K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong cuộc sống, ai ai cũng gặp vài ba tình huống đáng cười. Riêng tôi, tôi đã gặp không dưới chục lần những chuyện có thể cười cả ngày. Nhưng có một lần, tôi gặp một tình huống cười ra nước mắt!

Gia đình cậu tôi có thể nói là đông con. Các bạn biết rằng, ở quê tôi người ta rất coi trọng con trai, nếu chưa có con trai họ cứ sinh con cho đến khi nào có được một cậu “quý tử” mới thôi. Biết là sinh quá nhiều sẽ không phù hợp với quy định của nhà nước nhưng “phép vua thua lệ làng” biết làm sao đây? Gia đình cậu tôi cũng thế. Cậu đã có ba đứa con gái, đứa nào cũng xinh xắn, học giỏi, ngoan ngoãn nhưng vì chưa có con trai nên cả nhà ai cũng thấy chưa hài lòng. Cách đây nửa năm, mợ tôi sinh một em trai, cả họ nhà tôi mừng lắm!

Thỉnh thoảng, tôi vẫn vào trông em cho cậu. Nhà cậu có một chiếc võng để dỗ trẻ em. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi được võng. Các bạn biết đấy, những người say tàu xe nếu ngồi võng sẽ thấy rất chóng mặt. Vậy là dù thằng bé có khóc toáng lên, tôi vẫn phải ôm nó mà nhún nhẩy dỗ dành. Thêm nữa, em vốn quen năm võng rồi, đặt xuống giường một lúc là nó khóc toáng lên! Chẳng biết làm sao nữa, vậy là dù nó thức hay ngủ, tôi vẫn phải ôm nó khư khư trên tay!

Một hôm, tôi vào trông em cho mợ. Sáng hôm ấy cậu tôi không ra đồng mà ở nhà sửa lại cái cánh cửa. Chiều hôm ấy, tôi có bài kiểm tra tiếng Việt nên vừa trông em vừa nhẩm bài. Thằng bé con đang ngủ ngon lành trên tay tôi, còn tôi đang nhăn trán nhớ lại mấy câu thành ngữ. Đột nhiên, cậu chặt chát một cái vào miếng gỗ, thằng bé giật mình khóc thét. Tôi vẫn đang nhẩm lại câu thành ngữ thấy vậy cũng giật mình nói to lên: “Quýt làm cam chịu!”. Ôi thôi! Thế là cậu tôi quay sang trừng mắt nhìn tôi:

Mày không bế thì thôi, bảo cậu một tiếng cậu nhờ người khác. Con cậu đẻ thì mấy đứa cậu cũng nuôi được không khiến mày nói vào. Đi học mới được tí chữ đã về nói kháy cậu mợ!

Thế là trong khi tôi còn sững người chưa hiểu cậu nói gì thì cậu đã ôm lấy thằng bé con. Trời ạ! Vậy hoá ra, cậu nghĩ tôi nói câu ấy là có hàm ý bảo cậu sinh nhiều con để tôi phải bế chúng nó vất vả, khổ sở. Nào tôi có ý ấy, sự vô tình trùng hợp giữa câu nói trong bài học với hoàn cảnh thực tế đã khiến cậu hiểu nhầm tôi. Nhưng liệu cậu có tin đó chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp? Tôi đau khổ, vừa buồn cười vừa ấm ức nhưng vẫn phải cố lấy bộ mặt ăn năn nhất ra xin lỗi cậu.

Tôi biết mình không chủ động gây lỗi trong chuyện này nhưng rõ ràng tôi đã vô ý mà khiến cậu thấy bị xúc phạm. Lần sau, tôi sẽ phải cẩn thận hơn trong mọi tình huống, nhất là cẩn thận với lời nói của mình. Tôi giật mình nhớ đến lời của ai đó đã nói: Một câu nói có thể giết chết một con người!

23 tháng 9 2019

chichchichchich........chichchichchich...........chichchich

31 tháng 8 2021

Niềm ao ước lớn lao nhất với mỗi đứa trẻ là có cuộc sống hạnh phúc trong gia đình đầy đủ cha mẹ. Thế nhưng, có những số phận bất hạnh của trẻ thơ khiến chúng ta không khỏi xót xa. Nhân vật Thủy trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê là một đứa con hiếu thảo, ngoan hiền và thương anh nhưng số phận của Thủy cũng như số phận của hai anh em lại vô cùng éo le, đau khổ. Thủy là một em bé rất ngoan ngoãn, hiếu thảo và yêu thương anh trai của mình. Dù mới học lớp 4, ở cái tuổi hồn nhiên ấy nhưng em đã rất khéo léo và biết quan tâm, chăm sóc người khác. Khi anh trai bị rách áo, em đã khâu vá rất thành thạo, từng mũi kim được đưa thoăn thoắt. Mỗi tối sau khi học bài xong, em lại đưa con Vệ Sĩ vào cah giấc ngủ cho anh. Khi biết bố mẹ chia tay, gia đình phải li tán, hai anh em phải chia số đồ chơi, Thủy đã nhường hết cho anh. Khi thấy Thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ thi Thủy đã giận dữ vì em không muốn chia rẽ chúng. Nhưng rồi cuối cùng, hai anh em quyết định để lại chúng khi nhìn thấy chúng quàng lên vai nhau..Vì Thủy không muốn những món đồ chơi vốn gắn bó thân thiết giờ phải chia lìa như hai anh em. Như vậy, em không chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên và yêu thương anh mà còn có tấm lòng vị tha. Và khi biết phải về quê sống với mẹ, phải sống xa anh trai và không còn được đi học nữa nhưng em vẫn ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Qua những chi tiết đó, người đọc thấy được em là cô bé rất chu đáo và biết suy nghĩ sâu sắc, một tâm hồn nhạy cảm và yêu thương gia đình. Số phận của Thủy kém phần may mắn hơn với các bạn đồng trang lứa. Cuộc sống của hai anh vốn rất êm đềm, hạnh phúc bên cha mẹ vậy mà giờ đây cha mẹ em quyết định li hôn. Tác giả đã rất khéo léo lựa chọn chi tiết mẹ yêu cầu hai anh em chia nhau những con búp bê – đó vốn là những vật vô tri vô giác. Đó là những đồ chơi đã gắn bó với nhau, thân thiết như hai anh em Thahf và Thủy vậy. Nghe thấy điều đó, Thủy “run lên bần bật, kinh hoàng” và đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn Thành, em đau đớn khi biết rằng giây phút chia xa anh sắp đến. Em đã khóc nức nở, tức tưởi cả đêm hôm trước, giọt nước mắt của đứa bé đang tuổi ăn tuổi lớn khiến chúng ta không thôi xót xa. Cuộc chia tay lần này có thể sẽ là xa nhau mãi mãi. Hai con búp bê sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Sự đau xót ấy còn được thể hiện qua cuộc chia tay của Thủy với các bạn và cô giáo, em đã không kìm nén được giọt nước mắt trong giây phút ấy bởi có lẽ đây cũng là lần cuối cùng em được đến trường. Em không dám nhận quyển sổ và cây bút cô giáo tặng vì từ nay em không còn đi học, mà phải theo mẹ bươn chải với cuộc sống mưu sinh. Tình cảnh của em thật đáng thương, em không chỉ mất đi một gia đình hạnh phúc, một người anh trai luôn yêu thương và bảo vệ, em còn bị tước đoạt cả những tháng ngày học hành và vui chơi của tuổi thơ. Giây phút chia li cuối cùng cũng đến, em theo mẹ lên chiếc xe đi về một nơi rất xa. Trước khi đi, em vẫn mếu máo dặn anh trai mình phải để hai con búp bê luôn ở gần nhau. Có lẽ đó cũng là mong ước lớn nhất của Thủy, không bao giờ phải xa cách anh trai. Nỗi đau của người lớn có thể rồi sẽ xoa dịu bởi sự trưởng thành và mạnh mẽ nhưng những tổn thương sâu sắc trong lòng đứa trẻ sẽ còn mãi trong cuộc đời. Câu chuyện để lại cho người đọc nhiều cảm xúc lớn lao để tình cảm gia đình nhất là tình cảm anh em. Truyện cũng là lời nhắn đến mỗi chúng ta, hãy nâng niu và trân trọng những giây phút hạnh phúc bên gia đình.

25 tháng 9 2019

Bài 1:

Bài ca dao 3 là cảnh đám ma theo tục lệ cũ, mỗi con vật ứng với một kiểu người:

     + Con cò: tượng trưng người nông dân thường ở làng xã

     + Cà cuống: những kẻ có thể lực, tai to mặt lớn

     + Chim ri, chào mào: cai lệ, lính lệ

     + Chim chích: gợi ra hình ảnh những anh mõ làng

- Thế giới loài vật cũng là thế giới con người:

     + Dùng thế giới loài vật để nói về thế giới con người

     + Từng con vật tiêu biểu cho các loại người, hạng người trong xã hội mà nó ám chỉ

     + Nội dung châm biếm, phê phán trở nên kín đáo, sâu sắc

 Cảnh tượng trong bài mang giá trị tố cáo: Cuộc đánh chén, chia chác vui vẻ, vô tâm diễn ra ngay trong những mất mát, tang tóc của gia đình người chết

→ Bài ca phê phán, châm biếm hủ tục ma chay rườm rà làm khổ người nghèo trong xã hội cũ

Câu 2:

Chân dung cậu cai đã vẽ nên bức tranh châm biếm sinh động, chân thực:

     + Cậu là cai lính, bộc lộ quyền lực của cậu cai (nón dấu lông gà)

     + Tính cách phô trương, khoe mẽ của cậu cai (ngón tay đeo nhẫn)

     + Cậu cai có thân phận nhỏ bé, thảm hại khi phải thuê mượn quần áo

→ Tất cả vẻ bề ngoài của cậu cai là khoe mẽ, cố làm “ra dáng” lừa bịp người

- Nghệ thuật châm biếm đặc sắc:

     + Dân gian gọi “cậu cai” mục đích như để châm chọc tên cai lệ không chút quyền hành

     + Dùng kiểu câu nêu “định nghĩa”, cũng như vài nét phác họa mỉa mai cậu cai xuất hiện như kẻ lố lăng, khoe mẽ, thảm hại

     + Nghệ thuật phóng đại ba: năm được một chuyến sai >< sự thuê mượn những thứ xoàng xĩnh như áo ngắn, quần dài

→ Để nhấn mạnh thân phận thảm hại thực chất chỉ là tay sai chứ không có quyền năng gì

Giống: Cụm từ "ta với ta" đều được đặt ở vị trí cuối bài.
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình).
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang.
*Bạn Đến Chơi Nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách).
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.

Chúc bn học tốt!!

23 tháng 9 2019

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà  thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn ”ta với  ta” trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta” trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

Giống nhau: đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình 
Khác nhau: 
- Trong bài Bạn Đến Chơi nhà của Nguyễn Khuyến: 
+ ta: tác giả (Nguyễn Khuyến) 
+ ta: khách (bạn) 
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. 

- Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: 

+ ta: đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan) 
=> tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ một người, một tâm trạng.

Cụm từ "ta với ta":
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ.
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

Giống: Cụm từ "ta với ta" đều được đặt ở vị trí cuối bài.
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình).
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang.
*Bạn Đến Chơi Nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách).
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.

23 tháng 9 2019

Làm ăn:làm việc, lao động để sinh sống (nói khái quát)

Ăn nói:nói năng (về mặt coi như có khả năng nào đó trong việc giao tiếp bằng lời)

Ăn mặc:mặc(nói khái quát)

23 tháng 9 2019

1. Làm ăn: làm việc, lao động để sinh sống

2. Ăn nói: nói năng, bày tỏ ý kiến.

3. Ăn mặc: mặc( nói khái quát )

Học tốt~♡

23 tháng 9 2019

ko đăg linh tinh!Đổi nghề bán bánh rán đi thì ko cần mua!Ko phải đăg linh tinh

23 tháng 9 2019

ngày nào cx đăng mấy cái này rảnh à