Bài học cùng chủ đề
- Phần 1. Phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1918 đến năm 1930
- Phần 2. Phong trào công nhân
- Phần 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1918 - 1930)
- Phần 4. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Bài 5. Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930 (Phần I)
- Bài 5. Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930 (Phần II)
- Những hoạt động tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc 1918 - 1930
- Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ý nghĩa sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 4. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam SVIP
III. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
1. Quá trình thành lập
* Bối cảnh thành lập:
- Sự chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về chính trị, tư tưởng và tổ chức từ những năm 1920.
- Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá sâu rộng thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và phong trào "vô sản hoá".
- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước ngày càng phát triển mạnh mẽ.
=> Đặt ra nhu cầu phải thành lập Đảng Cộng sản để đưa phong trào cách mạng tiếp tục phát triển.
- Đầu năm 1929, các tổ chức cộng sản lần lượt ra đời.
+ Tháng 6 - 1929: Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập, nòng cốt là các đại biểu Bắc Kì của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
+ Tháng 8 - 1929: An Nam Cộng sản Đảng thành lập, nòng cốt là cán bộ tiên tiến ở Tổng bộ và Kì bộ Nam Kì của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
+ Tháng 9 - 1929: Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập, nòng cốt là những đảng viên cấp tiến của Tân Việt Cách mạng đảng.
=> Tác động:
- Thúc đẩy phong trào cách mạng trong nước phát triển.
- Chứng tỏ sự phát triển của phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản.
* Nguyên nhân triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản:
- Sự ra đời các tổ chức cộng sản năm 1929 tác động tích cực đến phong trào cách mạng trong nước.
- Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong nước đối mặt với nguy cơ bị chia rẽ lớn.
- Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
* Hội nghị:
- Thời gian: đầu năm 1930.
- Địa điểm: Hương Cảng (Trung Quốc).
- Nội dung:
+ Hội nghị nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Hội nghị thông qua Chính cương vắt tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ và Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
+ Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước.
- Ý nghĩa hội nghị:
+ Hội nghị có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng.
+ Các văn kiện được thông qua trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.
Hội nghị thành lập Đảng (tranh vẽ của hoạ sĩ Phan Kế An)
* Ý nghĩa sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của phong trào dân tộc dân chủ, là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của phong trào dân tộc dân chủ, khẳng định sự trưởng thành của giai cấp vô sản Việt Nam.
- Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
- Từ đây cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho những bước nhảy vọt về sau của Cách mạng Việt Nam.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây