Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 thành phố Hà Nội năm 2021 - 2022 SVIP
(2 điểm) Cho hai biểu thức $A=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}$ và $B=\dfrac{2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}-3}-\dfrac{3 x+9}{x-9}$ với $x \geq 0, x \neq 9$.
1) Tính giá trị của biểu thức $A$ khi $x=16$.
2) Chứng minh $A+B=\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}$.
Hướng dẫn giải:
1) Thay $x=16$ (TMĐK) vào biểu thức $A$, ta được:
$A=\dfrac{\sqrt{16}}{\sqrt{16}+3}=\dfrac{4}{7}$.
2) Chứng minh $A+B=\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}$.
$A+B=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}+\dfrac{2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}-3}-\dfrac{3 x+9}{x-9}=\dfrac{x-3 \sqrt{x}+2 x+6 \sqrt{x}-3 x-9}{(\sqrt{x}+3)(\sqrt{x}-3)}$
$=\dfrac{3(\sqrt{x}-3)}{(\sqrt{x}+3)(\sqrt{x}-3)}=\dfrac{3}{\sqrt{x}+3}$.
(2,5 điểm) 1) Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:
Một tổ sản xuất phải làm xong $4$ $800$ bộ đồ bảo hộ y tế trong một số ngày quy định. Thực tế, mỗi ngày tổ đó đã làm được nhiều hơn $100$ bộ đồ bảo hộ y tế so với số bộ đồ bảo hộ y tế phải làm trong một ngày theo kế hoạch. Vì thế $8$ ngày trước khi hết thời hạn, tổ sản xuất đã làm xong $4$ $800$ bộ đồ bảo hộ y tế đó. Hỏi theo kế hoạch, mỗi ngày tổ sản xuất phải làm bao nhiêu bộ đồ bảo hộ y tế? (Giả định rằng số bộ đồ bảo hộ y tế mả tổ đó làm xong trong mỗi ngày là bằng nhau.)
2) Một thùng nước có dạng hình trụ với chiều cao $1,6$ m và bán kính đáy $0,5$ m. Người ta sơn toàn bộ phía ngoài mặt xung quanh của thùng nước này (trừ hai mặt đáy). Tính diện tích bề mặt được sơn của thùng nước (lấy $\pi \approx 3,14$).
Hướng dẫn giải:
1) Gọi số bộ đồ bảo hộ y tế mà tổ sản xuất phải làm trong một ngày theo kế hoạch là $x$ (bộ), $(x>0)$.
Theo giả thiết ta có phương trình $\dfrac{4800}{x}-\dfrac{4800}{x+100}=8$
$\Leftrightarrow x^{2}+100 x-60000=0$ (vì $x>0$ ).
Giải phương trình tìm được $x=-300$ hoặc $x=200$.
Đối chiếu điều kiện và thử lại thấy $x=200$ thỏa mãn.
Vậy theo kế hoạch, mỗi ngày tổ sản xuất phải làm $200$ bộ đồ bảo hộ y tế.
2) Tính diện tích bề măt được sơn của thùng nước.
Diện tích bề mặt được sơn là diện tích xung quanh của thùng nước:
$S=2 \pi R h \approx 2 . 3.14 . 0,5 . 1,6=5,024$ (m$^2$).
Vậy diện tích bề mặt được sơn của thùng nước xấp xỉ bằng $5,024$ m$^2$.
(2 điểm) 1) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{aligned}&\dfrac{3}{x+1}-2 y=-1 \\ &\dfrac{5}{x+1}+3 y=11\end{aligned}\right.$.
2) Trong mặt phẳng toạ độ $O x y$, cho parabol $(P)$: $y=x^{2}$ và đường thẳng $(d)$: $y=2 x+m-2$. Tìm tất cả giá trị của $m$ để $(d)$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt có hoành độ $x_{1},$ $x_{2}$ sao cho $\left|x_{1}-x_{2}\right|=2$.
Hướng dẫn giải:
1) ĐKXĐ: $x \neq-1$.
$\left\{\begin{aligned}&\dfrac{3}{x+1}-2 y=-1 \\ &\dfrac{5}{x+1}+3 y=11\end{aligned} \Leftrightarrow\left\{\begin{aligned}&\dfrac{19}{x+1}=19 \\ &\dfrac{10}{x+1}+6 y=22\end{aligned} \Leftrightarrow\left\{\begin{aligned}&x+1=1 \\ &10+6 y=22\end{aligned} \Leftrightarrow\left\{\begin{aligned}&x=0 \\ &y=2\end{aligned} .\right.\right.\right.\right.$
Đối chiếu điều kiện và kết luận nghiệm của hệ phương trình là $(x ; y)=(0 ; 2)$.
2) Tìm $m$ để $(d)$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt có hoành độ $\left|x_{1}-x_{2}\right|=2$.
Phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng $(d)$ và parabol $(P)$: $x^{2}=2 x+m-2 \Leftrightarrow x^{2}-2 x-m+2=0$ (1).
Đường thẳng $(d)$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt $\Leftrightarrow$ (1) có hai nghiệm phân biệt $\Leftrightarrow \Delta'>0 \Leftrightarrow m-1>0 \Leftrightarrow m>1 .$
Áp dụng định lý Vi-et, có: $\left\{\begin{aligned}&x_{1}+x_{2}=2 \\& x_{1} x_{2}=-m+2\end{aligned}\right.$ (*)
Biển đổi $\left|x_{1}-x_{2}\right|=2 \Leftrightarrow\left(x_{1}-x_{2}\right)^{2}=4 \Leftrightarrow\left(x_{1}+x_{2}\right)^{2}-4 x_{1} x_{2}=4$.
Từ (*) ta có: $4-4(-m+2)=4 \Leftrightarrow m=2$ (tm).
Kết luận $m=2$.
(3 điểm)
Cho tam giác $A B C$ vuông tại $A$. Vẽ đường tròn tâm $C$, bán kính $C A$. Từ điểm $B$ kẻ tiếp tuyến $B M$ với đường tròn $(C ; C A)$ ( $M$ là tiếp điểm, $M$ và $A$ nằm khác phía đối với đường thẳng $B C$ ).
1) Chứng minh bốn điểm $A$, $C$, $M$ và $B$ cùng thuộc một đường tròn.
2) Lấy điểm $N$ thuộc đoạn thẳng $A B$, ($N$ khác $A, N$ khác $B$). Lấy điểm $P$ thuộc tia đối của tia $M B$ sao cho $M P=A N$. Chứng minh tam giác $C P N$ là tam giác cân và đường thẳng $A M$ đi qua trung điểm của đoạn thẳng $N P$.
Hướng dẫn giải:
1)
Tam giác $A B C$ vuông tại $A$ nên $\widehat{B A C}=90^{\circ}$
$\Rightarrow A$ thuộc đường tròn đường kính $B C$.
$B M$ là tiếp tuyến của đường tròn $(C)$ nên $\widehat{B M C}=90^{\circ} \Rightarrow M$ thuộc đường tròn đường kính $B C$.
Vậy bốn điểm $A$, $C, M$ và $B$ cùng thuộc đường tròn đường kính $B C$.
2)
Xét $\triangle C A N$ và $\triangle C M P$ có:
$C A=C M$;
$\widehat{C A N}=\widehat{C M P}=90^{\circ}$;
$A N=M P$
$\Rightarrow \triangle C A N=\Delta C M P$ (c.g.c)
$\Rightarrow C N=C P$.
$\Rightarrow$ Tam giác $C P N$ cân tại $C$.
Gọi $I$ là trung điểm của đoạn thẳng $N P$.
$\triangle C P N$ cân tại $C$ và $I$ là trung điểm của đoạn thẳng $N P$ nên $C I \perp N P$.
Tứ giác $N A C I$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{N I A}=\widehat{N C A}$.
Tứ giác $C I M P$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{M I P}=\widehat{M C P}$.
$\triangle C A N=\triangle C M P \Rightarrow \widehat{N C A}=\widehat{M C P}$.
Ta có $\widehat{N I A}+\widehat{P I A}=180^{\circ}$ (vì $I$ nằm giữa $N$ và $P$ )
$\Rightarrow \widehat{M I P}+\widehat{P I A}=180^{\circ}$.
Mà hai góc này kề nhau $\Rightarrow A, I, M$ là ba điểm thẳng hàng.
Vậy đường thẳng $AM$ đi qua trung điểm của đoạn thẳng $N P$.
(0,5 điểm) Với các số thực $a$ và $b$ thỏa mãn $a^{2}+b^{2}=2$, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=3(a+b)+a b$.
Hướng dẫn giải:
Từ điều kiện $a^{2}+b^{2}=2$, ta có $(a+b)^{2}-2ab=2 \Rightarrow a b=\dfrac{1}{2}(a+b)^{2}-1$.
Đặt $x=a+b$.
Khi đó $P=3 x+\dfrac{1}{2} x^{2}-1=\dfrac{1}{2}(x+3)^{2}-\dfrac{11}{2}$.
Ta có $(a+b)^{2} \leq 2\left(a^{2}+b^{2}\right) \Rightarrow x^{2} \leq 4 \Rightarrow-2 \leq x \leq 2$.
Do đó $x+3 \geq 1 \Rightarrow(x+3)^{2} \geq 1 \Rightarrow P \geq-5$.
Dấu bằng xảy ra khi $a=b=-1$.
Vậy giá trị nhỏ nhất của $P$ là $-5$.