K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8

bạn còn cần câu trả lời nữa ko ạ?

cảm ơn ^^

#hoctot

21 tháng 8

"Đông Triều phế tự lục" là một văn bản lịch sử viết bởi Lê Thánh Tông vào năm 1468, ghi lại quá trình và lý do chính thức về việc hạ bệ Lê Hiến Tông, vị vua triều Lê, và đưa Lê Thánh Tông lên ngôi.

Tóm tắt nội dung:

  1. Bối cảnh và Nguyên nhân:

    • Văn bản mô tả bối cảnh chính trị và xã hội của triều đại Lê vào thời điểm đó. Vua Lê Hiến Tông, người trị vì từ năm 1459 đến 1460, được cho là không đủ khả năng cai trị, dẫn đến tình trạng chính trị bất ổn và sự suy giảm quyền lực của triều đình.
    • Lê Hiến Tông bị chỉ trích vì quản lý kém và sự lạm dụng quyền lực của các quan lại, làm cho đất nước gặp nhiều khó khăn.
  2. Quá trình hạ bệ:

    • Lê Thánh Tông, với tư cách là một người có vai trò quan trọng trong triều đình và được ủng hộ bởi nhiều tướng lĩnh và quan lại, đã tổ chức một cuộc nổi dậy để lật đổ Lê Hiến Tông.
    • Cuộc nổi dậy này được thực hiện theo một kế hoạch tỉ mỉ và nhanh chóng, với sự tham gia của nhiều nhân vật quan trọng trong triều đình.
  3. Kết quả và Hậu quả:

    • Lê Thánh Tông lên ngôi, và sự thay đổi này được xem là cần thiết để cải cách và phục hồi trật tự chính trị của triều đại.
    • Sự việc được coi là một phần của nỗ lực nhằm củng cố và cải cách triều đại Lê, đưa đất nước vào một giai đoạn phát triển mới dưới sự lãnh đạo của Lê Thánh Tông.

"Đông Triều phế tự lục" không chỉ là một tài liệu lịch sử quan trọng mà còn phản ánh quá trình chuyển giao quyền lực trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đồng thời nêu bật các yếu tố chính trị, xã hội, và quân sự ảnh hưởng đến sự thay đổi đó.

21 tháng 8

Bài viết về "Đông Triều phế tự lục" và "Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều" thường liên quan đến các văn bản và câu chuyện về di tích văn hóa và lịch sử ở khu vực Đông Triều, thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

  1. Đông Triều phế tự lục: Đây là một tài liệu ghi chép về các ngôi chùa và đền đài đã bị hủy hoại hoặc xuống cấp ở khu vực Đông Triều. Tài liệu này có thể chứa thông tin về lịch sử, kiến trúc và tình trạng hiện tại của các di tích. Việc nghiên cứu các văn bản như thế này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự thay đổi của các công trình tôn giáo qua thời gian và sự ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử và tự nhiên.

  2. Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều: Đây có thể là một câu chuyện hoặc bài viết mô tả tình trạng một ngôi chùa cũ hoặc bị bỏ hoang tại huyện Đông Triều. Câu chuyện có thể mang ý nghĩa phản ánh sự thay đổi của cộng đồng, sự ảnh hưởng của thời gian, hoặc các vấn đề liên quan đến bảo tồn di tích văn hóa.

Cả hai tài liệu này đều có giá trị quan trọng trong việc nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa của khu vực Đông Triều. Nếu bạn cần thông tin chi tiết về nguồn gốc hoặc nội dung cụ thể của các tài liệu này, bạn có thể tìm kiếm trong các thư viện, viện nghiên cứu, hoặc cơ quan quản lý di sản văn hóa tại địa phương.

25 tháng 7

bạn tick cho mk đi rùi mk giả

 

 

4
456
CTVHS
10 tháng 6

Bán hàng 

Cái này lớp 10?

Bài tập 1: Phần đọc hiểu: Câu 1: Thể thơ lục bát Câu 2: Phương thức biểu đạt chính là: Biểu cảm Câu 3: - Vẻ đẹp của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi, dãy núi bao la, mênh mông. Là những vùng thiên nhiên trù phú, đẹp tươi và che chắn cho con người Việt Nam từ bao đời. Câu 4: - Các biện pháp tu từ:  + Nhân hóa: ơi + Ẩn dụ: Biển lúa  + So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn  - Tác dụng:...
Đọc tiếp

Bài tập 1:

Phần đọc hiểu:

Câu 1: Thể thơ lục bát

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính là: Biểu cảm

Câu 3: - Vẻ đẹp của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi, dãy núi bao la, mênh mông. Là những vùng thiên nhiên trù phú, đẹp tươi và che chắn cho con người Việt Nam từ bao đời.

Câu 4: - Các biện pháp tu từ:

 + Nhân hóa: ơi

+ Ẩn dụ: Biển lúa

 + So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

 - Tác dụng: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, mênh mông, khoáng đạt. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam

Câu 5: Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương,  mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình  cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.

Câu 6: Trách nhiệm của người sinh viên, là tầng lớp trí thức, có sự hiểu biết, năng động và sáng tạo, lại đang được tiếp thu những kiến thức khoa học của nhân loại, là nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước trong thực tiễn hội nhập toàn cầu, tuy nhiên, mỗi sinh viên cũng cần được sự hỗ trợ, định hướng và dìu dắt của Đảng, Nhà nước, nhà trường và toàn xã hội, do đó mỗi người học không những chấp hành đúng và đủ các quy định của Nhà trường về đảm bảo an ninh trật tự mà còn phải tham gia tích cực vào các phong trào bảo vệ an ninh - trật tự của địa phương như: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào Toàn dân phòng chống ma túy, Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ; phong trào Toàn dân tham gia cảm hóa giáo dục người lầm lỗi cũng như các phong trào bảo vệ an ninh trật tự khác,....

Để thực hiện được các nội dung trên sinh viên thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, các hoạt động khác của nhà trường để lồng ghép các nội dung của phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Phần làm văn:

Kính gửi câu lạc bộ tình nguyện!

Em tên là Phạm Hồng An, lớp 10A1, trường THPT số 2 Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Qua những bài báo, bản tin ngắn của trường em mà em biêt đến câu lạc bộ tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội, em cảm thấy khá thích thú và mong muốn được tham gia để học hỏi và công hiến một phần công sức nhỏ của mình vào việc tổ chức, quảng bá rộng rãi tới khách tham quan du lịch về các di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố chúng ta. Vì vậy, mà em viết đơn này xin được tham gia hoạt động trong câu lạc bộ.

Trong các hoạt động trong trường và ngoài cuộc sống, em tự đánh giá được bản thân em là một người khá hòa đồng, thân thiện, tự tin trước đám đông, và cùng với sự nhiệt huyết, em không ngại những khó khăn, thách thức. Bởi vậy, em luôn luôn giữ cho mình tinh thần sẵn sàng trong mọi hoạt động. Khi đến với câu lạc bộ của mình, em mong muốn phát huy những điểm mạnh của bản thân và cùng các thành viên trong đội tình nguyện sẽ cùng nhau phát triển cộng đồng hơn.

Được trở thành tình nguyện viên giới thiệu lịch sử dựng nước, giữ nước của nhân dân ta, đất nước ta đối với bạn bè trên khắp cả nước và thế giới là niềm hạnh phúc, vinh dự lớn lao đối với em. Em luôn sẵn sàng cho công việc đầy ý nghĩa này. Em tin rằng, gia đình, nhà trường sẽ tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Em mong sẽ sớm nhận được sự đồng ý và hướng dẫn cụ thể của Ban Quản lí.

Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của câu lạc bộ!

Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm đã quan tâm, đọc và xét duyệt!

Bài tập 2:

Phần đọc hiểu:

Câu 1: Thể thơ bảy chữ

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: “Người mẹ”

Câu 3: Những từ ngữ hình ảnh: Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời; Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ ==) Những từ ngữ, hình ảnh mộc mạc – giản dị, gần gũi, với cuộc sống đời thường giúp nhà thơ tạo nên cảm giác quen thuộc, hoài niệm mà gần gũi cũng như dễ tìm được sự đồng cảm đối với các độc giả

Câu 4: - Tác dụng: Hình ảnh nắng mới cất tiếng reo vui miêu tả một không gian sinh động, rực rỡ, vui tươi; qua đó thấy được sự náo nức, thiết tha trong nỗi nhớ của tác giả.

Câu 5: Lưu Trọng Lư đã mang đến một hình ảnh đầy cảm xúc và ký ức về người mẹ đã khuất. Nội dung chính của khổ thơ này tập trung vào hình ảnh “Nắng mới” chiếu sáng trên mộ mẹ, thể hiện sự thương nhớ và niềm tin tiếc nuối của tác giả. Bài thơ như một lời tri ân, một lời tưởng nhớ tới người mẹ, và ánh nắng mới ở đây không chỉ mang ý nghĩa của sự bắt đầu mới mà còn là sự an ủi, ánh sáng của sự sống tiếp diễn dù người mẹ đã ra đi

Câu 6: Kỉ niệm là những khoảnh khắc đã xảy ra trong quá khứ mà ta luôn ghi nhớ. Dù nhỏ dù lớn, dù ít dù nhiều, mỗi kỉ niệm đều chứa đựng trong đó những giá trị, sức mạnh lớn lao. Nó luôn tồn tại, luôn hiện hữu và tác động lên chính cuộc sống của mỗi người. Người ta bảo kỉ niệm là thứ đáng trân trọng nhất, bởi vì nó là duy nhất và không bao giờ trở lại. Trong cuộc đời mình, chẳng ai sống mà không có hay không cần những kỉ niệm, bởi “còn kỉ niệm là còn tâm hồn, còn nhớ, và còn biết thương chính mình.” Những kỉ niệm tựa hồ như một kho tàng cổ tích nhiệm màu. Kỉ niệm về thời ấu thơ “ngày hai buổi đến trường”, về những trận đòn roi nghiêm khắc của bố, những lần theo mẹ đi cấy đêm trăng, những trò chơi dân gian bên hội bạn, hay tình cảm ở “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”,… Đằng sau những kỉ niệm ấy là rất nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu giúp chúng ta trưởng thành để rồi càng biết trân trọng, không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân và sống đẹp hơn.

Phần viết văn:

Kính thưa Ban giám hiệu trường Đại học Quốc gia Singapore 

Tôi tên là Phạm Hồng An học sinh lớp 10A1 trường THPT số 2 Đức Phổ

Qua một số kênh thông tin, tôi được biết trường đang tổ chức cấp học bổng cho một số sinh viên Việt Nam yêu mến trường và có mong muốn theo học ở trường trong năm học tới. Do đó, tôi muốn chia sẻ một số điều về bản thân và niềm đam mê của mình đối với việc học để quý trường xem xét khả năng dành cho tôi một cơ hội đến và tham gia học tập tại trường.

Tôi là một học sinh năng động, sáng tạo và có niềm đam mê vô hạn với kiến thức. Từ khi bắt đầu hành trình học tập, tôi đã luôn đặt ra cho mình những mục tiêu cao cả và không ngừng nỗ lực để đạt được chúng. Điều này không chỉ giúp tôi có được thành tích học tập tốt mà còn nuôi dưỡng tinh thần ý thức trách nhiệm và sự tự quản lý.

Trong suốt thời gian học tại Việt Nam, tôi đã tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển bản thân và khám phá sâu rộng về những lĩnh vực mà tôi đặt niềm tin và quan tâm. Tôi là thành viên tích cực của câu lạc bộ Nghiên cứu Khoa học và Thể thao, nơi mà tôi có cơ hội áp dụng kiến thức học thuật vào thực tế và cùng đồng đội đạt được những thành công đáng kể.

Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tình nguyện, ở đó tôi học được tinh thần hợp tác và trách nhiệm đối với cộng đồng. Tôi tin rằng học tập không chỉ dừng lại ở việc tích lũy kiến thức mà còn là cơ hội để phát triển đầy đủ về mặt tư duy, kỹ năng xã hội và lòng nhân ái.

Niềm đam mê của tôi không chỉ giới hạn trong lĩnh vực học thuật mà còn mở rộng đến ước mơ về tương lai. Tôi mong muốn được theo đuổi ngành..... tại đại học để có cơ hội nghiên cứu và đóng góp vào những lĩnh vực công nghệ mới mẻ. Điều này không chỉ là sự theo đuổi cá nhân mà còn là một cách để đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội.

Trong tình hình gia đình của tôi, học bổng không chỉ là nguồn động viên lớn mà còn là cơ hội để tôi tiếp tục theo đuổi ước mơ và đạt được mục tiêu của mình. Tôi cam kết sẽ sử dụng học bổng một cách có trách nhiệm và làm tất cả những gì có thể để đóng góp vào sự phát triển của bản thân và xã hội.

Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu đã dành thời gian đọc đơn của tôi. Tôi mong rằng sự nỗ lực và lòng nhiệt huyết của mình có thể được đánh giá cao và tôi sẽ có cơ hội được học bổng để tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập của mình.

Trân trọng!

Bài tập 3:

Phần đọc hiểu:

Câu 1: Thể thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật

Câu 2: Nhân vật trữ tình là tác giả

Câu 3: Trong bài thơ này, từ láy được sử dụng là “lạnh lạnh” và “chênh chênh”.

Câu 4: Cảnh thiên nhiên được thể hiện qua câu thơ:

Hương cách gác vân thu lạnh lạnh,

Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.

Đó là bức tranh cảnh vật đẹp nhưng buồn: Cảnh đẹp vì có thuyền, có bãi, có tuyết có nguyệt, có cái lạnh lạnh của trời thu. Cảnh buồn bởi sự tĩnh lặng và khí thu lạnh lạnh bao trùm. Cảnh được nhìn qua tâm trạng có chút buồn của Nguyễn Trãi nên cũng nhuốm màu tâm trạng ấy.

Câu 5: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè và tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

Câu 6: Trung hiếu là một trong những yếu tố quan trọng trong phẩm chất con người. Từ ngày xưa trung hiếu đã được đặt lên hàng đầu. Và cho đến bây giờ hai chữ trung hiếu vẫn còn nguyên ý nghĩa. Nếu như sự trung hiếu ngày trước là nghe lệnh vua, trung với vua thì ngày nay đó chính là sự trung với Đảng, hiếu với dân. Mỗi người đều có cần phẩm chất quan trọng này để phát triển xã hội ngày một phát triển, văn minh hơn.

 

0