Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 SVIP
1. Hoàn cảnh lịch sử
a. Tình hình thế giới
- Trong những năm 1936 - 1939, tình hình thế giới có nhiều sự kiện tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng Việt Nam:
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 làm cho mâu thuẫn xã hội trong các nước tư bản thêm sâu sắc. Chế độ phát xít được thiết lập ở nhiều nước (Đức - Ý - Nhật Bản). Các nước này ráo riết chạy đua vũ trang nhằm chia lại mặt địa cầu => đe dọa đến nền hòa bình và dân chủ của thế giới.
+ Trước nguy cơ đó, Đại hội lần thứ VII (7/1935) của Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít. Chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước để tập hợp đông đảo các lực lượng dân chủ chống phát xít, chống chiến tranh.
+ Ở Pháp, năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt lên cầm quyền. Mặt trận nhân dân Pháp đã thi hành nhiều chính sách dân chủ cho các nước thuộc địa.
+ Ở Đông Dương, chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình thuộc địa Đông Dương, cử toàn quyền mới, sửa đổi đôi chút luật bầu củ, ân xá một số tù chính trị, nới rộng các quyền tự do, dân chủ.
b. Tình hình trong nước
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã tác động đến tất cả các giai cấp, tầng lớp. Chính sách bóc lột, khủng bố của bọn cầm quyền phản động thuộc địa Pháp ở Đông Dương làm cuộc sống của nhân dân ta thêm ngột ngạt. Yêu cầu cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do dân chủ được đặt ra.
=> Chính vì vậy, họ hăng hái tham gia vào các cuộc đấu tranh đòi cải thiện đời sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2. Chủ trương của Đảng
Căn cứ vào tình hình thực tế và trong nước, tháng 7/1936 Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng được triệu tập ở Thượng Hải (Trung Quốc).
- Hội nghị xác định:
Về kẻ thù | Thực dân Pháp phản động thuộc địa và tay sai không chịu thi hành những chính sách dân chủ tiến bộ của Mặt trận nhân dân Pháp. |
Về nhiệm vụ cách mạng | Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. |
Tập hợp lực lượng | Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (1936) đến năm 1938 đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương. |
Hình thức và phương pháp đấu tranh | hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai. |
- Ý nghĩa:
+ Đánh dấu sự chuyển hướng đầu tiên về chủ trương của Đảng.
+ Thể hiện sự nhạy bén, sáng suốt của Đảng khi tình hình trong nước và thế giới có sự thay đổi.
3. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
- Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ:
+ Cuộc vận động thành lập Ủy ban trù bị Đông Dương đại hội, nhằm thu thập nguyện vọng của quần chúng tiến tới Đông Dương đại hội (8/1936). Quần chúng tổ chức mít tinh, hội họp, diễn thuyết, đưa yêu sách đòi cải thiện đời sống.
+ Phong trào đón phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của Pháp đến Đông Dương năm 1937. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đưa "dân nguyện" đã diễn ra.
- Phong trào đấu tranh của quần chúng công nông và các tầng lớp nhân dân diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt ở các thành phố, khu mỏ và đồn điền: tiêu biểu là cuộc mít tinh của 2,5 vạn người tại khu Đấu Xảo (Hà Nội) nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1938.
- Nhiều tờ báo công khai của Đảng Mặt trận Dân chủ Đông Dương và đoàn thể ra đời như: Tiền Phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức,...
=> Nhận xét:
- Quy mô: diễn ra trên phạm vi cả nước, sôi nổi nhất là ở thành thị với mục tiêu: đòi tự do, dân sinh, dân chủ
- Lực lượng: đông đảo: công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, trí thức,...
- Hình thức đấu tranh: công khai, hợp pháp, phong phú đa dạng, có cả đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
a. Ý nghĩa lịch sử
- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng, buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể về dân sinh, dân chủ.
- Qua phong trào, quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào Mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng hùng hậu cho cách mạng. Đội ngũ cán bộ, Đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành. Đảng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh, quản lí, uy tín của Đảng được mở rộng.
b. Bài học kinh nghiệm
- Để lại bài học quý báu về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Bài học về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
=> Phong trào dân chủ 1936 - 1939 là cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây