Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Sức sống của nền văn hóa bản địa
- Người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình.
- Tiếng Việt được người dân truyền dạy cho con cháu.
- Tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên.
- Nhiều phong tục tập quán được lưu truyền từ đời này qua đời khác: búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giầy,...
Ăn trầu là phong tục tương truyền có từ thời Hùng Vương. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, đến nay phong tục này vẫn được duy trì và bảo tồn. Trong văn hoá giao tiếp truyền thống của người Việt, miếng trầu như một thông điệp về lòng hiếu khách cũng như diễn tả tình cảm của con người dành cho nhau.
Sự tích trầu cau - lí giải tục ăn trầu của người Việt (tranh minh họa)
2. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa
- Học một số phát minh kĩ thuật: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh,...
- Tiếp thu một số lễ tết: tết Nguyên đán, Trung thu,... vận dụng phù hợp với văn hóa người Việt.
- Tiếp thu chữ Hán và một số quy tắc lễ nghĩa.
- Tiếp thu Đạo giáo, có sự hòa nhập của tín ngưỡng dân gian.
- Đón nhận một số dòng Phật giáo.
Tết Hàn thực sang Việt Nam trở thành tết Bánh trôi, bánh chay, tết Đoan ngọ trở thành ngày tết “giết sâu bọ”, tết Trung thu của người Việt Nam dành cho thiếu nhi trong khi ở Trung Quốc dành cho sum họp gia đình,... Đó là nét khác biệt thể hiện sự tiếp thu và Việt hoá văn hoá Trung Quốc của người Việt.
1. Sức sống của nền văn hóa bản địa.
Những biểu hiện trong việc giữ gìn nền văn hoá bản địa của người Việt trong thời kì Bắc thuộc.
2. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa.
Sự phát triển của văn hoá dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa trong suốt thời kì Bắc thuộc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây