Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 3 (thời gian: 90 phút) SVIP
(2 điểm)
Cho hai biểu thức $\displaystyle A=\frac{\sqrt{x}+1}{x-4}$ và \(\displaystyle B=\frac{18-\sqrt{x}}{x-4}+\frac{4}{2-\sqrt{x}}+\frac{\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}+2}\) với \(x \ge 0, x \neq 4\).
1. Tính giá trị của $A$ khi $x=25$.
2. Rút gọn biểu thức $B$.
3. Đặt $P=A.B$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $P$.
Hướng dẫn giải:
1. Thế $x=25$ vào biểu thức $A$ ta được:
\(A=\dfrac{\sqrt{25}+1}{25-4}=\dfrac{5+1}{21}=\dfrac{2}{7}\).
2. \(B=\dfrac{18-\sqrt{x}}{x-4}+\dfrac{4}{2-\sqrt{x}}+\dfrac{\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}+2}\) (\(x\ge0,x\ne4\))
\(=\dfrac{18-\sqrt{x}}{\left(\sqrt{x}-2\right)\left(\sqrt{x}+2\right)}-\dfrac{4\left(\sqrt{x}+2\right)}{\left(\sqrt{x}-2\right)\left(\sqrt{x}+2\right)}+\dfrac{\left(\sqrt{x}+3\right)\left(\sqrt{x}-2\right)}{\left(\sqrt{x}+2\right)\left(\sqrt{x}-2\right)}\)
\(=\dfrac{18-\sqrt{x}-4\sqrt{x}-8+x+\sqrt{x}-6}{\left(\sqrt{x}-2\right)\left(\sqrt{x}+2\right)}\)
\(=\dfrac{x-4\sqrt{x}+4}{\left(\sqrt{x}-2\right)\left(\sqrt{x}+2\right)}\)
\(=\dfrac{\left(\sqrt{x}-2\right)^2}{\left(\sqrt{x}-2\right)\left(\sqrt{x}+2\right)}=\dfrac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+2}\).
3. \(P=A.B=\dfrac{\sqrt{x}+1}{x-4}.\dfrac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+2}=\dfrac{\sqrt{x}+1}{\left(\sqrt{x}+2\right)\left(\sqrt{x}-2\right)}.\dfrac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+2}\)\
\(=\dfrac{\sqrt{x}+1}{\left(\sqrt{x}+2\right)^2}=\dfrac{1}{\sqrt{x}+2}-\dfrac{1}{\left(\sqrt{x}+2\right)^2}\)
\(=-\left[\left(\dfrac{1}{\sqrt{x}+2}\right)^2-2.\dfrac{1}{\sqrt{x}+2}.\dfrac{1}{2}+\left(\dfrac{1}{2}\right)^2\right]+\dfrac{1}{4}\)
\(=-\left(\dfrac{1}{\sqrt{x}+2}-\dfrac{1}{2}\right)^2+\dfrac{1}{4}\le\dfrac{1}{4}\)
Dấu "\(=\)" xảy ra khi \(\dfrac{1}{\sqrt{x}+2}-\dfrac{1}{2}=0\Leftrightarrow x=0\) (thỏa mãn).
Vậy giá trị lớn nhất của \(P\) là \(\dfrac{1}{4}\) đạt tại \(x=0\).
(2,5 điểm) Giải bài toán sau bằng cách lập hệ phương trình
Trong tháng đầu, hai tổ làm được \(600\) sản phẩm. Sang tháng thứ hai, tổ I vượt mức $10\%$ và tổ hai vượt mức $20\%$ so với tháng đầu, do đó tháng thứ hai cả hai tổ làm được $685$ sản phẩm. Hỏi tháng đầu, mỗi tổ làm được bao nhiêu sản phẩm?
Hướng dẫn giải:
Gọi số sản phẩm tháng đầu mỗi tổ sản xuất được lần lượt là $x$, $y$ (sản phẩm) ($x,y>0$).
Vì trong tháng đầu, hai tổ làm được $600$ sản phẩm nên ta có phương trình:
$x+y=600$ (1)
Vì sang tháng thứ hai, tổ I vượt mức $10\%$ và tổ hai vượt mức $20\%$ so với tháng đầu, do đó tháng thứ hai cả hai tổ làm được $685$ sản phẩm nên ta có phương trình
$x+10\%x+y+20\%y=685 \Leftrightarrow 1,1x+1,2y=685$ (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
\(\left\{{}\begin{matrix}x+y=600\\1,1x+1,2y=685\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}1,1x+1,1y=660\\1,1x+1,2y=685\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}0,1y=25\\x+y=600\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=250\\x=350.\end{matrix}\right.\) (thỏa mãn)
Vậy tháng đầu tổ I sản xuất được $350$ sản phẩm, tổ II sản xuất được $250$ sản phẩm.
