Nguyễn Tu Đức
Giới thiệu về bản thân
Câu 1. (2 điểm)
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
- Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
- Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Về nội dung: Nguyễn Du đề cập đến những kiếp người nhỏ bé, đáng thương:
++ Đó là những người đàn ông bị bắt đi lính, phải chịu cái chết oan uổng vì tên rơi đạn lạc.
++ Đó là những người phụ nữ không may phiêu bạt tới chốn lầu xanh. Cuộc đời họ cũng giống như nàng Kiều, đầy ngang trái, éo le, lận đận mà không được hưởng hạnh phúc. Khi về già cũng không nơi nương tựa.
++ Đó là những người hành khất, lang thang nằm cầu gối đất, sống nhờ vào sự bố thí của người đời.
=> Qua đó, chúng ta không chỉ cảm nhận được tấm lòng thương cảm, xót xa mà Nguyễn Du dành cho những con người khốn cùng ấy, mà còn thấy được truyền thống nhân đạo của dân tộc được thể hiện rất sâu sắc trong đoạn trích.
+ Về nghệ thuật: Các tác phẩm văn tế thường viết theo lối văn biền ngẫu, với quy định chặt chẽ về niêm, luật, vần, đối. Nhưng ở đây, Nguyễn Du đã không viết theo lối văn biền ngẫu với những quy định khắt khe trên mà sử dụng thể thơ dân dã, gần gũi với nhân dân ta hơn là thể song thất lục bát. Bên cạnh đó, ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ cũng hết sức dân dã, quen thuộc với đời sống của nhân dân ta.
=> Nguyễn Du đã xuất phát từ nhu cầu thực tế của quần chúng nhân dân trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ để sáng tác bài văn tế này để bày tỏ tấm lòng thương cảm và tinh thần nhân đạo của nhân dân ta đối với những kiếp người nhỏ bé, đáng thương.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2. (4 điểm)
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng thế hệ gen Z bị gắn mác, quy chụp bằng nhiều định kiến tiêu cực về lối sống và cách làm việc.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
- Xác định được các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận:
- Giải thích từ khóa: Gen Z, gắn mác, quy chụp.
- Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:
+ Thực trạng của vấn đề: Hiện nay, có nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ gen Z bị gắn mác về lối sống, các làm việc trong môi trường sinh sống, học tập và làm việc. (Trích dẫn số liệu, minh chứng cụ thể, chính xác, đầy đủ)
+ Nguyên nhân của vấn đề:
++ Một số cá nhân có biểu hiện không tốt dẫn đến những ấn tượng không tốt trong mắt mọi người xung quanh.
++ Cái nhìn phiến diện, đánh đồng của mọi người.
+ Hệ quả: Nhiều bạn trẻ sẽ gặp phải những trở ngại như:
++ Dễ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý bởi những yếu tố tiêu cực từ sự đánh giá, quy chụp của mọi người xung quanh.
++ Khó hòa nhập với tập thể.
++ Khó có cơ hội thăng tiến tại nơi làm việc.
+ Giải pháp:
++ Tích cực thay đổi, thể hiện bản thân để thay đổi định kiến của mọi người.
++ Góp ý cho những bạn trẻ khác có biểu hiện không tốt để đối phương thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 1.
Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là: Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
Câu 2.
Những kiếp người xuất hiện trong đoạn trích là:
- Những người đàn ông bị bắt đi lính, chẳng may gặp cảnh buổi chiến trận mạng người như rác, mà bỏ mạng nơi sa trường.
- Những người đàn bà vì dòng đời lận đận mà phiêu bạt tới chốn lầu xanh.
- Những người hành khất, lang thang, phải sống cảnh màn trời chiếu đất, sống nhờ vào sự bố thí của người đời.
Câu 3.
- HS xác định những từ láy được sử dụng trong hai câu thơ: lập lòe (từ láy tượng hình), văng vẳng (từ láy tượng thanh).
- HS phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong hai câu thơ:
+ Khắc họa trạng thái của sự vật: lập lòe gợi ánh sáng khi mờ khi tỏ (ý chỉ linh hồn của những người lính chết trận); văng vẳng gợi âm thanh vọng lại từ xa, không rõ ràng (ý chỉ tiếng ai oán của những vong linh ấy).
+ Nhấn mạnh lòng thương xót của Nguyễn Du dành cho những người lính chết oan uổng nơi sa trường lạnh lẽo.
Câu 4.
- Chủ đề: Sự đáng thương của những kiếp người nhỏ bé.
- Cảm hứng chủ đạo: Xuyên suốt đoạn trích là tấm lòng thương cảm, xót xa của Nguyễn Du đối với những kiếp người nhỏ bé, đáng thương, khổ sở.
Câu 5.
* HS trình bày suy nghĩ của mình về truyền thống nhân đạo của dân tộc, sao cho đảm bảo về mặt hình thức và hoàn chỉnh về nội dung. HS có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
- Truyền thống nhân đạo là truyền thống quý báu và lâu đời của dân tộc ta.
- Biểu hiện:
+ Thành ngữ, tục ngữ, ca dao: Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách, Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng,...
+ Trong Văn tế thập loại chúng sinh: Truyền thống nhân đạo được thể hiện qua tình yêu thương, sự đồng cảm, xót xa mà Nguyễn Du dành cho những kiếp người khốn cùng, khổ sở.
+ HS chỉ ra một số biểu hiện của truyền thống nhân đạo trong đời sống hiện nay: Các chương trình, hoạt động quyên góp, thiện nguyện hàng năm của các tổ chức, tập thể; tinh thần tương trợ giúp đỡ người gặp nạn của nhân dân ta. (Tìm dẫn chứng cụ thể, người thật việc thật trong cuộc sống)
- Ý nghĩa của truyền thống nhân đạo:
+ Giúp con người thấu hiểu, đồng cảm với nhau hơn.
+ Giúp cho cuộc đời thêm ý nghĩa, đẹp đẽ.
- Cho đến ngày hôm nay, truyền thống này vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy.