Bài học cùng chủ đề
- Bất đẳng thức
- Tìm GTLN, GTNN của một biểu thức
- Bất đẳng thức Cô-si (phần 1)
- Bất đằng thức Cô-si (phần 2)
- Bất đẳng thức Bunhiacopxki
- Các bài toán bất đẳng thức khác
- Chứng minh các bất đẳng thức sử dụng các bất đẳng thức cơ bản
- GTLN, GTNN
- Bất đẳng thức trong các đề thi vào 10
- Các bài toán tìm GTLN, GTNN trong các đề thi vào 10 các tỉnh thành
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Các bài toán tìm GTLN, GTNN trong các đề thi vào 10 các tỉnh thành SVIP
(Yên Bái)
Cho \(a,b\) là hai số dương thỏa mãn điều kiện \(\left(a+b\right)\left(a+b-1\right)=a^2+b^2\). Tìm GTLN của biểu thức \(Q=\frac{1}{a^4+2ab^2+b^2}+\frac{1}{a^2+2a^2b+b^4}\).
Hướng dẫn giải:
- Theo giả thiết \(a,b>0\) nên áp dụng bất đẳng thức Cô si ta được
\(a^4+b^2\ge2a^2b\Rightarrow a^4+2ab^2+b^2\ge2a^2b+2ab^2\)
\(\Rightarrow a^4+2ab^2+b^2\ge2ab\left(a+b\right)\)
\(\Rightarrow\frac{1}{a^4+2ab^2+b^2}\le\frac{1}{2ab\left(a+b\right)}\), (đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b\))
- Tương tự \(\frac{1}{a^2+2a^2b+b^4}\le\frac{1}{2ab\left(a+b\right)}\) , (đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b\))
- Từ đó \(Q\le\frac{1}{ab\left(a+b\right)}\)
- Giả thiết \(\left(a+b\right)\left(a+b-1\right)=a^2+b^2\) tương đương với \(a+b=2ab\Leftrightarrow ab=\frac{a+b}{2}\)(*)
- Do đó \(Q\le\frac{2}{\left(a+b\right)^2}\)
- Mà \(ab\le\frac{\left(a+b\right)^2}{4}\) nên \(\frac{a+b}{2}\le\frac{\left(a+b\right)^2}{4}\Rightarrow a+b\ge2\) (do giả thiết \(a,b>0\) ).
- Vì vậy \(Q\le\frac{2}{2^2}\)
GTNN là \(\frac{1}{2}\) đạt khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}a=b\\a+b=2\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow a=b=1\)
(Bà rịa Vũng Tàu)
Cho hai số dương \(x,y\) thay đổi nhưng có tích luôn bằng 3. Tìm GTNN của biểu thức \(P=\frac{3}{x}+\frac{9}{y}-\frac{26}{3x+y}\).
Hướng dẫn giải:
- Chú ý rằng \(xy=3\) nên áp dụng bất đẳng thức Cô si cho hai số dương ta được
\(\frac{3}{x}+\frac{9}{y}\ge2\sqrt{\frac{3}{x}.\frac{9}{y}}=6\) hay \(\frac{3}{x}+\frac{9}{y}\ge6\)
và \(3x+y\ge2\sqrt{3xy}=6\Rightarrow\frac{26}{3x+y}\le\frac{26}{6}\) hay \(-\frac{26}{3x+y}\ge-\frac{13}{3}\)
- Từ đó \(P\ge6-\frac{13}{3}\) hay \(P\ge\frac{5}{3}\).
GTNN là \(\frac{5}{3}\) đạt khi \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{3}{x}=\dfrac{9}{y}\\3x=y\\xy=3\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1\\y=3\end{matrix}\right.\)
(Vĩnh Phúc)
Cho \(a,b,c\) là ba số dương thay đổi có tổng luôn bằng 1. Tìm GTLN của biểu thức \(P=\frac{ab}{\sqrt{c+ab}}+\frac{bc}{\sqrt{a+bc}}+\frac{ca}{\sqrt{b+ca}}\).
Hướng dẫn giải:
- Sử dụng giả thiết \(a+b+c=1\) ta biến đổi và ước lượng các số hạng của \(P\) (bằng cách dùng Cô si ) như sau:
\(c+ab=c\left(a+b+c\right)+ab=\left(c+a\right)\left(c+b\right)\)
\(\Rightarrow\frac{ab}{\sqrt{c+ab}}=ab.\frac{1}{\sqrt{\left(c+a\right)\left(c+b\right)}}\le ab.\frac{1}{2}\left(\frac{1}{c+a}+\frac{1}{c+b}\right)\)
- Tương tự \(\frac{bc}{\sqrt{a+bc}}\le\frac{bc}{2}\left(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{a+c}\right)\) và \(\frac{ca}{\sqrt{b+ca}}\le\frac{ca}{2}\left(\frac{1}{b+c}+\frac{1}{b+a}\right)\)
- Từ đó \(P\le\frac{ab}{2}\left(\frac{1}{c+a}+\frac{1}{c+b}\right)+\frac{bc}{2}\left(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{a+c}\right)+\frac{ca}{2}\left(\frac{1}{b+c}+\frac{1}{b+a}\right)\)
\(P\le\frac{1}{a+b}\left(\frac{ac+bc}{2}\right)+\frac{1}{b+c}\left(\frac{ba+ca}{2}\right)+\frac{1}{c+a}\left(\frac{cb+ca}{2}\right)\)
\(P\le\frac{a+b+c}{2}\)
\(P\le\frac{1}{2}\).
GTLN bằng \(\frac{1}{2}\) đạt được khi \(a=b=c=\frac{1}{3}\)
(Tuyên Quang)
Tìm GTLN, GTNN của biểu thức \(A=2x+\sqrt{5-x^2}\).
Hướng dẫn giải:
- Tập xác định : \(5-x^2\ge0\Leftrightarrow x^2\le5\Leftrightarrow-\sqrt{5}\le x\le\sqrt{5}\).
- Theo Bunhiacopxki thì \(A^2\le\left(4+1\right)\left(x^2+5-x^2\right)\Rightarrow A\le5\)
Hơn nữa \(A=5\Leftrightarrow\frac{x}{2}=\frac{\sqrt{5-x^2}}{1}\Leftrightarrow x=2\). Vì vậy GTLN = 5.
- Lại có \(x\ge-\sqrt{5}\) và \(\sqrt{5-x^2}\ge0\) nên \(A\ge-2\sqrt{5}\). Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=-\sqrt{5}\)
Vì vậy GTNN \(=-2\sqrt{5}\)
(Thái Bình)
Cho ba số dương \(a,b,c\) thay đổi thỏa mãn \(a^2+b^2+c^2=3\).
Tìm GTNN của biểu thức \(P=2\left(a+b+c\right)+\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\).
Hướng dẫn giải:
- Dễ chứng minh được \(2x+\frac{1}{x}\ge\frac{1}{2}x^2+\frac{5}{2}\) với mọi \(0< x< 2\) (chẳng hạn, nhận xét này tương đương với
\(x^3-4x^2+5x-2\le0\) \(\Leftrightarrow\left(x-1\right)\left(x^2-3x+2\right)\le0\) \(\Leftrightarrow\left(x-1\right)^2\left(x-2\right)\le0\) , đúng ).
- Từ giả thiết \(a^2+b^2+c^2=3\Rightarrow a^2< 4\Rightarrow0< a< 2\), tương tự \(0< b,c< 2\). Áp dụng nhận xét trên ta có
\(P=2a+\frac{1}{a}+2b+\frac{1}{b}+2c+\frac{1}{c}\ge\frac{1}{2}\left(a^2+b^2+c^2\right)+\frac{15}{2}=9\)
- Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c=1\).
- Vậy GTNN = 9.
(Thái Bình)
Cho \(x,y,z\) là ba số dương thay đổi luôn thỏa mãn điều kiện \(x\left(x+1\right)+y\left(y+1\right)+z\left(z+1\right)\le18\).
Tìm GTNN của biểu thức \(P=\frac{1}{x+y+1}+\frac{1}{y+z+1}+\frac{1}{z+x+1}\).
Hướng dẫn giải:
- Đặt \(a=y+z+1,b=x+z+1,c=x+y+1\) thì \(P=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\). Ta tìm điều kiện đối với \(a,b,c\).
- Vì \(x,y,z>0\)nên \(a,b,c>0\). Hơn nữa, giả thiết
\(x\left(x+1\right)+y\left(y+1\right)+z\left(z+1\right)\le18\)\(\Leftrightarrow3\left(x^2+y^2+z^2\right)+3\left(x+y+z\right)\le54\) (*)
- Mà \(\left(x+y+z\right)^2\le3\left(x^2+y^2+z^2\right)\) (theo Bunhiacopxki) , nên từ (*) suy ra
\(\left(x+y+z\right)^2+3\left(x+y+z\right)\le54\)
- Đặt \(t=x+y+z\) thì \(t>0\) nên
\(t^2+3t-54\le0\Leftrightarrow\left(t+9\right)\left(t-6\right)\le0\Leftrightarrow t-6\le0\Leftrightarrow t\le6\)
- Vì vậy cần tìm GTNN của \(P=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\) với điều kiện \(a,b,c>0\) và
\(a+b+c=2\left(x+y+z\right)+3=2t+3\le15\)
- Để đánh giá P cần khử hết các phân số \(\frac{1}{a},\frac{1}{b},\frac{1}{c}\) và ta nghĩ đến sử dụng bất đẳng thức Cô si cho cặp số \(\frac{1}{a}\) và \(ka\) mà dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c=5\), từ đó \(k=\frac{1}{25}\).
Ta có \(\frac{1}{a}+\frac{a}{25}\ge\frac{2}{5}\Rightarrow\frac{1}{a}\ge\frac{2}{5}-\frac{a}{25}\) . Viết các bất đẳng thức tương tự đối với \(b,c\) rồi cộng lại ta được
\(P\ge\frac{6}{5}-\frac{a+b+c}{25}\ge\frac{6}{5}-\frac{15}{25}=\frac{3}{5}\) (vì \(a+b+c\le15\) )
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c=5\Leftrightarrow x+y=y+z=z+x=4\Leftrightarrow x=y=z=2\)
Vậy GTNN là \(\frac{3}{5}\).
(Quảng Ninh)
Cho \(a,b\) là hai số dương thỏa mãn điều kiện \(2a+b\ge7\). Tìm GTNN của biểu thức \(P=a^2-a+3b+\frac{9}{a}+\frac{1}{b}+9\).
