Bài học cùng chủ đề
- Phần 1. Phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1918 đến năm 1930
- Phần 2. Phong trào công nhân
- Phần 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1918 - 1930)
- Phần 4. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Bài 5. Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930 (Phần I)
- Bài 5. Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930 (Phần II)
- Những hoạt động tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc 1918 - 1930
- Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ý nghĩa sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1918 - 1930) SVIP
II. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1918 - 1930)
* Tại Pháp:
- Cuối năm 1917: Nguyễn Tất Thành quay lại hoạt động ở Pa-ri (Pháp).
- Đầu năm 1919: gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
- Tháng 6 - 1919: Nguyễn Tất Thành gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam (tên kí là Nguyễn Ái Quốc) tới Hội nghị Véc-xai.
- Tháng 7 - 1920: đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.
=> Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc - đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Tháng 12 - 1920: tham dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
=> Đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác Lê-nin và đi theo con đường cách mạng vô sản.
Hình 1. Nguyễn Ái Quốc (tức Nguyễn Tất Thành) tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (1920)
- Năm 1921: tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
- Năm 1922: là Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ.
Hình 2. Một số báo Người cùng khổ
* Tại Liên Xô:
- Tháng 10 - 1923: được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân.
- Tháng 6 - 1924: trình bày tham luận tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
- Từ năm 1923 đến năm 1924: viết bài cho tạp chí Thư tín quốc tế, báo Sự thật,...
* Tại Trung Quốc:
- Từ năm 1925 đến năm 1927:
+ Sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
+ Xuất bản báo Thanh niên.
+ Mở các lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu để đào tạo một số thanh niên ưu tú trở thành cán bộ cách mạng: Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Trần Phú,...
- Tháng 7 - 1925: tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức.
- Đầu năm 1927: tác phẩm Đường Kách mệnh được xuất bản trên cơ sở những bài giảng chính trị của Nguyễn Ái Quốc.
Hình 3. Tác phẩm Đường Kách mệnh
* Từ giữa năm 1927 đến cuối năm 1929: Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở nhiều nơi như Pháp, Bỉ, Đức, Xiêm,... sau đó quay trở lại Trung Quốc để triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
* Năm 1930:
- Chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Soạn thảo và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây