Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi tỉnh Trà Vinh SVIP
Hướng dẫn giải:
Phần I. Đọc hiểu
Đề 1:
Câu 1.
Phép liên kết hình thức: phép lặp
Từ ngữ liên kết: smartphone
Câu 2.
Thành phần phụ: "trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay" - trạng ngữ
Câu 3.
Từ "ôm" được dùng với nghĩa chuyển.
"Ôm" nghĩa gốc là chỉ hành động dùng tay để giữ một người một vật vào sát với cơ thể của mình. Ở trong câu này, "ôm" chỉ hành động giới trẻ cầm điện thoại bằng hai tay, kéo sát vào khuôn mặt một cách quá gần, với sự chăm chú và tập trung cao, liên tục trong thời gian dài. Lúc đó, giới trẻ vô cùng quan tâm, chăm chú, say mê với chiếc điện thoại, giống như khi đang ôm một người yêu thích.
Đề 2:
Câu 1.
Phép liên kết hình thức: phép lặp
Từ ngữ liên kết: smartphone
Câu 2.
Thành phần biệt lập trong câu là: Thành phần phụ chú ("những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ")
Câu 3.
Phép tu từ: điệp từ
Từ "nghiện" được lặp lại liên tục ba lần liên tiếp
Phần II: Làm văn
Câu 1.
1. Mở đoạn
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Cách sử dụng điện thoại thông minh sao cho hợp lí.
2. Thân đoạn
- Giới thiệu:
+ Điện thoại thông minh (smartphone) là gì?
+ Nó xuất hiện từ khi nào? Ở đó có gì hấp dẫn mà thu hút được giới trẻ sử dụng?
- Những lợi ích mà smartphone mang lại:
+ Cung cấp thông tin nhanh chóng, tiện lợi
+ Sử dụng được mọi lúc, mọi nơi, có thể mang đi khắp nơi
+ Đa dạng các hoạt động giải trí, vui chơi
+ Dễ liên lạc, làm quen với mọi người...
- Hiện trạng sử dụng smartphone hiện nay: Không ít người sử dụng smartphone không đúng lúc, không kiểm soát được thời gian dùng, quá phụ thuộc vào nó... dẫn đến xuất hiện các tác hại không nên có:
+ Mất quá nhiều thời gian cho smartphone, thâm hụt quỹ thời gian học tập, làm việc
+ Bị đau mắt, nhức đầu, mỏi vai gáy...
+ Thiếu hoạt động, giao lưu với môi trường thực tế bên ngoài...
+ Tiếp cận các thông tin, trò chơi tệ hại, bạo lực
- Giải pháp: cách sử dụng smartphone hợp lí:
+ Chỉ sử dụng smartphone vào thời gian rảnh và khi thực sự cần thiết, không lấn chiếm quỹ thời gian học tập, làm việc, nghỉ ngơi để sử dụng smartphone
+ Không sử dụng smartphone trong khoảng thời gian dài và liên tục, phải để mắt, cơ thể được nghỉ ngơi
+ Biết tiếp cận các nội dung, thông tin chính xác ở trên smartphone, tránh các luồng thông tin sai lệch, trò chơi rác, bạo lực...
+ Có những hoạt động giải trí, vui chơi khác ngoài smartphone, như vui chơi thể thao, gặp gỡ bạn bè, đọc sách...
+ Sử dụng smartphone đúng tư thế, vị trí để không ảnh hưởng đến sức khỏe và những người xung quanh...
- Liên hệ bản thân:
+ Bản thân em đã sử dụng smartphone đúng cách, hợp lí chưa? Đã tận dụng được những lợi ích tốt của smartphone cho mình chưa?
+ Nếu em từng sử dụng smartphone chưa hợp lí thì em sẽ thay đổi mình như thế nào?
3. Kết đoạn
Khẳng định lại vấn đề vừa bàn luận: Cần sử dụng điện thoại thông minh hợp lí để đem đến những lợi ích thiết thực nhất cho bản thân.
Câu 2.
1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhà văn Nguyễn Quang Sáng
- Giới thiệu về tình cảm sâu nặng của người cha - ông Sáu dành cho con gái của mình
2. Thân bài
a. Giới thiệu chung về nhân vật người cha: ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày.
b. Tình cảm mà ông Sáu dành cho bé Thu - tình phụ tử thiêng liêng và sâu sắc:
- Trong những ngày ông về thăm quê:
+ Hành động thể hiện sự nôn nóng mong gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.
+ Sừng sờ, bàng hoàng khi con bỏ chạy: mặt sầm lại, hai tay buông xuống.
⇒ Ông Sáu đang xúc động thì phải nhận sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu, tâm trạng từ trông chờ, vui sướng trở thành bàng hoàng, đau đớn.
- Thời gian ở bên con:
+ Ông Sáu chỉ ở nhà với con, chờ con gọi một tiếng “ba”.
+ Mọi sự cố gắng của ông từ giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con là một sự nỗ lực đau đớn của người cha khi con gái không nhận mình.
+ Cảm xúc đau đớn dồn nén đến tức giận, ông đánh con
⇒ Tất cả khiến ông Sáu vô cùng đau khổ, và dằn vặt bản thân
- Cảnh chia li:
+ Ánh mắt của ông trìu mến lẫn buồn rầu, bất lực nhìn con gái.
+ Khi con gái nhận và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.
⇒ Những cử chỉ, hành động đã lột tả tình yêu thương sâu đậm của ông Sáu và niềm hạnh phúc giản dị nhưng mãi đến nay ông mới được cảm nhân - tiếng gọi cha của con gái mình
- Trong những ngày ông ở căn cứ:
+ Ông nhớ con, ân hận vì đã đánh con.
+ Tìm bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con.
+ Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà. Lúc nhớ con, ông nhìn ngắm và cài lược lên tóc.
+ Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội.
⇒ Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó.
c. Tấm lòng người cha là một tuyệt tác của tạo hóa
- Tất cả mọi người cha đều yêu thương con của mình vô điều kiện, giống như những người mẹ
- Tình thương của cha thầm lặng những vẫn rất da diết và ấm áp
- Vì con, những người cha có thể làm bất cứ điều gì kể cả hi sinh bản thân mình (ông Sáu đến giây phút cuối đời vẫn nghĩ về con gái của mình)
→ Tình cha là một tuyệt tác, một món quà vĩ đại mà tạo hóa gửi đến cho những người con
3. Kết bài
- Những giá trị nghệ thuật, nội dung đặc sắc trong việc xây dựng hình ảnh người cha và miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật
- Tình cảm, suy nghĩ của em dành cho nhân vật ông Sáu và những người cha tuyệt vời trên thế giới này.