K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ hai bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng) - Dàn ý: *Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ. * Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ. + Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ "với", các...
Đọc tiếp

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ hai bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng)

- Dàn ý:

*Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ.

* Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.

+ Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ "với", các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị...

+ Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ... đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãn vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình.  

GIÚP MIK VS, MIK ĐANG CẦN GẤP

0
Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng) - Dàn ý : *Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ. * Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ. Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả... mô gò thấp kém,... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng...
Đọc tiếp

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng)

- Dàn ý :

*Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ.

* Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.

Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả... mô gò thấp kém,... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.

+ Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập → thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét..., tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.

+ Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc.

GIÚP MIK VS, MIK ĐANG CẦN GẤP

0
16 tháng 3 2022

                                                                                 bài làm

Trong những kỉ niệm của em thì kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày mà em không thể nào quên. Nó đã để lại cho em nhiều điều thú vị và đặc biệt là một bài học đáng nhớ. Em vốn là một học sinh khá giỏi trong lớp, được thầy bạn quý mến, nhưng em lại được nhận xét là khá lạnh lùng và vô tâm. Vào ngày 20-11, em mang một bó hoa lớn và một món quà cũng lớn đến tặng cô Yến - Giáo viên chủ nhiệm lớp em, ai nhìn món quà cũng phải trầm trồ khen ngợi, em rất lấy làm hãnh diện. Các bạn học sinh khác cũng ùa vào tặng hoa cho các thầy cô. Bỗng Nhi - đứa bạn thân của em nói: ''Mày không tặng quà các thầy cô giáo khác à? Sao mày tặng mỗi cô Yến thôi vậy?''. Em nghe Nhi nói thế thì ra vẻ không hài lòng: ''Ôi dào ! Việc gì phải tặng các thầy cô khác, thầy cô chỉ là dạy bộ môn có phải chủ nhiệm đâu mà tặng''. Lúc đó cô Yến đi đến gần bọn em bao giờ không hay, nghe em nói vậy, cô Yến liền đến cạnh em và nhẹ nhàng bảo: ''Sao lại không phải tặng chứ em, các thầy cô cũng có công dạy mình kiến thức thì mình cũng phải biết cảm ơn lại công ơn của thầy cô chứ một Nếu em ứng xử như vậy thì em là một học sinh vô lễ đó, em biết ko ? Em nhìn kìa, như cô Linh đó, cô chỉ là giáo viên dạy âm nhạc mà cô được học sinh qúy mến, được tặng rất nhiều hoa. Đó chính là lòng biết ơn của các bạn học sinh đối với cô đó ''. Nghe cô nói mà em cảm thấy cay cay ở khóe mắt, em tự trách bản thân tại sao lại có những hành động như vậy. Không cần suy nghĩ thêm nữa, em vội chạy thật nhanh về phía cửa hàng bán hoa mua thật nhiều hoa để tặng thầy cô giáo. Làm xong, em cảm thấy thật tự hào và vui. Ngày hôm ấy là ngày mà em không thể nào quên được.

16 tháng 3 2022

Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô - những người đã khai mở con đường tương lai cho lớp lớp học trò, là những người ươm mầm xanh cho đất nước Việt Nam thân yêu! Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên từ trong sâu thẳm tâm hồn mỗi con người một cách thân thương. Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là "Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Quả thật vậy, nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và người giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Ngày 20-11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những trẻ thơ cắp sách đến trường, từ ba miền Tổ Quốc, từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn cũng như thành thị, đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tới các thầy cô giáo của mình. Từ khi còn là những cô cậu học trò còn bỡ ngỡ cắp sách đến trường cho đến khi trưởng thành em luôn thấy thầy cô dõi theo từng bước chân ta đi. Thầy cô - những người cha, người mẹ thứ hai ở trường đã uốn nắn cho em từng nét chữ, từng trang văn, từng dòng thơ bay bổng khiến ta sống lạc quan, thêm yêu đời hơn. Thầy cô chắp cánh tri thức để em tiến bước tương lai, làm giàu cho Tổ Quốc. Thầy cô không những tận tình giúp ta mở cánh cửa của kho tàng tri thức nhân loại mà còn dạy em cách làm người. Những người cha người mẹ thứ hai ở trường đó đã phải hi sinh rất nhiều cho chúng em. Hi sinh bao giấc ngủ và sức khỏe của mình để soạn bài thật chu đáo trước khi lên lớp cho chúng em có bài học hay, lí thú và bổ ích. Thầy cô đã bao đêm thức trắng để chấm bài cho tụi học trò nhỏ của mình, để rồi sáng mai lên lớp học trò nào cũng có bài kiểm tra với những dòng chữ đỏ, những lời phê đầy tâm huyết của thầy cô.Trên bục giảng với giọng nói ấm áp, thân thương, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những kiến thức bổ ích, những điều lý thú của cuộc sống, thầy cô dạy cho ta về đạo lý làm người, về tình yêu thương, lòng bao dung,…Thầy cô húng đúc cho chúng em lòng vị tha đức hy sinh. Điều mà em cũng như tất cả các thành viên trong tập thể lớp đón nhận được ở tất cả các thầy cô giáo trong mái trường này đó là tình yêu thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần chúng em chưa ngoan, còn vô lễ, không chăm chỉ học tập mà khiến thầy cô phải buồn phiền, suy tư. Và cũng bao lần chúng em chăm chỉ, đem tặng cô những bông hoa điểm tốt làm ánh lên trên gương mặt thầy cô những nụ cười rạng rỡ. Em hiểu rằng phía sau thành công trên bước đường đời chúng em luôn có dấu chân, sự giúp đỡ, dạy bảo ân cần của thầy cô. Rồi mai sau khi chúng em đã rời xa mái trường, rời xa quê hương. Chúng em bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình. Nhưng em hiểu rằng mình có được ngày hôm nay là nhờ công ơn thầy cô, nhờ bao giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của thầy cô đã giúp em thành người có ích. Vì thế, cho dù mai sau có trưởng thành, có thành công trong cuộc sống thì chúng em cũng sẽ mãi không bao giờ quên công ơn thầy cô, hình bóng thân thương của thầy cô đã gắn bó với em bao năm tháng học trò. Thời gian vẫn cứ thế lặng lẽ trôi, thầy cô cứ âm thầm như những người lái đò, chở hết lớp lớp các thế hệ học trò đến bờ bến tương lai. Thử hỏi mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật tuy đau lòng nhưng những người lái đó vẫn kiên trì tiếp tục công việc âm thầm mà vĩ đại cao cả ấy. Để rồi mai đây những thế hệ học trò đó sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đem lại vinh quang cho Việt Nam. Khi thành công trong sự nghiệp rồi những thế hệ học trò như những đàn chim tung cánh sẽ bay về tổ bay về nơi đã vun đắp nó thành người. Những lời dạy bảo ân cần của thầy cô sẽ mãi là hành trang theo em suốt cuộc đời, khi thuận lợi cũng như khó khăn, khi thành công hay thất bại, nó sẽ mãi mãi là điểm tựa để chúng em cố gắng vượt qua những thăng trầm của cuộc sống. Em xin thay mặt cho các thành viên trong lớp nói riêng và tất cả những người học sinh nói chung gửi đến những người nhà giáo ngàn lời tri ân sâu sắc:

"Thầy ơi! Khi lớp học trò ra đi, còn thầy lại 

Con đò năm xưa vẫn lặng lẽ qua sông 

Và thầy - người lái đò cần mẫn 

Cho các thế hệ học trò cập bến tương lai 

Cỗ xe thời gian hãy dừng trôi  

Cho em giây phút ngoảnh lại 

Hai tiếng chào thầy:" Thầy ơi."

16 tháng 3 2022

Bạn Ngọc thân mến!

Chắc bạn ngạc nhiên lắm khi nhận được thư mình vì bạn không hề biết mình. Nhưng mình lại biết bạn đấy,

Mình là Nguyễn Hải Đăng, học sinh lớp 4H, trường Tiểu học Hải Bối, thành phố Hà Nội. Mình được biết về bạn qua báo Thiếu niên Tiền phong với tấm gương tiêu biểu vể học sinh nghèo vượt khó. Mình rất khâm phục nên muốn viết thư làm quen với bạn. Mình mong muốn chúng mình sẽ trở thành những người bạn tốt và cùng nhau phấn đấu để học tập đạt kết quả cao hơn. Mình cũng rất muốn có một ngày nào đó, hai đứa mình gặp nhau trên quê hương bạn, cùng ngắm cảnh đẹp của thành phố Sa Pa huyền ảo trong sương. Bạn đồng ý nhé!

Rất mong thư hồi âm của bạn. Hãy gửi thư cho mình theo địa chỉ trên nhé!

Chúc bạn sức khoẻ và thành công.

Bạn mới quen Nguyễn Hải Đăng

16 tháng 3 2022

Đứa con trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh thật đẹp để tặng bố nhưng người bố đã phạt con mình vì nó đã phí phạm cả cuộn giấy gói hoa màu vàng. Dù bị phạt nhưng đứa con vẫn mang đến hộp quà để tặng cho cha.

Câu chuyện là lời cảnh báo ý nghĩa với tất cả mọi người đặc biệt là tình cảm của cha mẹ với con cái. Người cha chưa biết trân trọng món quà của con mà quá đi sâu vào tiền bạc, vật chất, câu chuyện phản ánh thực tế đời sống hiện nay của con người.

Ngoài ra món quà ý nghĩa của đứa con với người cha chứa đầy tình yêu vô bờ bến. Đặc biệt là những nụ hôn của con gái đã thổi vào trong chiếc hộp giấy vàng. Món quà tinh thần ấy là sở hữu quý giá nhất chứng minh cho tình cha con không gì có thế sánh bằng.Câu chuyện ngắn gọn nhưng có ý nghĩa rất sâu sắc.

Biết trân trọng tình cảm gia đình đặc biệt là tình phụ tử, luôn lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng nguyện vọng, sở thích, sáng tạo trí tưởng tượng của trẻ thơ.

Nên nhìn nhận sự việc cẩn thận, sâu sắc, đặc biệt đối với con trẻ để khỏi mắc sai lầm đáng tiếc xảy ra
Nếu biết hợp tác, chia sẻ, đoàn kết, thấu hiểu, nhường nhịn thì gia đình sẽ đầy ắp tiếng cười, gợi không khí ấm cúng và hạnh phúc.
Biết giữ gìn và nâng niu nó thì cuộc sống sẽ thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

bạn nhé! bài của mình hơi dài! mong banh thông cảm!

16 tháng 3 2022

= 9/10 x (1/29 + 2/29 + 16/29)

= 9/10 x 19/29

= 171/290

16 tháng 3 2022

cho ta hiểu vợ chồng người em không tham lam, keo kiệt mà đối xử với bà con làng xóm rất tốt

16 tháng 3 2022

Theo "Từ điển địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam" thì trên cả nước hiện nay chỉ có 6 văn miếu: Văn miếu Quốc Tử Giám, Văn miếu Huế, Văn miếu Hưng Yên, Văn miếu Hải Dương, Văn miếu Bắc Ninh, Văn miếu Đồng Nai. Văn Miếu Hưng Yên còn gọi là Văn miếu Xích Đằng (vì được xây dựng trên đất làng Xích Đằng), nguyên xưa là Văn Miếu của Trấn Sơn Nam (căn cứ vào Khánh, Chuông của di tích), nhưng đến năm 1831, tỉnh Hưng Yên được thành lập thì Văn miếu Hưng Yên thuộc hàng tỉnh. Văn miếu Hưng Yên được khởi dựng từ thế kỷ XVII và được trùng tu, tôn tạo lớn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Minh Mệnh thứ 20 (1839), đời vua Nguyễn Thánh Tổ(1820 -1840), trên nền của chùa làng Xích Đằng, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Dấu tích còn lại đến ngày nay là 2 tháp đá: Phương Trượng Tháp và Tịnh Mãn Tháp. Hiện tại Văn miếu đang thờ Đức Khổng Tử, người được suy tôn là "Vạn thế sư biểu", và các chư hiền của nho gia. Cùng thờ với Khổng Tử là Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quốc Tử Giám. Năm 1992, Văn miếu Hưng Yên được Bộ VHTT xếp hạng là di tích lịch sử. Ban thờ Chu Văn An tại Văn miếu Hưng Yên Ảnh: Đức Hùng Văn miếu có kết cấu kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm: Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Hệ thống mái của các tòa được làm liên hoàn kiểu "Trùng thiềm điệp ốc". Mặt tiền Văn miếu quay hướng Nam, cổng Nghi môn được xây dựng đồ sộ, bề thế, mang dáng dấp cổng Văn miếu Hà Nội. Phía trong cổng có sân rộng, ở giữa sân là đường thập đạo, hai bên sân có lầu chuông và lầu khánh cùng 2 dãy tả vu, hữu vu. Khu nội tự gồm: Tiền tế, Trung từ và Hậu cung, kiến trúc giống nhau, được làm theo kiểu vì kèo trụ trốn. Toàn bộ khu nội tự Văn miếu tỏa sáng bởi hệ thống đại tự, câu đối, cửa võng và hệ thống kèo cột đều được sơn thếp phủ hoàn kim rất đẹp. Nơi thờ Đức Khổng Tử tại Văn miếu Hưng Yên Ảnh: Đức Hùng. Hiện vật quý giá nhất của Văn miếu là 9 tấm bia đá khắc tên tuổi, quê quán, chức vụ161 vị đỗ đại khoa ở Trấn Sơn Nam thượng ngày xưa (trong đó tỉnh Hưng Yên có 138 vị, tỉnh Thái Bình 23 vị) thuộc các triều đại Trần, Mạc, Lê đến Nguyễn. Học vị cao nhất là Trạng nguyên Tống Trân (người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ) đời Trần; Trạng nguyên Nguyễn Kỳ(người xã Bình Dân, huyện Đông An) triều Mạc; Trạng nguyên Dương Phúc Tư (người xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm) triều Lê. Chức vụ cao nhất là tiến sĩ Lê Như Hổ, Quận công triều Mạc. Ngoài ra còn có một số dòng họ đỗ đạt cao như họ Dương ở Lạc Đạo (Văn Lâm); họ Vũ, họ Hoàng ở Ân Thi; họ Lê Hữu ở Liêu Xá (Yên Mỹ)...; một số huyện có nhiều nhà khoa bảng như: Văn Giang, Ân Thi, Yên Mỹ, Tiên Lữ, Kim Động...Ca Trù là nét văn hóa đặc sắc tại Văn miếu mỗi dịp xuân về. Văn miếu xưa kia có 2 mùa lễ hội, trọng hội là ngày 10.2 và ngày 10.8 hàng năm. Cứ vào các ngày trọng hội, các vị nho học và quan đầu tỉnh phải đến Văn miếu tế lễ để thể hiện nề nếp nho phong, tôn sư trọng đạo, làm gương cho con cháu, cầu mong sự nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ. Ngày nay, hằng năm cứ vào ngày đầu xuân tại Văn miếu có tổ chức sinh hoạt văn hóa, đó là tổ chức tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, từng bước khôi phục lại lễ hội xưa. Ngoài ra vào mùa thi, thanh thiếu niên, học sinh về. Văn miếu tìm hiểu truyền thống hiếu học của cha ông và thắp nhang cầu mong cho sự học hành ngày càng phát triển. Du khách nước ngoài tham quan một trong 9 tấm bia đá ghi danh các vị đỗ đại khoa, hiện còn lưu giữ tại Văn miếu Hưng Yên. Để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của con người và cũng là hòa đồng với sự phát triển chung của xã hội. Văn miếu Hưng Yên đang được quy hoạch với quy mô khá hoàn thiện với tổng diện tích gần 6 ha. Năm 2004, tỉnh Hưng Yên đã có chủ trương trùng tu, tôn tạo các hạng mục công trình như vốn có của di tích, được phân thành các khu chức năng khác nhau, như: Văn hóa khuyến học, khu Đền Lạc Long Quân, khu văn hóa, khu Chùa Nguyệt Đường, khu Hồ Văn, Đầm Vạc. Các công trình dần được phục hồi và tôn tạo để Văn miếu Hưng Yên trong tương lai gần sẽ trở thành một trung  tâm khuyến học và điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên.

bạn nha! bài làm của mình nè

16 tháng 3 2022

BÀN CHÂN

16 tháng 3 2022

Bàn chân nha bạn

Xác định bộ phận chủ ngữ trong câu  Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.”

16 tháng 3 2022

Xác định bộ phận chủ ngữ trong câu “ Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.”