơ Mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên trước những bước vững vàng mà trong khoảng khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. Bởi vì không có gì khiến người ta tin ở Thơ Mới hơn là đọc những bài Thơ Mới hay”. (Hoài Thanh)
c. Nhan đề:
- “Nhớ rừng”: sử dụng biện pháp nhân hóa, hé mở hoàn cảnh sống của con hổ: xa cách núi rừng, nhớ da diết đại ngàn và khao khát được trở về với nguồn sống đó. Qua đó, nhan đề góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: niềm khao khát tự do, khẳng định vị trí của mình.
d. Nội dung và bố cục
- Nội dung: Lời tâm sự của con hổ bị giam cầm tại vườn bách thú, con hổ nhớ rừng xanh để thể hiện tâm sự u uất của một lớp người, đó là những thanh niên trí thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội ngột ngạt, tù túng. Họ khao khát cái tôi được khẳng định và phát triển trong một cuộc sống rộng lớn, tự do. Nhưng đó cũng là tâm sự, nỗi niềm chung của những người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ.
-> Khát vọng tự do mãnh liệt và tấm lòng yêu nước thầm kín được gửi gắm qua lời của chú hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
- Bố cục:
+ Khổ 1 và 4: Cuộc sống của chú hổ tại vườn bách thú đầy căm hờn và uất hận.
+ Khổ 2 và 3: Cuộc sống của chú hổ nơi rừng núi hùng vĩ – nỗi nhớ về một thời oanh liệt
+ Khổ 5: Khát vọng tự do, được vẫy vùng với giấc mộng ngàn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây