Bài học cùng chủ đề
- Phần 1. Phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1918 đến năm 1930
- Phần 2. Phong trào công nhân
- Phần 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1918 - 1930)
- Phần 4. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Bài 5. Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930 (Phần I)
- Bài 5. Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930 (Phần II)
- Những hoạt động tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc 1918 - 1930
- Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ý nghĩa sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 2. Phong trào công nhân SVIP
2. Phong trào của giai cấp công nhân
* Giai đoạn 1918 - 1925: diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức lãnh đạo và thống nhất.
- Mục đích: chủ yếu đòi tăng lương, giảm giờ làm.
- Hình thức: bỏ trốn, phá bỏ giao kèo, bãi công.
- Hoạt động tiêu biểu:
+ Cuộc đấu tranh của thuỷ thủ trên tàu Sác-nô năm 1919.
+ Bãi công của công nhân thợ nhuộm Sài Gòn - Chợ Lớn (1920).
+ Cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy dệt Nam Định, mỏ than Cẩm Phả, Nhà máy rượu,...
- Phong trào tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của hơn 1000 công nhân Ba Son.
+ Thời gian: tháng 8 - 1925.
+ Lãnh đạo: Tôn Đức Thắng và tổ chức Công hội.
+ Kết quả: cuộc bãi công giành thắng lợi, ngăn cản tàu chiến Pháp chở binh lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc.
+ Ý nghĩa: đánh dấu bước chuyển của phong trào công nhân từ giai đoạn "tự phát" sang "tự giác".
* Giai đoạn 1925 - 1930: đấu tranh tự giác.
- Các cuộc đấu tranh có tổ chức diễn ra liên tục từ Bắc tới Nam, bước đầu thể hiện sự liên kết với nhiều ngành, nhiều địa phương.
- Mục tiêu: cả kinh tế và chính trị như chống chính sách áp bức bóc lột của tư bản và chính quyền thực dân phong kiến.
- Giai cấp công nhân dần trở thành lực lượng chính trị độc lập.
- Hoạt động tiêu biểu: cuộc bãi công ở mỏ than Mạo Khê, nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy sửa chữa ô tô A-vi-a, đồn điền cao su Phú Riềng,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây