Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Giới hạn hàm số SVIP
I. Định nghĩa
a. Giới hạn hữu hạn
Giả sử \((a;b)\) là một khoảng chứa điểm \(x_{0}\) và \(f\) là một hàm số xác định trên tập hợp \((a;b)\backslash\{ x_{0}\}\). Ta nói rằng hàm số \(f\) có giới hạn là số thực \(L\) khi \(x\) dần tới \(x_{0}\) (hoặc tại điểm \(x_{0}\)) nếu với mọi dãy số \(\left\{ x_{n} \right\}\) trong tập hợp \((a;b)\backslash\{ x_{0}\}\), mà \(\text{lim}\ x_{n} = x_{0}\) ta đều có \(\text{lim}\ f\left( x_{n} \right) = L\).
Khi đó ta viết \(\underset{x \rightarrow x_{0}}{\text{lim}}\ f(x) = L\) hoặc \(f(x) \rightarrow L\) khi \(x \rightarrow x_{0}\).
Nhận xét:
+ Nếu \(f(x) = c\) thì \(\underset{x \rightarrow x_{0}}{\text{lim}}\ f(x) = c\);
+ Nếu \(f(x) = x\) thì \(\underset{x \rightarrow x_{0}}{\text{lim}}\ f(x) = x_{0}\).
b. Giới hạn vô cực
Giả sử \((a;b)\) là một khoảng chứ điểm \(x_{0}\) và \(f\) là một hàm số xác định trên tập hợp \((a;b)\backslash\left\{ x_{0} \right\}\). Ta nói rằng hàm số \(f\) có giới hạn là số thực \(\infty\) khi $x$ dần tới \(x_{0}\) ( hoặc tại điểm \(x_{0}\)) nếu với mọi dãy số \(\left( x_{n} \right)\)trong tập hợp \((a;b)\backslash\left\{ x_{0} \right\}\) mà \(\text{lim}\ x_{n} = x_{0}\) ta đều có \(\text{lim}\ f\left( x_{n} \right) = L\)
Khi đó ta viết: \(\underset{x \rightarrow x_{0}}{\text{lim}}\ f(x) = \infty\) hoặc \(f(x) \rightarrow \infty\) khi \(x \to x_0\).
II. Định lí về giới hạn
Định lí 1. Cho \(\underset{x \rightarrow x_{0}}{\text{lim}}\ f(x) = L\), \(\underset{x \rightarrow x_{0}}{\text{lim}}\ g(x) = M\). Ta có:
\(\underset{x \rightarrow x_{0}}{\text{lim}}\ \left\lbrack f(x) + g(x) \right\rbrack = L \pm M\)
\(\underset{x \rightarrow x_{0}}{\text{lim}}\ \left\lbrack f(x).g(x) \right\rbrack = L.M\)
\(\underset{x \rightarrow x_{0}}{\text{lim}}\ \left\lbrack c.f(x) \right\rbrack = c.L\)
\(\underset{x \rightarrow x_{0}}{\text{lim}}\ \left\lbrack \dfrac{f(x)}{g(x)} \right\rbrack = \dfrac{L}{M}\) với \(M \neq 0\).
Định lí 2.
Nếu \(\underset{x \rightarrow x_{0}}{\text{lim}}\ f(x) = L\) thì \(\underset{x \rightarrow x_{0}}{\text{lim}}\ \left| f(x) \right| = |L|\); \(\underset{x \rightarrow x_{0}}{\text{lim}}\ \sqrt[3]{f(x)} = \sqrt[3]{L}\); \(\underset{x \rightarrow x_{0}}{\text{lim}}\ \sqrt{f(x)} = \sqrt{L}\) với \(L \geq 0\).
III. Giới hạn một bên
a. Giới hạn phải
Giả sử hàm số \(f\) xác định định trên khoảng \(\left( x_{o};b \right)\). Ta nói rằng hàm số \(f\) có giới hạn bên phải là số thực \(L\) khi \(x\) tiến về \(x_{o}\) nếu mọi số \(\left( x_{n} \right)\) trong khoảng \(\left( x_{o};b \right)\) mà \(\text{lim}\ x_{n} = x_{o}\) ta đều có \(\text{lim}\ (f(x_{n})) = L\).