(2,0 điểm)
1. Trong cùng mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho parabol $(P):y=x^2$ và đường thẳng $(d):y=x+2$. Tìm tọa độ các giao điểm của $(P)$ và $(d)$.
2. Cho hệ phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}mx+y=2m\\x+my=m+1.\end{matrix}\right.\)
Tìm $m$ để hệ đã cho có nghiệm duy nhất $(x;y)$ mà cả $x$ và $y$ đều nhận giá trị nguyên.
Hướng dẫn giải:
1. Phương trình hoành độ giao điểm của $(P)$ và $(d)$ là
$x^2=x+2 \Leftrightarrow x^2-x-2=0 \Leftrightarrow (x+1)(x-2)=0 $\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=-1\\x=2.\end{matrix}\right.\)
Với \(x=-1\) suy ra \(y=1\) ta có điểm \(\left(-1;1\right)\).
Với \(x=2\) suy ra \(y=4\) ta có điểm \(\left(2;4\right)\).
Vậy $(P)$ và $(d)$ cắt nhau tại hai điểm $(-1;1)$ và $(2;4)$.
2. Với \(m=0\) hệ phương trình đã cho tương đương với:
\(\left\{{}\begin{matrix}y=0\\x=1\end{matrix}\right.\) thỏa mãn.
Với $m \neq 0$ hệ phương trình đã cho tương đương với:
\(\left\{{}\begin{matrix}m^2x+my=2m^2\\x+my=m+1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\left(m^2-1\right)x=2m^2-m-1\\y=2m-mx\end{matrix}\right.\) (I)
Với \(m=1\) hệ (I) tương đương với:
\(\left\{{}\begin{matrix}0x=0\\y=2-x\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x\inℝ\\y=2-x\end{matrix}\right.\) (loại)
Với \(m=-1\) hệ (I) tương đương với:
\(\left\{{}\begin{matrix}0x=2\\y=-2+x\end{matrix}\right.\) (vô nghiệm)
Với \(m\ne\pm1\) hệ (I) tương đương với:
\(\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{\left(2m+1\right)\left(m-1\right)}{\left(m-1\right)\left(m+1\right)}\\y=2m-mx\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{2m+1}{m+1}\\y=2m-m\dfrac{2m+1}{m+1}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{2m+1}{m+1}\\y=\dfrac{m-2m^2}{m+1}\end{matrix}\right.\).
Ta có: \(x=\dfrac{2m+1}{m+1}=\dfrac{2m+2-1}{m+1}=2-\dfrac{1}{m+1}\).
Để \(x\) nhận giá trị nguyên thì \(\dfrac{1}{m+1}\) nhận giá trị nguyên.
\(\dfrac{1}{m+1}=k\) (\(k\) nguyên)
\(\Leftrightarrow m+1=\dfrac{1}{k}\Leftrightarrow m=\dfrac{1}{k}-1=\dfrac{1-k}{k}\).
\(y=\dfrac{m-2m^2}{m+1}=\dfrac{\dfrac{1-k}{k}-2\left(\dfrac{1-k}{k}\right)^2}{\dfrac{1-k}{k}+1}=\dfrac{-3k^2+5k+2}{k}=-3k+5+\dfrac{2}{k}\)
\(y\) nguyên, \(k\) nguyên suy ra \(\dfrac{2}{k}\)nguyên do đó \(k\inƯ\left(2\right)=\left\{-2;-1;1;2\right\}\)
Suy ra \(m\in\left\{-\dfrac{3}{2};-2;0;-\dfrac{1}{2}\right\}\).
Vậy \(m\in\left\{-\dfrac{3}{2};-2;0;-\dfrac{1}{2}\right\}\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.
(3,0 điểm)
Cho $\triangle ABC$ nhọn nội tiếp đường tròn $(O)$ với $AB<AC$. Các đường cao $BE$ và $CF$ của $\triangle ABC$ cắt nhau tại $H$.
1.Chứng minh tứ giác $BCEF$ nội tiếp.
2. Chứng minh $OA \bot EF$.
3. Gọi $M$ là trung điểm của $BC$, $S$ là giao điểm của đường thẳng $EF$ và $BC$. Kẻ đường kính $AK$ của đường tròn $(O)$. Chứng minh $H$, $M$, $K$ thẳng hàng và chứng minh $SH \bot AM$.
Hướng dẫn giải:
1. Chứng minh tứ giác $BCEF$ nội tiếp.
Có $\widehat{BFC} = \widehat{BEC} = 90^\circ$ do đó $F$, $E$ cùng nhìn $BC$ dưới một góc $90^\circ$ nên $F$, $E$ cùng thuộc đường tròn đường kính $BC$.
Suy ra tứ giác $BCEF$ nội tiếp.
2. Chứng minh $OA \bot EF$.
Gọi $I$ là giao điểm của $OA$ và $EF$.
Vì tứ giác $BCEF$ nội tiếp nên $\widehat{FBC} = \widehat{FEA}$.
Suy ra $\widehat{AIE} = 180^\circ - \widehat{IAE} - \widehat{IEA} = 180^\circ - \widehat{IAE} - \widehat{FBC} = 180^\circ$\(-\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{CK}-\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{AC}\)
$=180^\circ$\(-\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{AK}\)$=180^\circ - 90^\circ = 90^\circ$.
Do đó $OA \ bot EF$.
3.
- Chứng minh $H$, $M$, $K$ thẳng hàng.
Có $\widehat{KBA} = 90^\circ$ suy ra $KB \bot BA$ mà $CF \bot BA$ suy ra $KB \parallel CF$.
Tương tự, có $\widehat{KCA} = 90^\circ$ suy ra $KC \bot CA$ mà $BE \bot CA$ suy ra $KC \parallel BE$.
Xét tứ giác $BHCK$ có: $BH \parallel KC$, $KB \parallel CK$ suy ra tứ giác $BHCK$ là hình bình hành.
Do đó hai đường chéo $BC$, $HK$ cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Mà $M$ là trung điểm của $BC$ suy ra $M$ là trung điểm của $HK$.
Do đó $H$, $M$, $K$ thẳng hàng.
- Chứng minh $SH \bot AM$.
Gọi $D$ là giao điểm của $SA$ và $(O)$.
Có $\triangle SBF \backsim \triangle SCE$ (g.g)
suy ra \(\dfrac{SF}{SC}=\dfrac{SB}{SE}\Rightarrow SF.SE=SB.SC\).
Có $\triangle SBD \backsim \triangle SAC$ (g.g)
suy ra \(\dfrac{SB}{SA}=\dfrac{SD}{SC}\Rightarrow SB.SC=SA.SD\).
Suy ra \(SF.SE=SA.SD\Rightarrow\dfrac{SF}{SA}=\dfrac{SD}{SE}\).
Xét $\triangle SFD$ và $\triangle SAE$ có:
\(\dfrac{SF}{SA}=\dfrac{SD}{SE}\)
$widehat{FSD} = \widehat{ASE}$ (góc chung)
suy ra $\triangle SFD \backsim \triangle SAE$ (c.g.c)
\(\Rightarrow\widehat{SDF}=\widehat{SEA}\)
do đó tứ giác $ADFE$ nội tiếp.
Mà tứ giác $AFHE$ nội tiếp đường tròn đường kính $AH$ (vì $F$, $E$ cùng nhìn $AH$ dưới một góc vuông$
do đó $ADFHE$ nội tiếp đường tròn đường kính $AH$.
Suy ra $\widehat{ADH} = 90^\circ$.
Mà $\widehat{ADK} = 90^\circ$ suy ra $D$, $H$, $K$ thẳng hàng và $KH \bot AS$. Lại có $H$, $M$, $K$ thẳng hàng nên $MH \bot AS$.
Xét tam giác $ASM$ có: $AH \bot SM$, $MH \bot AS$ suy ra $H$ là trực tâm của tam giác $ASM$.
Suy ra $SH \bot AM$.
(0,5 điểm) Cho \(1\le x,y,z\le2\) và \(x^2+y^2+z^2=6\). Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức
\(S=\sqrt{4-x^2}+\sqrt{4-y^2}+\sqrt{4-z^2}\).
Hướng dẫn giải:
- Tìm GTLN
\(S^2=\left(\sqrt{4-x^2}+\sqrt{4-y^2}+\sqrt{4-z^2}\right)^2\)
\(\le\left(1^2+1^2+1^2\right)\left(12-x^2-y^2-z^2\right)=18\)
Suy ra \(S\le3\sqrt{2}\).
Dấu "\(=\)" xảy ra khi \(x=y=z=\sqrt{2}\).
- Tìm GTNN
Đặt \(\sqrt{4-x^2}=a,\sqrt{4-y^2}=b,\sqrt{4-z^2}=c\).
Suy ra \(0\le a,b,c\le\sqrt{3},a^2+b^2+c^2=6\).
Ta có:
\(\left(\sqrt{3}-a\right)\left(\sqrt{3}-b\right)\left(\sqrt{3}-c\right)\ge0\)
\(\Leftrightarrow3\sqrt{3}-3\left(a+b+c\right)+\sqrt{3}\left(ab+bc+ca\right)\ge abc\ge0\)
\(\Leftrightarrow3\sqrt{3}-3S+\sqrt{3}.\dfrac{S^2-6}{2}\ge0\)
\(\Leftrightarrow-3S+\dfrac{\sqrt{3}S^2}{2}\ge0\)
\(\Leftrightarrow S\left(S-2\sqrt{3}\right)\ge0\Leftrightarrow S\ge2\sqrt{3}\)
Dấu "$=$" xảy ra chẳng hạn \(a=b=\sqrt{3},c=0\Leftrightarrow x=y=1,z=2\).