Hướng dẫn giải:
Viết lại biểu thức đã cho dưới dạng
\(P=\left(\frac{9}{a}+a\right)+\left(\frac{1}{b}+b\right)+\left(a-3\right)^2+2\left(2a+b\right)\)
Sử dụng bất đẳng thức Cô si và giả thiết ta có
\(P\ge6+2+2.7=22\)
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}a=3\\b=1\end{matrix}\right.\) .
Vậy GTNN = 22.
(Quảng Ninh)
Choỏa mãn điều kiện \(2a^2+\frac{b^2}{4}+\frac{1}{a^2}=4\).
Tìm GTLN của biểu thức \(P=ab\).
Hướng dẫn giải:
Ta có \(P=ab\le a^2+\frac{b^2}{4}\)
và \(2\le a^2+\frac{1}{a^2}\)
Cộng theo vế hai bất đẳng thức trên ta được \(P+2\le2a^2+\frac{b^2}{4}+\frac{1}{a^2}=4\)
\(\Rightarrow P\le2\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}a=2b\\a^2=1\\2a^2+\dfrac{b^2}{4}+\dfrac{1}{a^2}=4\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=1\\b=2\end{matrix}\right.\) hoặc \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=-1\\b=-2\end{matrix}\right.\).
P có GTLN bằng 2.
(Quảng Ngãi)
Tìm GTNN của biểu thức \(P=\frac{x^2-2x+2014}{x^2}\).
Hướng dẫn giải:
- Ta có \(P=\frac{x^2-2x+2014}{x^2}\Leftrightarrow\left(P-1\right)x^2+2x-2014=0\) (1)
- Nếu \(P=1\) thì (1) có nghiệm \(x=1007\).
- Nếu \(P\ne1\) thì (1) là phương trình bậc hai. Phương trình này có nghiệm khi và chỉ khi
\(\Delta'=1+2014\left(P-1\right)\ge0\Leftrightarrow P\ge\frac{2013}{2014}\)
Vậy GTNN = \(\frac{2013}{2014}\).
(Phú Thọ)
Cho \(a,b,c\)là ba số dương thay đổi luôn thỏa mãn điều kiện
\(7\left(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\right)=6\left(\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}\right)+2015\)
Tìm GTLN của biểu thức
\(P=\frac{1}{\sqrt{3\left(2a^2+b^2\right)}}+\frac{1}{\sqrt{3\left(2b^2+c^2\right)}}+\frac{1}{\sqrt{3\left(2c^2+a^2\right)}}\).
Hướng dẫn giải:
- Sử dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki ta có
\(3\left(2a^2+b^2\right)=\left(1+1+1\right)\left(a^2+a^2+b^2\right)\ge\left(a+a+b\right)^2\)
Suy ra \(\sqrt{3\left(2a^2+b^2\right)}\ge2a+b\) (đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b\))
Do dó \(\frac{1}{\sqrt{3\left(2a^2+b^2\right)}}\le\frac{1}{2a+b}\) (1)
- Lại theo bất đẳng thức Svac ta có
\(\frac{1}{2a+b}=\frac{1}{a+a+b}\le\frac{1}{9}\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\right)\)
hay \(\frac{1}{2a+b}\le\frac{1}{9}\left(\frac{2}{a}+\frac{1}{b}\right)\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra
\(\frac{1}{\sqrt{3\left(2a^2+b^2\right)}}\le\frac{1}{9}\left(\frac{2}{a}+\frac{1}{b}\right)\) (đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b\))
- Viết hai bất đẳng thức tương tự rồi cộng cả ba bất đẳng thức nhận được ta có
\(P\le\frac{1}{9}\left(\frac{3}{a}+\frac{3}{b}+\frac{3}{c}\right)\)
hay \(P\le\frac{1}{3}\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)\) (3)
- Bây giờ cần đánh giá tổng \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\). Lại theo Bunhiacopxki ta có
\(\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)^2\le3\left(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\right)\) (4)
- Mà theo giả thiết thì
\(7\left(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\right)=6\left(\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}\right)+2015\)
\(\le6\left(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\right)+2015\)
\(\Rightarrow\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\le2015\)
Do đó (4) suy ra
\(\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)^2\le3.2015\)
Nên \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\le\sqrt{6045}\)
Thế vào (3) ta được \(P\le\frac{\sqrt{6045}}{3}\)
Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}7\left(\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}\right)=6\left(\dfrac{1}{ab}+\dfrac{1}{bc}+\dfrac{1}{ca}\right)+2015\\a=b=c\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow a=b=c=\frac{3}{\sqrt{6045}}\)
Vậy GTLN = \(\frac{\sqrt{6045}}{3}\)
(Lạng Sơn)
Cho \(x,y\) là hai số dương thay đổi luôn thỏa mãn \(x+2y\le3\). Tìm GTLN của biểu thức \(S=\sqrt{x+3}+2\sqrt{y+3}\).
Hướng dẫn giải:
- Theo Bunhiacopxki ta có
\(S^2=\left(\sqrt{x+3}+\sqrt{y+3}+\sqrt{y+3}\right)^2\)
\(\le3\left(x+3+y+3+y+3\right)\)
\(=3\left(x+2y+9\right)\)
\(\le3\left(3+9\right)\) (do giả thiết \(x+2y\le3\) )
Từ đó \(S\le6\) , đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
\(\left\{{}\begin{matrix}\sqrt{x+3}=\sqrt{y+3}\\x+2y=3\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow x=y=1\)
Vậy GTLN = 6.
(Hưng Yên)
Cho \(a,b,c\)là ba số dương thay đổi luôn thỏa mãn \(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}=1\).
Tìm GTNN của biểu thức
\(P=\sqrt{2a^2+ab+2b^2}+\sqrt{2b^2+bc+2c^2}+\sqrt{2c^2+ca+2a^2}\).
Hướng dẫn giải:
- Chú ý rằng
\(2a^2+ab+2b^2=\frac{5}{4}\left(a+b\right)^2+\frac{3}{4}\left(a-b\right)^2\ge\frac{5}{4}\left(a+b\right)^2\)
Suy ra
\(\sqrt{2a^2+ab+2b^2}\ge\frac{\sqrt{5}}{2}\left(a+b\right)\)
- Viết hai bất đẳng thức tương tự rồi cộng lại ta có
\(P\ge\sqrt{5}\left(a+b+c\right)\)
- Lại theo Bunhiacopxki thì \(\left(a+b+c\right)\ge\frac{1}{3}\left(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}\right)^2=\frac{1}{3}.1^2\) (do giả thiết
\(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}=1\) ).
Vậy \(P\ge\frac{\sqrt{5}}{3}\), đẳng thức xảy ra khi \(a=b=c=\frac{1}{9}\). Vậy GTNN = \(\frac{\sqrt{5}}{3}\).
(Hòa Bình)
Tìm GTLN và GTNN của biểu thức \(P=\frac{x^2-xy+y^2}{x^2+xy+y^2}\).
Hướng dẫn giải:
- Ta có bất đẳng thức đúng hiển nhiên \(2x^2\pm4xy+2y^2\ge0,\forall x,y\).
- Cộng \(x^2-xy+y^2\)vào hai vế của \(2x^2+4xy+2y^2\ge0\) ta suy ra
\(3\left(x^2+xy+y^2\right)\ge x^2-xy+y^2\)
\(\Rightarrow\frac{x^2-xy+y^2}{x^2+xy+y^2}\le3\), dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(y=-x\ne0\)
- Cộng \(x^2+xy+y^2\) vào hai vế của \(2x^2-4xy+2y^2\ge0\) ta nhận được
\(3\left(x^2-xy+y^2\right)\ge x^2+xy+y^2\)
\(\Rightarrow\frac{x^2-xy+y^2}{x^2+xy+y^2}\ge\frac{1}{3}\) (đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(y=x\ne0\)
Vậy GTLN = 3 ; GTNN = \(\frac{1}{3}\)
(Hà Tĩnh)
Cho \(a,b\) là hai số dương thay đổi nhưng luôn có tích bằng 1. Tìm GTNN của biểu thức \(P=\left(2a+2b-3\right)\left(a^3+b^3\right)+\frac{7}{\left(a+b\right)^2}\).
Hướng dẫn giải:
- Vì \(a^2-2ab+b^2\ge0\Rightarrow a^2-ab+b^2\ge ab\) và vì \(ab=1\)(theo giả thiết) nên
\(a^3+b^3=\left(a+b\right)\left(a^2-ab+b^2\right)\ge\left(a+b\right)ab=\left(a+b\right)\)
\(a^3+b^3\ge a+b\) (1)
- Mặt khác \(2a+2b-3=2\left(a+b\right)-3\ge2.2\sqrt{ab}-3=1\)
\(\Rightarrow\left(2a+2b-3\right)>0\)
Nhân hai vế của (1) với \(\left(2a+2b-3\right)>0\) ta được
\(\left(2a+2b-3\right)\left(a^3+b^3\right)\ge\left(2a+2b-3\right)\left(a+b\right)\)
Do đó
\(P\ge\left(2\left(a+b\right)-3\right)\left(a+b\right)+\frac{7}{\left(a+b\right)^2}\)
- Đặt \(t=a+b\) thì \(t\ge2\) và
\(P\ge2t^2-3t+\frac{7}{t^2}\)
Biến đổi \(2t^2-3t+\frac{7}{t^2}=\left(\frac{7}{t^2}+\frac{7t^2}{16}\right)+\frac{25}{16}\left(t-2\right)^2+\frac{13t}{4}-\frac{25}{4}\)
\(\ge2\sqrt{\frac{7}{t^2}.\frac{7t^2}{16}}+0+\frac{13.2}{4}-\frac{25}{4}\)
Do đó \(P\ge\frac{14}{4}+\frac{26}{4}-\frac{25}{4}\)\(\Leftrightarrow P\ge\frac{15}{4}\).
Đẳng thức xảy ra khi \(a=b=1\).
Vậy GTNN = \(\frac{15}{4}\).
(Thanh Hóa)
Cho \(x,y,z\) là ba số dương thỏa mãn điều kiện
\(\frac{1}{x+y}+\frac{1}{y+z}+\frac{1}{z+x}=2017\)
Tìm GTLN của biểu thức
\(P=\frac{1}{2x+3y+3z}+\frac{1}{3x+2y+3z}+\frac{1}{3x+3y+2z}\).
Hướng dẫn giải:
- Ta có
\(\frac{1}{2x+3y+3z}=\frac{1}{x+y+x+z+y+z+y+z}\)
\(\le\frac{1}{16}\left(\frac{1}{x+y}+\frac{1}{x+z}+\frac{1}{y+z}+\frac{1}{y+z}\right)\)
Viết hai bất đẳng thức tương tự rồi cộng lại ta được
\(P\le\frac{1}{16}\left(\frac{4}{x+y}+\frac{4}{y+z}+\frac{4}{z+x}\right)\)
\(P\le\frac{1}{4}\left(\frac{1}{x+y}+\frac{1}{y+z}+\frac{1}{z+x}\right)=\frac{2017}{4}\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ chi
\(\left\{{}\begin{matrix}x+y=y+z=z+x\\\dfrac{1}{x+y}+\dfrac{1}{y+z}+\dfrac{1}{z+x}=2017\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow x=y=z=\dfrac{3}{4034}\)
GTLN = \(\frac{2017}{4}\)
(Ninh Bình)
Cho \(a,b,c\)là ba số không âm thỏa mãn điều kiện \(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}=3\). Tìm GTNN của biểu thức
\(P=\sqrt{3a^2+2ab+b^2}+\sqrt{3b^2+2bc+3c^2}+\sqrt{3c^2+2ca+3a^2}\).
Hướng dẫn giải:
Chú ý rằng \(3a^2+2ab+3b^2=\left(a-b\right)^2+2\left(a+b\right)^2\ge2\left(a+b\right)^2\)
Suy ra \(\sqrt{3a^2+2ab+3b^2}\ge\sqrt{2}\left(a+b\right)\) . Viết hai bất đẳng thức tương tự rồi cộng lại theo vế và sử dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki ta có
\(P\ge2\sqrt{2}\left(a+b+c\right)\)
\(\ge2\sqrt{2}.\frac{1}{3}\left(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}\right)^2=6\sqrt{2}\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c=1\). Vậy GTNN = \(6\sqrt{2}\).
(Bắc Ninh)
Cho bốn số dương \(x,y,z,t\) thỏa mãn \(x+y+z+t=2\). Tìm GTNN của \(P=\frac{\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)}{xyzt}\).
Hướng dẫn giải:
- Theo Cô si ta có \(\left(x+y+z+t\right)\ge2\sqrt{\left(x+y+z\right)t}\)
\(\left(x+y+z\right)\ge2\sqrt{\left(x+y\right)z}\)
\(x+y\ge2\sqrt{xy}\)
Từ đó
\(\left(x+y+z+t\right)\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)\ge8\sqrt{xyzt\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)}\)
Theo giả thiết có \(x+y+z+t=2\) nên
\(2\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)\ge8\sqrt{\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)xyzt}\)
\(\sqrt{\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)}\ge4\sqrt{xyzt}\)
\(\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)\ge16xyzt\)
\(P=\frac{\left(x+y+z\right)\left(x+y\right)}{xyzt}\ge\frac{1}{16}\)
Đẳng thức khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}x+y+z+t=2\\x+y=z\\x=y\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=y=\dfrac{1}{4}\\z=\dfrac{1}{2}\\t=1\end{matrix}\right.\)
Vậy P có GTNN = \(\frac{1}{16}\)
(Thanh hóa)
Cho ba số dương \(x,y,z\) thay đổi nhưng luôn có tích bằng 1. Tìm GTLN của biểu thức
\(P=\frac{1}{x+y+1}+\frac{1}{y+z+1}+\frac{1}{z+x+1}\)
Hướng dẫn giải:
- Đặt \(a=\sqrt[3]{x},b=\sqrt[3]{y},c=\sqrt[3]{z}\) thì \(abc=\sqrt[3]{xyz}=1\) và
\(x+y+1=a^3+b^3+abc=\left(a+b\right)\left(a^2-ab+b^2\right)+abc\)
\(x+y+1=\left(a+b\right)\left(ab+\left(a-b\right)^2\right)+abc\)
\(x+y+1=\left(a+b\right)ab+abc+\left(a+b\right)\left(a-b\right)^2\)
\(x+y+1=ab\left(a+b+c\right)+\left(a+b\right)\left(a-b\right)^2\)
\(\Rightarrow x+y+1\ge ab\left(a+b+c\right)=\frac{a+b+c}{c}\) , đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b\Leftrightarrow x=y\).
\(\Rightarrow\frac{1}{x+y+1}\le\frac{c}{a+b+c}\).
Tương tự \(\frac{1}{y+z+1}\le\frac{a}{a+b+c}\) và \(\frac{1}{z+x+1}\le\frac{b}{a+b+c}\).
Cộng ba bất đẳng thức vừa nhận được theo vế suy ra \(P\le1\). Dấu đẳng thức chỉ xảy ra khi \(x=y=z=1\)
Vậy GTLN = 1.
(Thanh Hóa)
Cho \(a,b,c\) là ba số dương thay đổi luôn thỏa mãn điều kiện \(5a^2+2abc+4b^2+3c^2=60\).
Tìm GTLN của biểu thức \(P=a+b+c\).
Hướng dẫn giải:
- Từ giả thiết ta có thể tính \(a\) theo \(b,c\) bằng cách giả phương trình bậc hai ẩn \(a\)sau:
\(5a^2+2abc+4b^2+3c^2=60\) (*)
\(\Leftrightarrow5a^2+\left(2bc\right)a+\left(4b^2+3c^2-60\right)=0\)
- Phương trình này có biệt số \(\Delta'=\left(15-b^2\right)\left(20-c^2\right)\). Chú ý rằng từ giả thiết (*) suy ra \(4b^2\le60\) và \(3c^2\le60\) nên \(\Delta'\ge0\) và (*) có hai nghiệm
\(a=\frac{-bc-\sqrt{\Delta'}}{5};a=\frac{-bc+\sqrt{\Delta'}}{5}\)
- Do đòi hỏi \(a>0\) nên \(a=\frac{-bc-\sqrt{\Delta'}}{5}\) bị loại. Vì vậy \(a=\frac{-bc+\sqrt{\Delta'}}{5}\).
- Áp dụng bất dẳng thức Cô si ta có
\(\sqrt{\Delta'}=\sqrt{\left(15-b^2\right)\left(20-c^2\right)}\le\frac{15-b^2+20-c^2}{2}\)
Từ đó \(a\le\frac{-bc+\frac{1}{2}\left(35-b^2-c^2\right)}{5}\) hay \(a\le\frac{35-\left(b+c\right)^2}{10}\)
Do đó \(a+b+c\le\frac{35-\left(b+c\right)^2+10\left(b+c\right)}{10}\)
\(a+b+c\le\frac{60-\left(b+c-5\right)^2}{10}\)
\(P=a+b+c\le6\)
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi
\(\left\{{}\begin{matrix}15-b^2=20-c^2\\b+c-5=0\\a+b+c=6\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=1\\b=2\\c=3\end{matrix}\right.\)
GTLN = 6.
(Bắc Ninh)
Cho \(a\)là số dương. Tìm GTNN của biểu thức
\(S=\frac{a}{a^2+1}+\frac{5\left(a^2+1\right)}{2a}\).
Hướng dẫn giải:
Ta có \(S=\frac{a}{a^2+1}+\frac{10\left(a^2+1\right)}{4a}\)
\(=\frac{a}{a^2+1}+\frac{a^2+1}{4a}+\frac{9\left(a^2+1\right)}{4a}\)
\(\ge2\sqrt{\frac{a}{a^2+1}.\frac{a^2+1}{4a}}+\frac{9}{4a}\left(\left(a-1\right)^2+2a\right)\)
\(\ge1+\frac{9\left(a-1\right)^2}{4a}+\frac{9}{2}\)
\(\ge\frac{11}{2}\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{a}{a^2+1}=\dfrac{a^2+1}{4a}\\\left(a-1\right)^2=0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow a=1\)
Vậy GTNN = \(\frac{11}{2}\)
(Bắc Giang)
Cho \(a,b\) là hai số dương thỏa mãn \(2a+3b\le4\). Tìm GTNN của biểu thức \(P=\frac{2002}{a}+\frac{2017}{b}+2996a-5501b\).
Hướng dẫn giải:
- Viết lại biểu thức đã cho dưới dạng
\(P=2002\left(\frac{1}{a}+4a\right)+2017\left(b+\frac{1}{b}\right)+\left(2996a-8008a\right)-\left(5501b+2017b\right)\)
\(P\ge2002.4+2017.2-5012a-7518b\)
\(P\ge12042-2056\left(2a+3b\right)\)
\(P\ge12042-2056.4\)
\(P\ge3818\)
GTNN = \(3818\) đạt khi \(a=\frac{1}{2},b=1\)
(Hà Nam)
Cho \(a,b,c\)là ba số không âm thỏa mãn điều kiện \(ab+bc+ca=3\)và \(a\ge c\). Tìm GTNN của biểu thức \(P=\frac{1}{\left(a+1\right)^2}+\frac{2}{\left(b+1\right)^2}+\frac{3}{\left(c+1\right)^2}\).
Hướng dẫn giải:
Từ giả thiết \(a\ge c\ge0\)suy ra \(\frac{1}{\left(c+1\right)^2}\ge\frac{1}{\left(a+1\right)^2}\), do đó
\(P\ge2\left(\frac{1}{\left(a+1\right)^2}+\frac{1}{\left(b+1\right)^2}+\frac{1}{\left(c+1\right)^2}\right)\)
\(\ge2\left(\frac{1}{a+1}.\frac{1}{b+1}+\frac{1}{b+1}.\frac{1}{c+1}+\frac{1}{c+1}.\frac{1}{a+1}\right)\)
\(\Rightarrow P\ge\frac{2\left(a+b+c+3\right)}{\left(a+1\right)\left(b+1\right)\left(c+1\right)}\) (1)
Lại theo giả thiết \(ab+bc+ca=3\) suy ra
\(\left(a+b+c\right)^2\ge3\left(ab+bc+ca\right)=9\Leftrightarrow a+b+c\ge3\)
và \(3=ab+bc+ca\ge3\sqrt[3]{ab.bc.ca}\Rightarrow abc\le1\le\frac{a+b+c}{3}\)
và \(\left(a+1\right)\left(b+1\right)\left(c+1\right)=abc+\left(ab+bc+ca\right)+\left(a+b+c\right)+1\)
\(=abc+\left(a+b+c\right)+4\)
\(\le\frac{a+b+c}{3}+\left(a+b+c\right)+4\)
\(\Rightarrow\left(a+1\right)\left(b+1\right)\left(c+1\right)\le\frac{4}{3}\left(a+b+c+3\right)\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(P\ge\frac{3}{2}\). Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c=1\). Vậy GTNN = \(\frac{3}{2}\).
(Bà rịa Vũng Tàu)
Cho \(a,b\)là hai số thực tùy ý sao cho phương trình \(4x^2-4ax-b^2+2=0\) có hai nghiệm \(x_1,x_2\).
Tìm GTNN của biểu thức \(P=\left(x_1+x_2\right)^2+4b\left(x_1+x_2\right)-8x_1x_2+\frac{1+2b\left(x_1+x_2\right)}{a^2}\).
Hướng dẫn giải:
- Điều kiện có nghiệm \(\Delta'\ge0\Leftrightarrow a^2+b^2\ge2\).
- Sử dụng định lí Viet ta tính được
\(P=a^2-ab+2b^2-4+\frac{1-2ab}{a^2}\)
Viết lại \(P\) dưới dạng
\(P=\frac{1}{2}\left(a^2+b^2\right)+\frac{1}{2}\left(a-b\right)^2+\left(b-\frac{1}{a}\right)^2-4\)
\(\ge\frac{1}{2}\left(a^2+b^2\right)-4\)
\(\ge\frac{1}{2}.2-4\)
\(P\ge-3\)
GTNN = -3 đạt khi \(a=b=1\) hoặc \(a=b=-1\).
(Hà Nội)
Cho \(a,b\)là hai số không âm thay đổi luôn thỏa mãn \(a^2+b^2=4\). Tìm GTLN của biểu thức \(M=\frac{ab}{a+b+2}\).
Hướng dẫn giải:
Sử dụng giả thiết \(a^2+b^2=4\) có thể rút gọn \(M\) như sau
\(M=\frac{ab}{a+b+2}=\frac{\left(a+b\right)^2-\left(a^2+b^2\right)}{2\left(a+b+2\right)}=\frac{\left(a+b\right)^2-4}{2\left(a+b+2\right)}=\frac{a+b-2}{2}\)
Mặt khác, theo Bunhiacopxki ta có
\(\left(a+b\right)^2\le2\left(a^2+b^2\right)=8\Rightarrow a+b\le2\sqrt{2}\)
Do đó \(M\le\sqrt{2}-1\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=\sqrt{2}\).
Vậy GTLN = \(\sqrt{2}-1\)
(Hà Nội)
Cho \(a,b,c\) là ba số dương thỏa mãn điều kiện \(a+b+c=2\). Tìm GTLN của biểu thức
\(Q=\sqrt{2a+bc}+\sqrt{2b+ca}+\sqrt{2c+ab}\).
Hướng dẫn giải:
- Do giả thiết \(a+b+c=2\) nên
\(\sqrt{2a+bc}=\sqrt{\left(a+b+c\right)a+bc}=\sqrt{\left(a+b\right)\left(a+c\right)}\le\frac{2a+b+c}{2}\)
Viết hai bất đẳng thức tương tự rồi cộng theo vế ba bất đẳng thức nhận được ta có
\(Q\le\frac{2a+b+c}{2}+\frac{2b+c+a}{2}+\frac{2c+a+b}{2}=2\left(a+b+c\right)=4\)
Hơn nữa \(Q=4\Leftrightarrow a+b+c=2\) và \(\left\{{}\begin{matrix}a+b=a+c\\b+c=b+a\\c+a=c+b\end{matrix}\right.\) hay \(a=b=c=\frac{2}{3}\)
GTLN = 4
(Hà Tĩnh)
Cho ba số \(a,b,c\) thỏa mãn điều kiện \(a^2+b^2+c^2=1\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(F=ab+bc+2ca\).
Hướng dẫn giải:
Ta có \(a^2+b^2+c^2+2\left(ab+bc+ca\right)=\left(a+b+c\right)^2\ge0\)
. \(1+2\left(ab+bc+ca\right)\ge0\)
\(ab+bc+ca\ge-\frac{1}{2}\) (1)
Mặt khác \(b^2+\left(a+c\right)^2\ge0\)
suy ra \(b^2+a^2+c^2+2ac\ge0\)
\(1+2ac\ge0\Rightarrow ac\ge-\frac{1}{2}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(F\ge-1\)
Đẳng thức \(F=-1\) chỉ xảy ra khi
\(\left\{{}\begin{matrix}a+b+c=a+c=b=0\\a^2+b^2+c^2=1\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}b=0;a=\dfrac{1}{\sqrt{2}};c=\dfrac{-1}{\sqrt{2}}\\b=0;a=\dfrac{-1}{\sqrt{2}};c=\dfrac{1}{\sqrt{2}}\end{matrix}\right.\)
Vậy GTNN = -1
1) Chứng minh rằng \(\left(a+b+c\right)\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)\ge9,\left(\forall a,b,c>0\right)\).
2) Cho \(a,b,c\)là ba số dương thay đổi luôn thỏa mãn điều kiện \(a+b+c=1\) . Tìm GTNN của biểu thức
\(P=\frac{9}{2\left(ab+bc+ca\right)}+\frac{2}{a^2+b^2+c^2}\).
Hướng dẫn giải:
1) Áp dụng bất đẳng thức Cô si cho \(a,b,c\) và cho \(\frac{1}{a},\frac{1}{b},\frac{1}{c}\) suy ra đpcm. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c\).
Chú ý rằng bất đẳng thức vừa chứng minh có thể viết lại dưới dạng \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge\frac{9}{a+b+c}\).
2) Chú ý rằng \(\frac{9}{2}=\frac{27}{6}=\frac{26}{6}+\frac{1}{6}=\frac{13}{3}+\frac{1}{6}\) nên có thể viết lại \(P\) dưới dạng
\(P=\frac{13}{3\left(ab+bc+ca\right)}+\frac{1}{6\left(ab+bc+ca\right)}+\frac{2}{a^2+b^2+c^2}\)
\(\ge\frac{13}{3\left(ab+bc+ca\right)}+\frac{1}{6\left(a^2+b^2+c^2\right)}+\frac{2}{a^2+b^2+c^2}\)
\(=\frac{13}{6}\left(\frac{2}{ab+bc+ca}+\frac{1}{a^2+b^2+c^2}\right)\)
Do đó \(P\ge\frac{13}{6}\left(\frac{1}{ab+bc+ca}+\frac{1}{ab+bc+ca}+\frac{1}{a^2+b^2+c^2}\right)\)
Theo 1) thì \(\frac{1}{ab+bc+ca}+\frac{1}{ab+bc+ca}+\frac{1}{a^2+b^2+c^2}\ge\frac{9}{2\left(ab+bc+ca\right)+a^2+b^2+c^2}\)
hay \(\frac{1}{ab+bc+ca}+\frac{1}{ab+bc+ca}+\frac{1}{a^2+b^2+c^2}\ge\frac{9}{\left(a+b+c\right)^2}=\frac{9}{1^2}=9\)
Từ đó \(P\ge\frac{13}{6}.9=\frac{39}{2}\) . Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c=\frac{1}{3}\).
Vậy GTNN = \(\frac{39}{2}\)
(Đắc Lắc)
Tìm GTNN của biểu thức \(A=4x+\frac{1}{4x}-\frac{4\sqrt{x}+3}{x+1}+2016\) (vói \(x>0\)).
Hướng dẫn giải:
Theo Cô si \(4x+\frac{1}{4x}\ge2\) , đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(4x=\frac{1}{4x}=1\Leftrightarrow x=\frac{1}{4}\)). Do đó
\(A\ge2-\frac{4\sqrt{x}+3}{x+1}+2016\)
\(A\ge4-\frac{4\sqrt{x}+3}{x+1}+2014\)
\(A\ge\frac{4x-4\sqrt{x}+1}{x+1}+2014=\frac{\left(2\sqrt{x}-1\right)^2}{x+1}+2014\ge2014\)
Hơn nữa \(A=2014\) khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{1}{4}\\2\sqrt{x}-1=0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow x=\dfrac{1}{4}\) .
Vậy GTNN = 2014
(Bà rịa Vũng Tàu)
Cho \(x,y\)là hai số thỏa mãn \(x\ge2y>0\). Tìm GTNN của biểu thức
\(P=\frac{2x^2+y^2-2xy}{xy}\).
Hướng dẫn giải:
Ta có \(P=\frac{x^2+y^2}{xy}+\frac{x^2-2xy}{xy}=\frac{3x^2+x^2+4y^2}{4xy}+\frac{x\left(x-2y\right)}{xy}\)
\(=\frac{3x^2+x^2+4y^2}{4xy}+\frac{x\left(x-2y\right)}{xy}\)
\(=\frac{3x^2}{4xy}+\frac{x^2+4y^2}{4xy}+\frac{x\left(x-2y\right)}{xy}\)
\(=\frac{3}{4}.\frac{x}{y}+\frac{\left(x-2y\right)^2+4xy}{4xy}+\frac{x\left(x-2y\right)}{xy}\)
\(=\frac{3}{4}.\frac{x}{y}+\frac{\left(x-2y\right)^2}{4xy}+4+\frac{x\left(x-2y\right)}{xy}\)
\(\ge\frac{3}{4}.2+0+4+0\)
\(P\ge\frac{11}{2}\). Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=2y\).
Vậy GTNN = \(\frac{11}{2}\)
Cho \(a,b,c\ge1\)thỏa mãn điều kiện \(ab+bc+ca=9\). Tìm GTLN và GTNN của biểu thức \(P=a^2+b^2+c^2\).
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng bất đẳng thức hiển nhiên \(a^2+b^2+c^2\ge ab+bc+ca=9\) suy ra \(P\ge9\). GTNN = 9 đạt khi và chỉ khi \(a=b=c=\sqrt{3}\).\(a^2+b^2+c^2\le18\)\(\left(a-1\right)\left(b-1\right)\ge0\Rightarrow a+b\le ab+1\). Viết hai bất đẳng thức tương tự rồi cộng theo vế ta được \(2\left(a+b+c\right)\le ab+bc+ca+3=9+3\Rightarrow a+b+c\le6\)
Do đó \(a^2+b^2+c^2=\left(a+b+c\right)^2-2\left(ab+bc+ca\right)=\left(a+b+c\right)^2-18\le6^2-18\)
\(P=a^2+b^2+c^2\le18\)
Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi bộ ba số \(a,b,c\) có hai số bàng 1, một số bằng 4. Vậy GTLN = 18.