BÙI THỊ HẬU
Giới thiệu về bản thân
Câu 1. (2 điểm)
+ Giống nhau: Người viết đều là những chàng trai, cô gái trẻ với nhiệt huyết căng tràn cùng lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm đấu tranh vì sự nghiệp của dân tộc.
+ Khác nhau:
++ Nhật kí Đặng Thùy Trâm: Đoạn nhật kí ghi lại cảm nhận của nữ bác sĩ nhân dịp sinh nhật tuổi 28 trong khói lửa chiến tranh. Là một cô gái trẻ, nữ bác sĩ cũng khát khao được yêu đương khi thời xuân sắc. Nhưng trước bối cảnh của thời đại, chị biết hi sinh những nhu cầu của bản thân, để nhường vị trí cho khát vọng cao nhất cho ước mơ đánh thắng quân thù.
++ Mãi mãi tuổi hai mươi: Đoạn nhật kí ghi lại cảm xúc, suy nghĩ của người chiến sỹ trẻ trước cảnh nhân dân ta cực khổ, tang thương dưới làn lửa đạn. Chứng kiến nhân dân ta khổ sở, người chiến sỹ càng thêm nóng lòng, sốt ruột vì không thể mau chóng xóc lê vào thỏi tim đen đủi của quân thù. Bên cạnh đó, đoạn nhật kí còn lưu lại chút cảm giác tủi hổ, day dứt của anh khi nghĩ về cảnh đồng đội phải chịu đau đớn hay hi sinh trong khi bản thân vẫn đang được sống trong sự thanh bình.
=> Nhận xét: Dù cùng thể hiện rõ tình yêu và khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, song, âm hưởng trong đoạn trích thuộc Mãi mãi tuổi hai mươi dường như tha thiết hơn, thể hiện sâu sắc mong muốn được ra chiến trường, cùng đồng đội chiến đấu, giành lại độc lập cho dân tộc. Trong khi đó, đoạn trích thuộc Nhật kí Đặng Thùy Trâm lại cho thấy được tinh thần dâng hiến, sẵn sàng hi sinh ước mơ riêng để hòa vào ước mơ chung của cả dân tộc qua âm hưởng da diết, nhẹ nhàng, pha lẫn chút tiếc nuối mà vẫn rõ sự quyết tâm.
Câu 2.
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Thân bài:
+ Nguồn gốc của "hội chứng Ếch luộc": Gắn với tình huống: Nếu thả con ếch vào nồi nước sôi, nó có thể lập tức tìm cách nhảy ra ngoài. Nhưng nếu thả nó vào một nồi nước bình thường rồi từ từ đung sôi lên từng chút một, nó sẽ mất cảnh giác và mất luôn tính mạng của mình. Đó là bởi sự tăng dần của nhiệt độ nước khiến cho con ếch không hề đề phòng mà chết đi khi nước đạt đến độ nóng vừa đủ. Cũng như trong cuộc sống, sự an toàn, dễ chịu của môi trường sống sẽ dần khiến ta buông lỏng cảnh giác, mất đi sự nhạy bén và dần trở nên bị động. Kết cục là một hệ quả hết sức đáng tiếc.
+ Nguyên nhân của vấn đề: Khi sống mãi trong sự thoải mái, con người sẽ dần buông thả bản thân và dần thích nghi với lối sống ổn định qua ngày. Chính điều này sẽ giết chết khả năng phản ứng, xử lý vấn đề của chúng ta.
+ Hệ quả: Con người dần trở nên bị động hơn, kéo theo đó là:
++ Mất đi khả năng tự chủ, tự học và tự giải quyết vấn đề.
++ Nhanh chóng bị xã hội đào thải.
+ Giải pháp:
++ Tích cực thay đổi, không ngừng học hỏi để phát triển bản thân.
++ Không ngại thay đổi môi trường sống, tham gia vào các hoạt động tập thể để trải nghiệm, trau dồi bản thân.
* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.
Câu 1.
Thể loại: Nhật kí.
Câu 2.
Đặc trưng của nhật kí là tính phi hư cấu - được thể hiện qua những dấu hiệu cụ thể sau:
- Thời gian cụ thể, rõ ràng: 15.11.1971, 29.2.1968.
- Tên người cụ thể: Anh Phúc, Phạm Tiến Duật, Triệu Bôn.
- Tên địa danh, vùng miền cụ thể: Trường Sơn, miền Nam, Huế, Sài Gòn.
Câu 3.
- Phép điệp/ phép lặp. Cụ thể:
+ Lặp từ: không.
+ Lặp cấu trúc: ta không quên.
- Dùng cái phủ định để:
+ Khẳng định lời thề của nhân vật rằng sẽ không bao giờ quên đi cảnh tượng đầy ám ảnh đó.
+ Nhấn mạnh lòng căm thù giặc - những kẻ cướp nước, gây nên cảnh tang tóc cho nhân dân Việt Nam của người viết.
Câu 4.
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Cụ thể:
+ Tự sự: Đoạn kể lại cảnh làng xóm bị dội bom, cả làng chìm trong cảnh tang thương.
+ Miêu tả: Xuất hiện trong các chi tiết nhỏ, đan xen trong văn bản. Chẳng hạn như: Hố bom con toác ra ở trên đồi.; cảnh làng xóm tiêu điều, bị tàn phá ngày 19.2.1968; ngọn đuốc nứa thổi phừng phừng;...
+ Biểu cảm: Được thể hiện đan xen, xuất hiện nhiều nhất trong văn bản: Thằng Mỹ, nó là cái gì mà mơ hồ như thế?; Đi bộ đội, mình cảm thấy hơi mông lung trong việc nhìn nhận kẻ thù.; Đêm ấy, thật đau lòng.;...
- hiệu quả hiệu quả của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản:
+ Giúp cho sự việc hiện lên cụ thể, sinh động.
+ Thể hiện sâu sắc thái độ, suy nghĩ, tình cảm, đánh giá của người viết.
Câu 5.
- Trân trọng, cảm phục lí tưởng, khát vọng cống hiến cho đất nước của chàng thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Văn Thạc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đầy gian lao.
Câu 1.
– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ HS chỉ ra và phân tích được những khía cạnh của tính thuyết phục trong văn bản: Luận đề, luận điểm rõ ràng; các lí lẽ, bằng chứng phong phú, sinh động; các ý được triển khai trong văn bản đều tập trung làm rõ cho luận đề, luận điểm đã nêu lên.
+ HS đánh giá được cách lập luận của tác giả Chu Thị Hảo.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2.
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hành động bảo vệ môi trường của giới trẻ hiện nay.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
– Xác định được các ý chính của bài viết.
– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận:
– Giải thích vấn đề nghị luận.
– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:
+ Thực trạng của vấn đề: Ngày càng nhiều bạn trẻ có ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường. (Trích dẫn số liệu, minh chứng cụ thể, chính xác, đầy đủ)
+ Ý nghĩa của vấn đề:
++ Lan tỏa những điều tích cực về bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
++ Góp phần bảo vệ môi trường, cải thiện cảnh quan.
++ Giúp các bạn trẻ thêm yêu, nhận ra ý nghĩa của cuộc sống, có ý thức hơn với cộng đồng, đất nước.
+ Ý kiến trái chiều: Nhiều người cho rằng:
++ Những clip như trên là được dàn dựng nhằm mục đích câu like, câu view.
++ Thành quả dọn dẹp không được bao lâu sẽ lại quay trở về hiện trạng ban đầu vì ý thức của người dân còn kém.
+ Giải pháp:
++ Tích cực tuyên truyền, kêu gọi sự tham gia của nhiều bạn trẻ nhằm lan tỏa chiến dịch.
++ Đẩy mạnh việc giáo dục, nâng cao ý thức người dân về vấn đề bảo vệ môi trường.
* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
Câu 1. (2 điểm)
+ Về nội dung: Nguyễn Du đề cập đến những kiếp người nhỏ bé, đáng thương:
++ Đó là những người đàn ông bị bắt đi lính, phải chịu cái chết oan uổng vì tên rơi đạn lạc.
++ Đó là những người phụ nữ không may phiêu bạt tới chốn lầu xanh. Cuộc đời họ cũng giống như nàng Kiều, đầy ngang trái, éo le, lận đận mà không được hưởng hạnh phúc. Khi về già cũng không nơi nương tựa.
++ Đó là những người hành khất, lang thang nằm cầu gối đất, sống nhờ vào sự bố thí của người đời.
=> Qua đó, chúng ta không chỉ cảm nhận được tấm lòng thương cảm, xót xa mà Nguyễn Du dành cho những con người khốn cùng ấy, mà còn thấy được truyền thống nhân đạo của dân tộc được thể hiện rất sâu sắc trong đoạn trích.
+ Về nghệ thuật: Các tác phẩm văn tế thường viết theo lối văn biền ngẫu, với quy định chặt chẽ về niêm, luật, vần, đối. Nhưng ở đây, Nguyễn Du đã không viết theo lối văn biền ngẫu với những quy định khắt khe trên mà sử dụng thể thơ dân dã, gần gũi với nhân dân ta hơn là thể song thất lục bát. Bên cạnh đó, ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ cũng hết sức dân dã, quen thuộc với đời sống của nhân dân ta.
=> Nguyễn Du đã xuất phát từ nhu cầu thực tế của quần chúng nhân dân trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ để sáng tác bài văn tế này để bày tỏ tấm lòng thương cảm và tinh thần nhân đạo của nhân dân ta đối với những kiếp người nhỏ bé, đáng thương.
Câu 2.
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận:
- Giải thích từ khóa: Gen Z, gắn mác, quy chụp.
- Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:
+ Thực trạng của vấn đề: Hiện nay, có nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ gen Z bị gắn mác về lối sống, các làm việc trong môi trường sinh sống, học tập và làm việc. (Trích dẫn số liệu, minh chứng cụ thể, chính xác, đầy đủ)
+ Nguyên nhân của vấn đề:
++ Một số cá nhân có biểu hiện không tốt dẫn đến những ấn tượng không tốt trong mắt mọi người xung quanh.
++ Cái nhìn phiến diện, đánh đồng của mọi người.
+ Hệ quả: Nhiều bạn trẻ sẽ gặp phải những trở ngại như:
++ Dễ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý bởi những yếu tố tiêu cực từ sự đánh giá, quy chụp của mọi người xung quanh.
++ Khó hòa nhập với tập thể.
++ Khó có cơ hội thăng tiến tại nơi làm việc.
+ Giải pháp:
++ Tích cực thay đổi, thể hiện bản thân để thay đổi định kiến của mọi người.
++ Góp ý cho những bạn trẻ khác có biểu hiện không tốt để đối phương thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.
Câu 1.
Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là: Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
Câu 2.
Những kiếp người xuất hiện trong đoạn trích là:
- Những người đàn ông bị bắt đi lính, chẳng may gặp cảnh buổi chiến trận mạng người như rác, mà bỏ mạng nơi sa trường.
- Những người đàn bà vì dòng đời lận đận mà phiêu bạt tới chốn lầu xanh.
- Những người hành khất, lang thang, phải sống cảnh màn trời chiếu đất, sống nhờ vào sự bố thí của người đời.
Câu 3.
- HS xác định những từ láy được sử dụng trong hai câu thơ: lập lòe (từ láy tượng hình), văng vẳng (từ láy tượng thanh).
- HS phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong hai câu thơ:
+ Khắc họa trạng thái của sự vật: lập lòe gợi ánh sáng khi mờ khi tỏ (ý chỉ linh hồn của những người lính chết trận); văng vẳng gợi âm thanh vọng lại từ xa, không rõ ràng (ý chỉ tiếng ai oán của những vong linh ấy).
+ Nhấn mạnh lòng thương xót của Nguyễn Du dành cho những người lính chết oan uổng nơi sa trường lạnh lẽo.
Câu 4.
- Chủ đề: Sự đáng thương của những kiếp người nhỏ bé.
- Cảm hứng chủ đạo: Xuyên suốt đoạn trích là tấm lòng thương cảm, xót xa của Nguyễn Du đối với những kiếp người nhỏ bé, đáng thương, khổ sở.
Câu 5.
* HS trình bày suy nghĩ của mình về truyền thống nhân đạo của dân tộc, sao cho đảm bảo về mặt hình thức và hoàn chỉnh về nội dung. HS có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
- Truyền thống nhân đạo là truyền thống quý báu và lâu đời của dân tộc ta.
- Biểu hiện:
+ Thành ngữ, tục ngữ, ca dao: Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách, Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng,...
+ Trong Văn tế thập loại chúng sinh: Truyền thống nhân đạo được thể hiện qua tình yêu thương, sự đồng cảm, xót xa mà Nguyễn Du dành cho những kiếp người khốn cùng, khổ sở.
+ HS chỉ ra một số biểu hiện của truyền thống nhân đạo trong đời sống hiện nay: Các chương trình, hoạt động quyên góp, thiện nguyện hàng năm của các tổ chức, tập thể; tinh thần tương trợ giúp đỡ người gặp nạn của nhân dân ta. (Tìm dẫn chứng cụ thể, người thật việc thật trong cuộc sống)
- Ý nghĩa của truyền thống nhân đạo:
+ Giúp con người thấu hiểu, đồng cảm với nhau hơn.
+ Giúp cho cuộc đời thêm ý nghĩa, đẹp đẽ.
- Cho đến ngày hôm nay, truyền thống này vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy.
Câu 1.
Luận đề: Cái đẹp trong truyện ngắn Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp.
Câu 2.
– Ví dụ: Nhận ra thiên nhiên giản dị và đẹp cũng là lúc ông ý thức được hành động vừa làm điều ác của chính mình.
Câu 3.
– Nhan đề của văn bản: Cái đẹp trong truyện ngắn Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp.
– Các luận điểm trong văn bản:
+ Luận điểm 1: Sự thức tỉnh của nhân vật trước vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên.
+ Luận điểm 2: Vẻ đẹp của sự hướng thiện.
+ Luận điểm 3: Cái đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
– Nhận xét: Nhan đề có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung văn bản:
+ Nhan đề là sự khái quát hóa của những luận điểm, nội dung được triển khai trong văn bản.
+ Các luận điểm đều hướng đến việc làm rõ chủ đề của văn bản – Cái đẹp trong truyện ngắn Muối của rừng.
Câu 4.
– biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn: chim xanh, gà rừng, khỉ, sự hùng vĩ của núi non, hang động, sự tĩnh lặng của rừng xanh, sự quấn quít của ba con khỉ; tiếng súng săn dữ dội, tiếng kêu buồn thảm của khỉ đực, tiếng rú kinh hoàng của khỉ con.
– tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê: Việc liệt kê hàng loạt các dẫn chứng về sự đa dạng của các loài muông thú có tác dụng khẳng định vẻ đẹp thiên nhiên trong sự đối lập với sự can thiệp, tác động của con người đến thiên nhiên. Qua đó, tác giả nhấn mạnh sự thức tỉnh của con người trước vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên.
Câu 5.
– Thông qua hệ thống luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng cụ thể, rõ ràng; cách lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, có thể thấy mục đích của tác giả Chu Thị Hảo qua bài viết này là nhằm phân tích, đánh giá về “cái đẹp” trong truyện ngắn Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp.
– Dựa trên mục đích của bài viết, chúng ta có thể nhận thấy tác giả Chu Thị Hảo là người yêu, trân trọng thiên nhiên. Bên cạnh đó, thông qua nội dung bài phân tích, tác giả cũng nhằm khẳng định tư tưởng, thông điệp của truyện ngắn Muối của rừng, rằng con người cần có một cái nhìn bình đẳng và biết sống chan hòa với thiên nhiên.