Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 12: Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 (Phần 2) SVIP
2. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1991
a) Nhật Bản
* Về chính trị:
- Giai đoạn 1945 - 1952:
Nhật Bản bị quân đội Mỹ dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiếm đóng từ năm 1945 đến năm 1952.
+ Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) do Mỹ đứng đầu đã tiến hành cải cách, loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và thiết lập nền dân chủ tư sản đại nghị ở Nhật Bản.
+ Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ về chính trị và an ninh.
- Giai đoạn 1955 - 1991:
+ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) liên tục cầm quyền.
+ Liên minh chặt chẽ với Mỹ, dần đa dạng hoá quan hệ đối ngoại nhằm nâng cao vị thế quốc tế.
* Về kinh tế:
- Giai đoạn 1945 - 1952: Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế.
- Từ những năm 60:
+ Kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kì", nhờ tận dụng chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.
+ Có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mỹ.
- Đầu những năm 70: Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.
* Về khoa học - công nghệ:
- Được coi là đòn bẩy để phát triển kinh tế – xã hội.
- Bên cạnh việc khuyến khích các phát minh trong nước, Nhật Bản đẩy mạnh việc mua bằng sáng chế của nước ngoài, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực ứng dụng dân dụng.
Hình 1. Chuyến tàu siêu tốc đầu tiên ở Nhật (1964)
b) Trung Quốc
* Tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng chế độ mới (1945 – 1952):
- Hoàn cảnh:
+ 1946 – 1949: Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng (Đảng Quốc dân) và Đảng Cộng sản.
+ Cuối năm 1949, lực lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan.
+ Ngày 1 – 10 – 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
Hình 2. Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (10-1949)
- Sau khi thành lập Nhà nước mới, Trung Quốc bắt tay xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội.
- Ngoại giao: đối ngoại tích cực, góp phần củng cố hoà bình, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.
* Bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1953 – 1978):
- Năm 1953, Trung Quốc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 – 1957) với sự giúp đỡ của Liên Xô.
=> Kết quả: Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch này, góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước.
- Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc đã đề ra và thực hiện các đường lối không phù hợp, dẫn đến tình trạng kinh tế khủng hoảng, chính trị bất ổn và xã hội rối loạn.
- Đối ngoại: xảy ra xung đột biên giới với Ấn Độ (1962), với Liên Xô (1969), trong khi hoà dịu quan hệ với Mỹ.
* Tiến hành cải cách, mở cửa (1978 – 1991):
- Tháng 12 – 1978: Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đề ra đường lối mới, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách, mở cửa nhằm hiện đại hóa, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh.
=> Đến năm 1991, Trung Quốc không chỉ đẩy lùi được cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội mà đã đạt được những thành tựu bước đầu, nhất là về kinh tế (tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới).
- Đối ngoại: bình thường hoá và mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
Hình 3. Khu công nghiệp Xà Khẩu ở Thâm Quyến năm 1979 (bên trái) và năm 1991 (bên phải)
c) Ấn Độ
* Phong trào chống thực dân Anh:
- Từ năm 1945: cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại bùng phát mạnh mẽ.
=> Thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ theo Kế hoạch Mao-bát-tơn (1947).
- Ấn Độ được chia thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Hin-đu giáo và Pa-ki-xtan của người theo Hồi giáo.
- Không thỏa mãn quy chế tự trị, từ năm 1947 đến năm 1950, nhân dân Ấn Độ tiếp tục cuộc đấu tranh để giành độc lập hoàn toàn.
- Ngày 26 – 1 – 1950, Ấn Độ chính thức ban hành Hiến pháp, tuyên bố thành lập nước cộng hòa.
Hình 4. Diễu hành trong Lễ thành lập Cộng hoà Ấn Độ (26-1-1950) tại Niu Đê-li
* Xây dựng đất nước:
- Từ năm 1950 - 1991: Ấn Độ bước vào thời kì xây dựng đất nước và đạt nhiều thành tựu quan trọng.
- Chính trị: củng cố thể chế cộng hoà liên bang, nền dân chủ được hoàn thiện.
- Kinh tế: tương đối phát triển, tiến hành "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp. Những năm 80, Ấn Độ đứng hàng thứ 10 trong các nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.
- Khoa học - công nghệ: chế tạo thành công bom nguyên tử (1974), phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất (1975),...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây