Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (7 điểm) SVIP
1. (0,5 điểm) Rút gọn biểu thức sau: $\sqrt{32}+\sqrt{50}-2 \sqrt{8}+\sqrt{18}$.
2. (1 điểm) Cho biểu thức $M=\Big(\dfrac{1}{a-\sqrt{a}}+\dfrac{1}{\sqrt{a}-1}\Big): \dfrac{\sqrt{a}+1}{a-2 \sqrt{a}+1}$ với $a>0$ và ${a} \neq 1$.
a) Rút gọn biểu thức $M$.
b) So sánh $M$ với $1.$
Hướng dẫn giải:
1. Hướng dẫn
$\sqrt{32}+\sqrt{50}-2 \sqrt{8}+\sqrt{18}$.
$ = \sqrt{16.2} + \sqrt{25.2} - \sqrt{16.2} + \sqrt{9.2}$
$ = 4\sqrt{2} + 5\sqrt{2} - 4\sqrt{2} + 3\sqrt{2}$
$ = (4+5-4+3)\sqrt{2} = 8\sqrt{2}$
2. Hướng dẫn
a) Điều kiện: $a>0$ và $a \neq 1$
$M =\Big(\dfrac{1}{a-\sqrt{a}}+\dfrac{1}{\sqrt{a}-1}\Big): \dfrac{\sqrt{a}+1}{a-2 \sqrt{a}+1}$
$=\Big(\dfrac{1}{\sqrt{a}(\sqrt{a}-1)}+\dfrac{1}{\sqrt{a}-1}\Big): \dfrac{\sqrt{a}+1}{(\sqrt{a}-1)^2}$
$=\dfrac{1+\sqrt{a}}{\sqrt{a}(\sqrt{a}-1)} \cdot \dfrac{(\sqrt{a}-1)^2}{\sqrt{a}+1}$
$=\dfrac{(1+\sqrt{a})(\sqrt{a}-1)^2}{\sqrt{a}(\sqrt{a}-1)(\sqrt{a}+1)}$
$=\dfrac{\sqrt{a}-1}{\sqrt{a}}$
b) Xét hiệu:
$M-1=\dfrac{\sqrt{a}-1}{\sqrt{a}}-1=\dfrac{-1}{\sqrt{a}}<0$ với $a>0$ và $a \neq 1$.
Vậy $M<1$.
(2 điểm) Một ca nô chuyển động xuôi dòng từ bến A đến bến B sau đó chuyển động ngược dòng từ B về A hết tổng thời gian là $5$ giờ . Biết quãng đường sông từ A đến B dài $60$ Km và vận tốc dòng nước là $5$ km/h. Tính vận tốc thực của ca nô (Vận tốc của ca nô khi nước đứng yên).
Hướng dẫn giải:
Gọi vận tốc thực của ca nô là $x$ $(x>5$; km/h$)$.
Vận tốc xuôi dòng của ca nô là $x+5$ km/h.
Vận tốc ngược dòng của ca nô là $x-5$ km/h.
Thời gian ca nô đi xuôi dòng là : $\dfrac{60}{x+5}$ (giờ)
Thời gian ca nô đi xuôi dòng là : $\dfrac{60}{x-5}$ (giờ)
Theo bài ra ta có phương trình:
$\dfrac{60}{x+5}+\dfrac{60}{x-5}=5$
$60(x-5)+60(x+5)=5\left(x^2-25\right)$
$5 x^2-120 x-125=0.$
Giải phương trình ta được:
${x}_1=-1$ (không thỏa mãn điều kiện);
${x}_2=25$ (thỏa mãn điều kiện)
Vậy vận tốc thực của ca nô là $25$ km/h.
(1 điểm) Khi mặt trời chiếu qua đỉnh ngọn cây thì góc tạo bởi tia nắng mặt trời với mặt đất là $28^{\circ}$ và bóng cây trên mặt đất là $16$ m. Tính chiều cao của cây.
(Làm tròn kết quả đến chữ số hàng thập phân thứ nhất).
Hướng dẫn giải:
Gọi chiều cao của cây là $A B$, chiều dài của bóng cây là $B C$, góc tạo thành giữa tia nắng mặt trời với cây là $\widehat{C}$ và vị trí gốc cây là góc $\widehat{B}$.
Do cây thì luôn vuông góc với mặt đất nên ta có $\Delta A B C$ vuông tại $B$. Do đó ta có:
$\tan \widehat{C} = \dfrac{AB}{BC}$
Thay số, ta tính được
$A B=B C . \tan \widehat{C} =\tan 28^{\circ} . 16 \approx 8,5$ m.
Vậy cây cao khoảng $8,5$ m.
(2 điểm) Cho hai tiếp tuyến tại $A$ và $B$ của đường tròn $(O)$ cắt nhau tại $M$. Biết $\widehat{A M B}=40^{\circ}$
a) Chứng minh bốn điểm $A;O;B;M$ cùng nằm trên một đường tròn.
b) Tính $\widehat{AOM}$ và $\widehat{AMO}$.
c) Tính số đo cung ${AB}$ nhỏ và số đo cung ${A B}$ lớn.
Hướng dẫn giải:
a) Gọi $D$ là trung điểm $MO.$
Xét tam giác $AMO$ vuông tại $A$, với $AD$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền $MO$ của tam giác, suy ra $AD = DM = DO$ (1).
Xét tam giác $BMO$ vuông tại $A$, với $BD$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền $MO$ của tam giác, suy ra $DO = DM = BD$ (2).
Từ (1) và (2) ta suy ra $DA = DM = DO = DB$. Vậy bốn điểm $A;M;B;O$ thuộc cùng một đường tròn.
b) Vì $A M$ và $B M$ là hai tiếp tuyến cắt nhau tại $M$
Suy ra $OM$ là tia phân giác của $\widehat{A M B}$ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).
Suy ra $\widehat{A M O}=\widehat{B M O}=\dfrac{\widehat{A M B} }{2}=\dfrac{40^{\circ}}{2} = 20^{\circ}$
Vì $AM$ là tiếp tuyến của đường tròn
Suy ra $O A \perp A M$ (tính chất)
Suy ra $\widehat{O A M}=90^{\circ}$.
Xét tam giác $AOM$ có:
$\widehat{O A M}+\widehat{A M O}+\widehat{A O M}=180^{\circ}$ (định lí tổng ba góc của một tam giác)
$90^{\circ}+20^{\circ}+\widehat{A O M}=180^{\circ}$
$\widehat{A O M}=180^{\circ}-90^{\circ}-20^{\circ}$
$\widehat{A O M}=70^{\circ}$
c) Vì $AM$ và $BM$ là hai tiếp tuyến cắt nhau tại M.
$OM$ là tia phân giác $\widehat{A O B}$ (tính chất).
$\widehat{A O M}=\widehat{B O M}=\dfrac{\widehat{A O B}}{2}$
$\widehat{A O B}=2 \widehat{A O M}$
Suy ra $\widehat{A O B}=2.70^{\circ}=140^{\circ}$
Ta có: $\widehat{A O B}$ là góc ở tâm chắn cung nhỏ $\stackrel\frown{A B}$
Vậy số đo góc $AOB$ bằng số đo cung nhỏ $AB$ (định lí góc ở tâm).
số đo cung ${A B}$ nhỏ là $=140^{\circ}$
Số đo cung ${A B}$ lớn là:
$360^{\circ}$ - sđ $\stackrel\frown{A B}$ nhỏ
$=360^{\circ}-140^{\circ}=220^{\circ}$
(0,5 điểm) Giải bất phương trình sau: $x - 3\sqrt{x} + 2 < 0$.
Hướng dẫn giải:
$x - 3\sqrt{x} + 2 < 0$
Điều kiện: $x \geq 0$.
$(\sqrt{x}-1) (\sqrt{x}-2) < 0$.
Ta xét hai trường hợp:
- Trường hợp 1:
$\sqrt{x}-1 < 0$ và $\sqrt{x} -2 > 0$
$\sqrt{x} < 1$ và $\sqrt{x} > 2$
$x < 1$ và ${x} > 4$ (vô lí)
- Trường hợp 2:
$\sqrt{x} - 1 > 0$ và $\sqrt{x} - 2 < 0$
$\sqrt{x} > 1$ và $\sqrt{x} < 2$
${x} > 1$ và ${x} < 4$
Kết hợp với điều kiện xác định là $x \geq 0$, ta có: $1 < x < 4$.