Phạm Khánh Linh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Khánh Linh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1: 

          Nhân vật Mai trong đoạn trích "Người bán mai vàng" là hình mẫu của một con người đầy lòng hiếu thảo và trách nhiệm. Mai, dù sống trong cảnh nghèo khó, luôn yêu thương và chăm sóc cha mẹ hết lòng. Tình yêu của anh đối với cha thể hiện qua việc đồng hành cùng cha chăm sóc vườn mai, dù công việc này vất vả và thiếu thốn. Khi gặp khó khăn, Mai không ngừng lo lắng cho gia đình mà tìm mọi cách để cải thiện cuộc sống. Anh không chỉ chăm lo cho vườn mai mà còn lo cho vợ con, đặc biệt là khi quyết định giúp vợ chồng Lan có được cuộc sống tốt hơn.Mai còn là người sâu sắc, biết nhìn nhận và suy nghĩ về tương lai. Anh nhận ra rằng chỉ có sự kết hợp giữa sự kiên trì và vốn liếng mới có thể giúp gia đình vươn lên trong cuộc sống. Tình yêu với vườn mai cũng chính là biểu hiện của lòng quyết tâm, khát khao vượt qua nghèo khó. Mặc dù cuộc sống đầy khó khăn, Mai luôn duy trì niềm hy vọng và tìm cách để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình, làm gương mẫu cho con cái học hỏi.

Câu 2: 

          Trong xã hội hiện đại, lối sống thích khoe khoang, phô trương "ảo" những thứ không thuộc về mình đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại trong một bộ phận giới trẻ. Với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông xã hội, nhiều bạn trẻ có xu hướng sử dụng mạng để thể hiện cuộc sống của mình một cách hào nhoáng, thậm chí là “điều chỉnh” hình ảnh bản thân và cuộc sống theo cách không thực tế. Họ khoe những món đồ đắt tiền, những chuyến du lịch xa hoa, hay những thành tựu học tập, công việc mà thực tế có thể không hoàn toàn thuộc về mình.

         Lối sống này bắt nguồn từ nhu cầu khẳng định bản thân, sự thiếu tự tin và mong muốn có được sự chú ý từ cộng đồng. Mạng xã hội trở thành công cụ để giới trẻ thể hiện sự thành công, gia đình, bạn bè và môi trường sống lý tưởng mà họ mong muốn, đôi khi là để khoe khoang với bạn bè, đồng nghiệp hay những người theo dõi. Họ chia sẻ những bức ảnh đẹp, những câu chuyện thành công rực rỡ, tạo ra một vỏ bọc "hoàn hảo" mà không ai biết rằng đằng sau đó là những nỗ lực giả dối, những phóng đại không đúng sự thật.

          Lối sống này không chỉ làm mờ nhạt giá trị thực sự của mỗi cá nhân mà còn tạo ra một môi trường cạnh tranh ảo, khiến những người trẻ cảm thấy áp lực để duy trì hình ảnh hoàn hảo trên mạng xã hội. Điều này dẫn đến việc một số bạn trẻ dễ dàng rơi vào trạng thái tự ti, khi so sánh mình với những người khác, hoặc thậm chí là lừa dối bản thân về giá trị của mình. Họ đánh mất đi bản sắc và những giá trị chân thật của cuộc sống.

           Một điều đáng lo ngại hơn là sự ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với những thế hệ trẻ khác. Khi chứng kiến những hình ảnh "sống ảo" trên mạng, nhiều người có thể sẽ nghĩ rằng đó là cuộc sống lý tưởng và điều đó làm tăng nhu cầu sống theo những giá trị vật chất, phù phiếm mà quên đi những giá trị cốt lõi như sự khiêm nhường, sự thật thà và tính cách chân thật.

           Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có sự giáo dục đúng đắn về giá trị bản thân và ý thức sống thực tế. Cần giúp các bạn trẻ nhận ra rằng cuộc sống không phải chỉ là những hình ảnh "lung linh" trên mạng xã hội mà là một hành trình dài với nhiều thử thách và khó khăn. Lối sống thực tế, chân thật và khiêm tốn sẽ giúp mỗi người có thể phát triển bản thân một cách vững vàng và bền vững hơn.

Câu 1: Ngôi kể: Ngôi thứ ba.

Câu 2: Truyện kể về cuộc sống của cha con ông già mù làm nghề bán mai vàng. Cuộc sống dù vất vả nhưng cha con ông rất giàu lòng thương người. Hai cha con đã cưu mang, giúp đỡ một cô gái và sau này cô thành vợ của Mai, con dâu của già Mai. Cuộc sống ngày càng khó khăn, trước mong muốn được thay đổi để cải thiện cuộc sống của con trai, già Mai đồng ý cho các con chặt nửa vườn mai để có vốn đầu tư. Sau đó, dù buồn đau nhưng ông đã dần vui trở lại nhờ sự năng nổ của các con trong công việc mới.

Câu 3: Nhận xét về nhân vật ông già Mai:

+ Có tình yêu, niềm say mê đặc biệt với cây mai.

+ Yêu thương gia đình.

+ Nhân hậu, thương người, đề cao chữ tâm.

+ Sẵn sàng hi sinh cho hạnh phúc của con cháu.

Câu 4: Em thích nhất là chi tiết “ Những chùm nụ xanh lớn dần nôn nao hay chính lòng ông nôn nao. Tay ông mân mê, vuốt ve từng núm nụ không biết chán, cái láng lẩy của da nụ làm những ngón tay mê mẩn. Như không biết gió lạnh, suốt ngày ông quanh quẩn với từng gốc mai.” Vì chi tiết ấy nói lên sự tỉ mỉ chi tiết và niềm đam mê mãnh liệt của ông già Mai.

Câu 5: Tình cảm gia đình có ảnh hưởng đến nhân vật Mai:

+ Nhờ tình yêu thương và sự dạy bảo của cha, Mai học được sự kiên trì, lòng nhân ái và luôn nỗ lực chăm sóc gia đình cùng vườn mai dù nghèo khó.

+ Nhờ sự hi sinh của người cha (đồng ý cho cắt nửa vườn mai) và sự đồng hành của Lan, Mai đã bước đầu xây dựng được sự nghiệp mới.

 

 

Câu 1:

                      Trong đoạn trích này, giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện thơ được thể hiện rõ nét qua sự diễn tả tâm trạng và hình ảnh của nhân vật. Đoạn trích mở đầu bằng nỗi đau và sự tuyệt vọng của nhân vật Kiều, được thể hiện qua hình ảnh “khóc than” và cảm giác “phân mỏng như tờ.” Những cảm xúc này cho thấy sự yếu đuối và mỏng manh của nhân vật trước số phận nghiệt ngã. Câu thơ “một lời đã lời tắc tơ với chàng” thể hiện sự chân thành và tình cảm sâu sắc, đồng thời tạo nên sự gắn bó giữa nhân vật và đối tượng mà nàng gửi gắm. Đoạn thơ cũng nhấn mạnh sự đấu tranh nội tâm của Kiều khi nàng phải đối mặt với những quyết định khó khăn và sự phản bội, qua việc sử dụng các hình ảnh mạnh mẽ như “tìm đường cứu” và “hẹn với nam quân.” Nghệ thuật lặp lại và hình ảnh giàu cảm xúc không chỉ làm tăng cường sự diễn đạt nội tâm của nhân vật mà còn thu hút người đọc vào thế giới tâm lý phong phú của tác phẩm.

 

Câu 2:

           Để hoàn thiện bản thân và trở thành một người tài năng và có phẩm chất đáng ngưỡng mộ, chúng ta không chỉ cần cố gắng học hỏi kiến thức mà còn cần phải nuôi dưỡng vẻ đẹp nội tâm.

         Vẻ đẹp nội tâm là những phẩm chất tốt đẹp, nhân cách cao quý, và những đức tính quý báu bên trong mỗi con người. Nuôi dưỡng vẻ đẹp nội tâm là việc mỗi người cần biết rèn luyện tình cảm và đức tính tốt đẹp của bản thân để trở thành người có ích cho xã hội.

          Vẻ đẹp nội tâm của con người được thể hiện qua cách cư xử, hành động tốt đẹp, kiến thức mà họ sở hữu... Đây chính là giá trị thực sự và là nét thu hút mạnh mẽ đối với những người gần gũi. Vẻ đẹp nội tâm này là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta trở nên đặc biệt và giá trị hơn trong mắt mọi người.

          Mỗi người đều có một khả năng và sức mạnh riêng, và để trở nên giá trị hơn, chúng ta cần nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào khả năng của mình. Việc hoàn thiện bản thân sẽ giúp ta đạt được mục tiêu trong cuộc sống và thực hiện những điều mà ta mong muốn. Tuy nhiên, để sở hữu được vẻ đẹp nội tâm, chúng ta phải trải qua quá trình học tập và trau dồi kiến thức từ cuộc sống và sách vở.

          Trong cuộc sống, có những người quá tự cao và không chịu tiến bộ, cũng như những người đánh giá quá cao vẻ đẹp bên ngoài mà bỏ qua nhân cách và vẻ đẹp bên trong của bản thân. Những người này cần xem xét lại quan điểm của mình và hoàn thiện bản thân. Vẻ đẹp tâm hồn và cá tính bên trong là điều quan trọng để chúng ta tỏa sáng và trở thành một người có giá trị đối với xã hội.

          Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn của mình theo nhiều cách khác nhau: lắng nghe những lời khuyên của người khác, liên tục học hỏi để nâng cao tri thức và hiểu biết, luôn hướng thiện và đối xử đúng với mọi người. Nói điều tốt và làm điều tốt phải đi đôi với nhau, hành động phải đồng nhất với suy nghĩ bên trong. Việc hoàn thiện bản thân mỗi ngày và trau dồi kiến thức sẽ giúp cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn và nâng cao giá trị của bản thân.

 

Câu 1: Văn bản kể về việc Kim Trọng tìm đến gia đình Thuý Kiều sau một thời gian dài phải về quê hộ tang. Chàng đến thăm nhà Kiều, chứng kiến cảnh gia đình Kiều thiếu thốn, nghèo khổ và biết được bi kịch của Kiều.

Câu 2:  một số hình ảnh tả thực:

– Cảnh vườn nhà Thúy Kiều: Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa, / Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

– Cảnh nhà Kiều: Nhà tranh, vách đất tả tơi, / Lau treo rèm nát, trúc gài phên thưa.

– Khung cảnh xung quanh: Cuối tường gai gốc mọc đầy, / Càng ngao ngán nỗi, càng ngơ ngẩn dường!

Câu 3: Cảm xúc của Kim Trọng trước cảnh gia đình Thuý Kiều:

+ Bàng hoàng khi thấy cảnh vật khác xưa, hoang tàn và quạnh quẽ: Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa, / Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời.

+ Xót xa, cảm thấy mất mát và cô đơn khi mọi thứ thay đổi: Trước sau nào thấy bóng người, / Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

+ Nhớ tiếc những kỉ niệm xưa: Đi về, này những lối này ngày xưa.

+ Bối rối, bất lực, không biết chia sẻ với ai: Chung quanh lặng ngắt như tờ, / Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

Câu 4:  Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Điệp từ càng.

=> Tác dụng biện pháp điệp từ: Nhấn mạnh sự tăng dần, dồn dập của cảm xúc trong lòng Kim Trọng: thương nhớ, tức giận và xót xa khi được nghe về tình cảnh bi thảm của Kiều.

C âu 5: Tình cảm Kim Trọng dành cho Kiều: Than khóc trong cơn mê tỉnh; lần giở kỉ vật trong nỗi nhớ thương vô vàn và tự trách mình; khẳng định mối quan hệ vợ chồng với Kiều và quyết tìm nàng.

=> Nhận xét về nhân vật Kim Trọng: Con người thuỷ chung, nặng tình nghĩa, yêu tha thiết, chân thành, mãnh liệt.

 

Câu 1:

Nhân vật Đạm Tiên trong Truyện Kiều có số phận đáng thương, cũng là kiếp “hồng nhan bạc mệnh” mà Nguyễn Du vô cùng xót thương. Lúc còn trẻ, nàng nổi danh “tài sắc”, tiếng vang khắp thiên hạ. Tuy nhiên, thân phận ca nhi trong xã hội xưa vốn thấp hèn, bị người đời coi thường, là món hàng mua vui cho nam nhân. Cũng có khách làng chơi mến vì tài sắc, tìm đến với mong muốn được yêu thương nàng. Nhưng thật đáng tiếc, mệnh nàng ngắn ngủi, chưa kịp đón nhận hạnh phúc đã đoản mệnh, khiến cho người khách khóc than, tiếc nuối vì mối tình “vô duyên”. Người tri kỉ chỉ có thể an táng nàng chu đáo nhất. Nhưng càng đáng thương hơn khi phần mộ của nàng kể từ đó về sau không ai trông coi, chăm sóc, thành ngôi mộ vô chủ. Linh hồn nàng hẳn là cô đơn, đau đớn lắm! Đại thi hào Nguyễn Du xót thương cho thân phận người mệnh bạc nên đã dành cho nàng những hình ảnh thơ trang trọng nhất: hồng nhan, gãy cành thiên hương, trâm gãy, bình rơi; nếp tử, xe châu….. Đó là tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du, không chỉ thương cho người sống mà còn thương cho cả những linh hồn đã khuất.

Câu 2:

Xã hội càng phát triển thì cũng kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như con người. Ngày càng có nhiều tệ nạn, lối sống ích kỷ có ảnh hưởng không tốt đang dần len lỏi trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Trong số đó, có một thực trạng hiện đang là vấn đề báo động cần phải lên án đó là lối sống thực dụng. Thật vậy, những người có tâm lý chạy theo vật chất xuất hiện ngày càng nhiều và phổ biến nhất trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay. Họ quá quan tâm đến cái lợi, những điều phù phiếm xa hoa đến nỗi thay tính đổi nết của bản thân. Họ đang là gánh nặng lớn, dần trở nên tiêu cực đối với toàn thể xã hội. Vậy thế nào là lối sống thực dụng và tại sao nó ngày càng phát triển rộng rãi đến như vậy?

Đó là một câu hỏi đang gây nhức nhối cả cộng đồng xã hội. Đây là cách sống mà người mắc phải là những người luôn coi nặng giá trị vật chất, luôn chạy theo những nhu cầu trước mắt, đề cao lợi ích bản thân lên trên tất cả mà quên đi những người xung quanh, những giá trị tinh thần. Họ gần như trở thành những con người ích kỷ, sẵn sàng làm mọi việc để cố ý trục lợi. Điều này đã làm băng hoại đạo đức con người, trở thành một căn bệnh nguy hiểm, khiến cho họ dễ dàng bị cô lập, dễ dàng bị mọi người tránh xa, thù ghét. Nhưng tại sao nó lại càng trở nên phổ biến khi xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, đặc biệt là trong giới trẻ hiện nay?

 

Trước tiên, chúng ta hãy nhìn vào biểu hiện của lối sống thực dụng. Nó là một cuộc sống buông thả, thờ ơ và có những hành xử thô bạo, làm trái pháp luật Nhà nước. Bên cạnh đó, người có lối sống thực dụng thì đối với họ những giá trị đạo đức, nhân cách hay tâm hồn chỉ là một màng tơ mỏng manh. Cái được họ coi trọng và chú tâm đó là lợi ích, những thứ mà họ có thể cân đo, đong đếm, tính toán được bằng tiền bạc, vật chất nhằm thỏa mãn bản thân.

Hiện nay do nhu cầu hội nhập dẫn đến công nghệ phát triển nên càng ngày càng có nhiều bạn trẻ dễ dàng rơi vào những cạm bẫy, rơi vào những thói hư tật xấu, những phong trào có thể coi là phi lý. Họ sẵn sàng cho một công việc theo thị hiếu xã hội, một công việc có thể kiếm ra tiền chứ không phải theo sở thích hay khả năng của bản thân. Họ không coi trọng pháp luật, không coi trọng đạo đức nên dễ dàng có những hành vi bạo lực, cướp bóc ở lứa tuổi thanh thiếu niên hay dễ dàng sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, bỏ việc học hành để cắm đầu vào những trò chơi vô bổ như game, đua xe, tụ tập, đi bar, đi vũ trường,... Đấy chính là một lối sống hưởng thụ hưởng lạc quá mức.

 

Ngày nay, đối với một số bạn trẻ việc sở hữu một chiếc điện thoại đắt tiền hay đi ăn uống mua sắm tại những địa điểm nổi tiếng giúp họ cảm thấy tự tin lớn trong cuộc sống. Điều này chứng minh hiện nay một bộ phận giới trẻ đang chạy theo đời sống vật chất. Hơn nữa việc phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội cũng là một tác động lớn cho lối sống này. Phải có xe, có điện thoại đẹp để khoe thì mới là đẳng cấp. Nó nghiêm trọng tới mức khiến các bạn trẻ không được đáp ứng đầy đủ sẽ cảm thấy thiếu tự tin. Họ đâu biết rằng tất cả những thứ đó chỉ là giả tạo bên ngoài, che giấu cái thiếu thốn thật sự chỉ nhằm mục đích góp mặt với đời, tạo đẳng cấp phù phiếm. Các bạn trẻ đa phần là sinh viên và các bạn vẫn chưa hoàn toàn làm chủ được tài chính của mình. Tiền học sinh hoạt phí hàng tháng đều do bố mẹ chu cấp. Mỗi đồng tiền các bạn tiêu là mồ hôi nước mắt của bố mẹ làm ra. Đồng tiền không phải dễ kiếm, chỉ khi bạn phải tự kiếm tiền thì bạn mới biết quý trọng nó như thế nào. Thay vì tiêu xài phung phí cho những thứ vật chất tầm thường, sao không dành nó cho những kế hoạch lớn lao hơn, có ích cho cuộc đời của bạn. Tiết kiệm cũng là một trong những yếu tố quyết định thành thành công của con người. Bố mẹ thương con cái, không muốn con mình thua kém bạn bè thứ gì bố mẹ cũng thắt lưng buộc bụng mà mua cho con.

 

Mỗi người phải tự có ý thức về trách nhiệm của bản thân mình, giá trị của bản thân phải được thể hiện từ trí tuệ, cách đối nhân xử thế, những thành công trong cuộc sống chứ không phải thông qua các loại hình vật chất như xe hay điện thoại. Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng trong giới trẻ hiện nay. Nhiều người chỉ quan tâm tới những lợi ích cá nhân trước mắt mà quên đi mất lợi ích tập thể, thậm chí chà đạp lên lợi ích của người khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, một số sinh viên còn bất chấp tất cả như luật pháp, gia đình, bạn bè, một số khác tỏ ra bất cần với mọi người, chỉ cần biết đến bản thân là đủ, còn người khác thì mặc kệ. Thái độ bi quan, chán đời dần xuất hiện. Trong phần lớn các sinh viên đều cố gắng học tập vì tương lai, ít nhất là vì lợi ích bản thân thì lại có những người chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt không đâu mà không tha thiết gì cuộc sống. Đôi khi chỉ vì bị thất tình hay không đạt được những điều gì mình mong muốn thì họ lại co mình lại, thờ ơ với cuộc sống xung quanh. Thậm chí, nhiều người ngốc nghếch mà tìm đến cái chết.

 

Việc xuất hiện lối sống thực dụng ở giới trẻ hiện nay trước hết là do ý thức của chính mỗi người, sau đó là môi trường giáo dục còn chưa đề cao đạo đức, nhân cách hay do bố mẹ quá bận rộn chỉ lo kiếm tiền mà thiếu đi sự quan tâm, sự lo lắng, sự sát sao với con cái. Cũng nằm một phần ở xã hội chưa tạo ra được các sân chơi lành mạnh, không tổ chức được những hoạt động hữu ích để thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Hậu quả để lại khiến cho bao nhiêu người phải ngao ngán về tác hại của nó đã làm tha hóa đi con người. Vì vậy cần phải lên án và loại trừ đi lối sống thực dụng.

Thế nhưng bằng cách nào để có một cuộc sống lành mạnh? Chúng ta hãy biết sống một cách khác khao, có khát vọng, có lí tưởng, có những hoài bão và mục đích sống để biết phấn đấu, để mình có động lực. Các bạn đang ở độ tuổi còn rất trẻ nên hãy cứ sống và biết ước mơ, cố gắng biến ước mơ thành hiện thực. Từ những hành động cụ thể trên, bạn sẽ trở thành người năng động dám nghĩ dám làm. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy từng khắc từng giây đáng để trân trọng, khó có thể bị cám dỗ bởi những lối sống ích kỷ đời thường. Bên cạnh đó gia đình, cha mẹ, nhà trường và cả xã hội này hãy quan tâm hơn, sát sao hơn trong việc giáo dục đào tạo để giới trẻ có được động lực phấn đấu cũng như thu hút thanh thiếu niên về những việc làm có ích. Chúng ta hãy tự rút ra cho mình bài học nhận thức và hãy hành động, phải đấu tranh với chính bản thân mình để loại trừ lối sống thực dụng. Hãy hành động tích cực, hãy chủ động tìm và nắm bắt cơ hội, hãy hướng tới tương lai tốt đẹp cho chính mình và hãy nhớ rằng việc hội nhập với cuộc sống hiện đại là rất cần thiết nhưng không phải vì thế mà ta đánh mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp.

 

Qua bài viết, có thể thấy được lối sống thực dụng đã và đang ăn mòn đi bản chất con người. Tôi và bạn đều cần đứng lên để chống lại lối sống thực dụng. Cần lên án, xóa bỏ lối sống này như một căn bệnh nguy hiểm của đời sống xã hội. Cuộc sống của một con người không thể chỉ có tiền bạc và vật chất, những giá trị tinh thần cũng là rất cần thiết. Vì thế, còn là người trẻ, đừng cố gắng chạy theo những điều phù phiếm mà đánh mất đi bản thân mình.

 

Câu 1. 

Thể thơ: Lục bát. 

Câu 2. 

Điển tích, điển cố: Trâm gãy, bình rơi hoặc châu sa

Câu 3. 

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: Đảo ngữ.

=> Tác dụng: Tác giả đã đảo các từ láy tượng hình sè sè, dàu dàu lên đầu mỗi dòng thơ nhằm nhấn mạnh trạng thái của sự vật được nói đến (độ thấp của nấm mồ Đạm Tiên; độ kém sắc, héo úa của ngọn cỏ).

Câu 4. 

– Các từ láy được tác giả sử dụng trong văn bản: Sè sè, dàu dàu, xôn xao, mong manh, đầm đầm.

=> Tác dụng của hệ thống từ láy: Việc sử dụng nhiều từ láy (cả từ láy tượng hình và tượng thanh) có tác dụng khắc họa chân thực, sinh động những đối tượng, sự việc được khắc họa trong văn bản; đồng thời tạo âm hưởng nhịp nhàng, dễ nhớ cho văn bản. 

Câu 5. 

– Tâm trạng, cảm xúc của nàng Kiều trước hoàn cảnh của Đạm Tiên: Đau lòng, xót thương cho số phận của Đạm Tiên.

=> Nhận xét về nhân vật Thúy Kiều: Nàng là người con gái nhân hậu. Trước hoàn cảnh của Đạm Tiên, nàng không chỉ đồng cảm với cảnh ảm đạm, lạnh lẽo nhang khói của nấm mồ Đạm Tiên khi không người thăm nom, săn sóc; mà nàng còn khóc thương cho thân phận những người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh trong xã hội của nàng.