Khi đó, ta viết: \(\underset{x \rightarrow x_{o}^{+}}{\text{lim}}f(x) = L\) hoặc \(f(x) \rightarrow L\) khi \(x \rightarrow x_{o}^{+}\).
b. Giới hạn trái
Giả sử hàm số \(f\) xác định định trên khoảng \(\left( a;x_{o} \right)\). Ta nói rằng hàm số \(f\) có giới hạn bên trái là số thực \(L\) khi \(x\) tiến về \(x_{o}\) nếu mọi số \(\left( x_{n} \right)\) trong khoảng \(\left( a;x_{o} \right)\) mà \(\text{lim}\ x_{n} = x_{o}\) ta đều có \(\text{lim}\ (f(x_{n})) = L\).
Khi đó, ta viết: \(\underset{x \rightarrow x_{o}^{-}}{\text{lim}}f(x) = L\) hoặc \(f(x) \rightarrow L\) khi \(x \rightarrow x_{o}^{-}\).
Nhận xét:
Nếu tồn tại \(\underset{x \rightarrow x_{o}}{\text{lim}}f(x) = L\) thì \(\underset{x \rightarrow x_{o}^{-}}{\text{lim}}f(x) = \underset{x \rightarrow x_{o}^{+}}{\text{lim}}f(x) = L\) và ngược lại.
Dạng 1. Giới hạn tại $x_0$
Phương pháp: Phân tích thành nhân tử.
Hàm số xác định tại $x=x_0 \Rightarrow \underset{x \to x_0}{\mathop{\lim}} f(x)=f( x_0)$
Ví dụ 1. Tính $\underset{x \to 1}{\mathop{\lim}} ( 2x-1)$.
Lời giải
$\underset{x \to 1}{\mathop{\lim}} ( 2x-1)=2.1-1=1$.
Ví dụ 2. Tính $I=\underset{x \to 1}{\mathop{\lim}} \Big( \dfrac{x^2-5x+8}{x+1}\Big)$.
Lời giải
$I=\underset{x \to 1}{\mathop{\lim}} \Big( \dfrac{x^2-5x+8}{x+1}\Big)$
$=\dfrac{{{1}^{2}}-5.1+8}{1+1}=2$.
Dạng 2. Giới hạn dạng $\dfrac{0}{0}$
Phương pháp: Phân tích thành nhân tử.
Hằng đẳng thức $a^2-b^2=\Big( a-b\Big)\Big( a+b\Big)$;
$a^3-b^3=(a-b)( a^2+ab+b^2)$;
Nghiệm phương trình bậc hai $ax^2+bx+c=a( x-x_1)( x-x_2)$.
Ví dụ 3. Tính $\underset{x \to -1}{\mathop{\lim}} \dfrac{x^2-1}{x+1}$.
Lời giải
$\underset{x \to -1}{\mathop{\lim}} \dfrac{x^2-1}{x+1}$
$=\underset{x \to -1}{\mathop{\lim}} \dfrac{( x-1)( x+1)}{x+1}$
$=\underset{x \to -1}{\mathop{\lim}} ( x-1)=-2$.
Ví dụ 4. Tính $\underset{x \to 2}{\mathop{\lim}} \dfrac{x^2-4}{x^3-8}$.
Lời giải
$\underset{x \to 2}{\mathop{\lim}} \dfrac{x^2-4}{x^3-8}$
$=\underset{x \to 2}{\mathop{\lim}} \dfrac{( x-2)( x+2)}{( x-2)( x^2+2x+4)}$
$=\underset{x \to 2}{\mathop{\lim}} \dfrac{x+2}{x^2+2x+4}$
$=\dfrac{2+2}{2^2+2.2+4}=\dfrac{1}{3}$.
Ví dụ 5. Tính $\underset{x \to 2}{\mathop{\lim}} \dfrac{2x^2+3x-14}{x^2-4}$.
Lời giải
$\underset{x \to 2}{\mathop{\lim}} \dfrac{2x^2+3x-14}{x^2-4}$
$=\underset{x \to 2}{\mathop{\lim}} \dfrac{2\Big( x+\dfrac{7}{2}\Big)( x-2)}{( x-2)( x+2)}$
$=\underset{x \to 2}{\mathop{\lim}} \dfrac{2\Big( x+\dfrac{7}{2}\Big)}{x+2}$
$=\dfrac{2\Big( 2+\dfrac{7}{2}\Big)}{2+2}=\dfrac{11}{4}$.
Phương pháp: Nhân liên hợp.
$A-B=\dfrac{A^2-B^2}{A+B}=\dfrac{A^3-B^3}{A^2+AB+B^2}$;
$A+B=\dfrac{A^3+B^3}{A^2-AB+B^2}$.
Ví dụ 6. Tính $\underset{x \to 3}{\mathop{\lim}} \dfrac{\sqrt{x+1}-2}{x^2-9}$.
Lời giải
$\underset{x \to 3}{\mathop{\lim}} \dfrac{\sqrt{x+1}-2}{x^2-9}$
$=\underset{x \to 3}{\mathop{\lim}} \dfrac{( \sqrt{x+1}\Big)^2-2^2}{( x^2-9)( \sqrt{x+1}+2)}$
$=\underset{x \to 3}{\mathop{\lim}} \dfrac{x-3}{( x-3)( x+3)( \sqrt{x+1}+2)}$
$=\underset{x \to 3}{\mathop{\lim}} \dfrac{1}{( x+3)( \sqrt{x+1}+2)}$
$=\dfrac{1}{( 3+3)( \sqrt{3+1}+2)}=\dfrac{1}{24}$.
Dạng 3. Giới hạn một bên
Phương pháp:
$\underset{x \to x_0^{+}}{\mathop{\lim}} f(x)$ tức là $\left\{ \begin{aligned} & x \to x_0 \\ & x>x_0 \\ \end{aligned} \right.$ (bên phải);
$\underset{x \to x_0^{-}}{\mathop{\lim}} f(x)$ tức là $\left\{ \begin{aligned} & x \to x_0 \\ & x<x_0 \\ \end{aligned} \right.$ (bên trái);
Hàm số có giới hạn tại $x=x_0$ khi và chỉ khi $\underset{x \to x_0^{+}}{\mathop{\lim}} f(x)=\underset{x \to x_0^{-}}{\mathop{\lim}} f(x)$.
Ví dụ 7. Tính $\underset{x \to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim}} \dfrac{2x-3}{x-1}$.
Lời giải
$\underset{x \to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim}} \dfrac{2x-3}{x-1}=-\infty $;
Vì $x \to {{1}^{+}}$ thì $\left\{ \begin{aligned} & 2x-3\to -1<0 \\ & x-1\to {{0}^{+}} \\ \end{aligned} \right.$.
Ví dụ 8. Tính $\underset{x \to 2^-}{\mathop{\lim}} \dfrac{| x-2 |}{x-2}$ và $\underset{x \to 2^+}{\mathop{\lim}} \dfrac{| x-2 |}{x-2}$ từ đó suy ra $L=\underset{x \to 2}{\mathop{\lim}} \dfrac{| x-2 |}{x-2}$.
Lời giải
$\underset{x \to 2^-}{\mathop{\lim}} \dfrac{\left| x-2 \right|}{x-2}$
$=\underset{x \to 2^-}{\mathop{\lim}} \dfrac{-( x-2)}{x-2}=-1$;
$\underset{x \to 2^+}{\mathop{\lim}} \dfrac{\left| x-2 \right|}{x-2}$
$=\underset{x \to 2^+}{\mathop{\lim}} \dfrac{( x-2)}{x-2}=1$.
Suy ra $\underset{x \to 2^-}{\mathop{\lim}} \dfrac{\left| x-2 \right|}{x-2}\ne \underset{x \to 2^+}{\mathop{\lim}} \dfrac{\left| x-2 \right|}{x-2}$ nên không tồn tại $L$.
Ví dụ 9. Cho $f(x)=\left\{ \begin{aligned} & 5x^4-6x^2-x\,\,\text{khi}\,\,x\ge 1 \\ & {{x}^{3}}-3x\,\,\text{khi}\,\,x<1 \\ \end{aligned} \right.$. Tính $\underset{x \to 1}{\mathop{\lim}} f(x)$.
Lời giải
$\underset{x \to 1^+}{\mathop{\lim}} f(x)$
$=\underset{x \to 1^+}{\mathop{\lim}} ( 5x^4-6x^2-x)=-2$;
$\underset{x \to 1^-}{\mathop{\lim}} f(x)$
$=\underset{x \to 1^-}{\mathop{\lim}} ( x^3-3x)=-2$
Vậy $\underset{x \to 1^+}{\mathop{\lim}} f(x)=\underset{x \to 1^-}{\mathop{\lim}} f(x)=-2$ nên $\underset{x \to 1}{\mathop{\lim}} f(x)=-2$.
Dạng 4. Giới hạn vô cùng
Phương pháp: Nhóm lũy thừa mũ cao nhất.
Lưu ý: $x \to -\infty $ thì $x=-\sqrt{x^2}=\sqrt[3]{x^3}$.
Ví dụ 10. Tính $\underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} \Big( 2{{x}^{4}}-3x^2+1\Big)$.
Lời giải
$\underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} ( 2x^4-3x^2+1)$
$=\underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} x^4\Big( 2-\dfrac{3}{x^3}+\dfrac{1}{x^4}\Big)=+\infty$
Vì $\left\{ \begin{aligned} & \underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} x^4=+\infty \\ & \underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} \Big( 2-\dfrac{3}{x^3}+\dfrac{1}{x^4}\Big)=2>0 \\ \end{aligned} \right.$.
Ví dụ 11. Tính $\underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} ( \sqrt{2x^2+1}+x)$.
Lời giải
$\underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} ( \sqrt{2x^2+1}+x)$
$=\underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} x\Big( -\sqrt{2+\dfrac{1}{x^2}}+1\Big)=+\infty $
Vì $\left\{ \begin{aligned} & \underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} x=-\infty \\ & \underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} \Big( -\sqrt{2+\dfrac{1}{x^2}}+1\Big)=-\sqrt{2}+1<0 \\ \end{aligned} \right.$.
Dạng 5. Giới hạn $\dfrac{\infty }{\infty }$
Phương pháp: Nhóm nhân tử ở cả tử và mẫu rồi rút gọn.
Ví dụ 12. Tính $\underset{x \to +\infty }{\mathop{\lim}} \dfrac{2x+3}{3x^2-x+2}$.
Lời giải
$\underset{x \to +\infty }{\mathop{\lim}} \dfrac{2x+3}{3x^2-x+2}$
$=\underset{x \to +\infty }{\mathop{\lim}} \dfrac{\dfrac{2}{x}+\dfrac{3}{x^2}}{3-\dfrac{1}{x}+\dfrac{2}{x^2}}=0$.
Ví dụ 13. Tính $\underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} \dfrac{2x^5+3x^2+1}{5-3x^2}$.
Lời giải
$\underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} \dfrac{2x^5+3x^2+1}{5-3x^2}$
$=\underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} \dfrac{x^5\Big( 2+\dfrac{3}{x^3}+\dfrac{1}{x^5}\Big)}{x^2\Big( \dfrac{5}{x^2}-3\Big)}$
$=\underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} x^3.\dfrac{2+\dfrac{3}{x^3}+\dfrac{1}{x^5}}{\dfrac{5}{x^2}-3}=+\infty $
Vì $\left\{ \begin{aligned} & \underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} x^3=-\infty \\ & \underset{x \to -\infty }{\mathop{\lim}} \dfrac{2+\dfrac{3}{x^3}+\dfrac{1}{x^5}}{\dfrac{5}{x^2}-3}=-\dfrac{2}{3}<0 \\ \end{aligned} \right.$.
Dạng 6. Giới hạn $\infty -\infty $
Phương pháp: Nhân liên hợp.
$A-B=\dfrac{A^2-B^2}{A+B}=\dfrac{{{A}^{3}}-{{B}^{3}}}{A^2+AB+B^2}$;
$A+B=\dfrac{A^2-B^2}{A-B}=\dfrac{{{A}^{3}}+{{B}^{3}}}{A^2-AB+B^2}$.
Ví dụ 14. Tính $\underset{x \to +\infty }{\mathop{\lim}} ( \sqrt{x^2+1}-x)$.
Lời giải
$\underset{x \to +\infty }{\mathop{\lim}} ( \sqrt{x^2+1}-x)$
$=\underset{x \to +\infty }{\mathop{\lim}} \dfrac{x^2+1-x^2}{\sqrt{x^2+1}+x}$
$=\underset{x \to +\infty }{\mathop{\lim}} \dfrac{\dfrac{1}{x}}{\sqrt{1+\dfrac{1}{x^2}}+1}=\dfrac{0}{1+1}=0$.
Ví dụ 15. Tính $\underset{x \to +\infty }{\mathop{\lim}} ( \sqrt[3]{27x^3-x^2}-3x)$.
Lời giải
$\underset{x \to +\infty }{\mathop{\lim}} ( \sqrt[3]{27x^3-x^2}-3x)$
$=\underset{x \to +\infty }{\mathop{\lim}} \dfrac{27x^3-x^2-27x^3}{( \sqrt[3]{27x^3-x^2})^2+3x.\sqrt[3]{27x^3-x^2}+9x^2}$
$=\underset{x \to +\infty }{\mathop{\lim}} \dfrac{-1}{\Big( \sqrt[3]{27-\dfrac{1}{x}}\Big)^2+3.\sqrt[3]{27-\dfrac{1}{x}}+9}=-\dfrac{1}{27}$.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây