Ủy ban nước của Liên hợp quốc đã mang tới thông điệp:" nước là tài nguyên quý giá nhất của chúng ta. Chúng ta phải sử dụng chúng một cách có trách nghiệm hơn" Em hãy thuyết phục mọi người tại sao lại phải sử dụng nước một cách có trách nghiệm hơn. Hãy đặt nhan đề cho bài viết
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt đã lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và trong cuộc sống ngày hôm nay lời dạy đó càng trở nên sâu sắc.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội hay có thể hiểu rộng ra là nguyên nhân dẫn đến con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời khuyên lời nhắc nhủ cảu ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả công lao của những người đi trước đã để lại cho ta.
Trong cuộc sống không gì gọi là tự nhiên có sẵn. không gì là không có nguồn gốc. Và chúng ta đuợc sống trong một xã hội hòa bình và hạnh phúc như ngày hôm nay thì đã có biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu ông cha ta phải đổ xuống .. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, “Uống nước, nhớ nguồn”… Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy – chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ.. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời.Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất. Vì thế, ‘nhớ nguồn’ là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta, xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao người đã tạo nên những điều tốt đẹp đến với ta.Một đất nước, gia đình, xã hội mà giữ được đạo lí “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, gia đình, xã hội ấy tốt đẹp, thân ái biết bao. Song trong cuộc sống không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” nhằm khuyên răn những kẻ “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”,…
Mỗi khi được hưởng một thành quả nào, chúng ta phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng và bảo vệ như các bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ có thế, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống văn hóa ta ngày càng phong phú. Bản thân là một trong những thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật nghiêm túc, cần cù lao động, tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”.
“Uống nước nhớ nguồn” là lời nhắn nhủ hết sức ngắn gọn và giản dị, là bài học sâu sắc, có giá trị từ ngàn xưa và cho đến mai sau. “Uống nuớc nhớ nguồn” – Sống cho trọn nghĩa trọn tình: nhớ ơn sinh thành,dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô, công ơn của những thế hệ đi trước … Từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người và truyền thống dân tộc ta
Trong gia đình, người cưng chiều tôi nhất đó là ông nội. Ông nội tôi tuy đã già, nhưng dáng đi vẫn còn nhanh nhẹn, da dẻ hồng hào. Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm, tôi còn được ông dạy võ cho. Ông nói: “Võ thuật này là của Bình Định, người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này”. Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tối ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và phát ra những âm thanh êm ả. Tối đến ông thường xem bài vở của tôi, có chỗ nào tôi chưa hiểu ông giảng giải cặn kẽ. Những năm học lớp một chữ tôi rất xấu, ông đã cầm tay luyện viết cho tôi. Ông động viên tôi: “Phải chịu khó luyện tập, mỗi ngày một chút, nhất định sau này cháu sẽ viết đẹp”. Đúng như lời ông nói chữ tôi mỗi ngày một đẹp lên. Trong học kì một vừa qua, cô giáo đã tuyên dương tôi vì tôi đạt danh hiệu “vở sạch chữ đẹp”. Tôi mong ông được sống lâu muôn tuổi để vui vầy với con cháu. Tôi rất yêu ông nội của mình.
Gợi ý nhá:
Điệp ngữ “Buồn trông” lặp lại bốn lần ở đầu mỗi cặp lục bát kết hợp với bút pháp tả cảnh ngụ tình, mượn cảnh vật để ngụ ý thẻ hiện tâm trạng tê tái, đau thương của nàng Kiều. Tác giả thật khéo dùng hai chữ “Buồn trông”, vì càng buồn thì càng trông, mà càng trông lại càng buồn. Cảnh đầu tiên mà Kiều trông thấy:
“Buồn trông cửa bễ chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
Từ láy “thấp thoáng”, “xa xa” gợi không gian mênh mông, đang dần tối càng làm nỗi bật một chiếc thuyền lẻ loi xa vắng, cánh buồm ẩn hiện mơ hồ lúc chiều tà đã gợi trong lòng, “Kiều nỗi nhớ quê nhà và khao khát được sum họp. Rồi nàng lại trông về phía ngọn nước:
«Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu"
Hình ảnh bông hoa mỏng manh rụng xuống dòng nước, bập bẻnh trôi đi lặng lẽ khiến Kiều liên tưởng đến thân phận lưu lạc của mình. Từ láy “man mác” gợi cảm xúc buồn của Kiều khi nghĩ đến số phận “bèo dạt mây trôi” của mình dường như vô định.
Đây là ảnh thật hay chỉ là hình ảnh tưởng tượng tron tâm hồn cô gái đáng thương?
Sau một cửa biển, một cánh hoa giữa dòng nước, Kiều lại trông thấy cảnh vật úa tàn
«Buồn trông nội cô rầu rầu"
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.
Từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” gợi không gian đồng cỏ mênh mông xanh nhợt nhạt xa xôi kéo đài vỏ tận như tương lai mờ mịt của Kiều, nó khác với cỏ xanh tươi trong ngày tiết thanh minh, sắc cỏ lúc này chỉ là một màu xanh ảm đạm, “rầu râu”, héo úa khiến Kiều vô cùng buồn chán cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, không biết bao giờ mới kết thúc.
Đan xen giữa ảo giác về tương lai mờ mịt của mình thì hình ảnh cuối cùng mà Kiều nhìn
thấy là cảnh con sóng nỗi lên ằm ầm sau cơn gió, dự cảm tai họa sắp đến:
“Buồm trông gió cuốn mặt duềnh
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Từ láy “ầm ầm” gợi không gian dữ dội của sóng, gió như đang vây quanh đe dọa sự sống của Kiều. Đó là cảnh thực hay chỉ là hư ảo? Hay chỉ là nỗi ám ảnh lo sợ trước những tai biến sắp ập đến cho số kiếp mong manh của Kiều? Phải chăng tiếng sóng ấy như báo hiệu trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay đó là tiếng lòng, tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên?
\(Dzit-Hoc24.vn\)
Dì Út của em có một bé trai tên Hoàng Huy. Bé Huy đang ở tuổi tập nói và đã biết đi tập tễnh. Em không có em ruột nên rất thích bé.
Dáng bé tròn trịa với chiếc quần mặc bó sát đùi và cái áo thun ba lỗ. Mái tóc thưa, mềm mại. Hai gò má bé ửng hồng và phúng phình. Em thường nhéo vào đôi má ấy để nghe bé kêu lên giận dỗi.
Những khi em đi học về, Huy rất mừng vì được em cho kẹo kim. Bé Huy thích chơi trò bán bánh. Bánh làm bằng đất in trong cái chén nhựa, đặt vào mấy cái lá mận rụng trong sân nhà em.
Dì Út dạy cho Huy nói tiếng “ba” thì Huy lại nói “á, á”. Vài ngày sau, dì dạy Huy tiếng “má”, Huy lại nói là “ba, ba” làm ai cũng phì cười.
Em thương bé Huy như em ruột của mình. Hôm nào bé đi đâu vắng, em nhắc tên Huy không ngớt làm ba mẹ cũng nhớ theo.
Hải Yến – cô em gái bé bỏng của em vừa tròn 5 tuổi. Ngoài cái tên khai sinh ấy ra, em còn đặt cho bé biệt danh là Kim Min Chu. Nghe rõ hay vì giống tên của một nữ diễn viên điện ảnh Hàn Quốc nổi tiếng, nhưng thực ra là do bé có cái môi trên cong hớt lên và hơi dẩu ra, tươi như cánh hồng mới hé. Mọi người gọi mãi thành quen, còn cô bé lại tỏ ra rất khoái với cái tên ngá ngộ ấy.
Min Chu xinh lắm! Trông bé giống như một cô búp bê hồng hào, mũm mĩm. Mái tóc tơ nâu óng loăn xoăn dài chấm vai, ôm lấy gương mặt trắng trẻo, bầu bĩnh. Đôi mắt to và đen, lúc nào cũng mở to, ngơ ngác như mắt thỏ non. Mỗi khi bé cười, hai lúm đồng tiền xoáy sâu trên má, trông dễ thương lạ!
Là con gái nên Min Chu cũng hay nhõng nhẽo nhưng bé không vòi vĩnh những điều vô lí. Khi người lớn giải thích là không được, bé thôi ngay. Ba năm học mẫu giáo, Min Chu thường xuyên đạt được danh hiệu Bé khỏe, bé ngoan. Ảnh bé chụp được phóng lớn treo trong phòng khách. Nếu có ai hỏi đùa: “Chà! Cô bé nào mà xinh thế nhỉ?” là bé toét miệng cười khoe hàm răng sữa trắng muốt rồi trả lời một cách rất hồn nhiên: “Ảnh của cháu đấy! Min Chu đấy ạ!”.
Mới lên 5 nhưng bé đã thuộc lòng bảng chữ cái và biết ghép vần, biết đọc những câu đơn giản. Đặc biệt là bé có trí nhớ rất tốt. Nhiều lần em học thuộc lòng một đoạn thơ hay một bài thơ ngắn, Min Chu nghe và bắt chước đọc theo. Em thuộc thì Min Chu cũng thuộc. Tài ghê cơ! Bằng cái giọng còn non nớt, ngọng nghịu, bé đọc bài Lượm của nhà thơ Tố Hữu: Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh, Ca lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang, Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng… Rồi bé cười, tiếng cười khanh khách giòn tan vang khắp căn nhà nhỏ.
Có thể nói, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc trong lòng người đọc, và đã để lại những ấn tượng sâu sắc nhất. Lão Hạc hiện lên là một người nông dân chịu thương chịu khó nhưng bị dòng đời và số phận xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Vợ lão mất sớm, một mình lão làm lụng nuôi con. Đến khi đứa con trai của lão đến tuổi dựng vợ gả chồng, có yêu một cô ở trong làng , nhưng vì nhà gái thách cưới cao quá nên lão Hạc không thể cưới vợ cho con. Đó là bi kịch của một người cha mà không thể lo cho con một cái đám cưới đàng hoàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào đi nữa, lão Hạc vẫn hiện lên là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết, lão không lấy vợ mà ở vậy nuôi con. Có phải chăng lão muốn tránh cho đứa con thân yêu của lão cái cảnh mẹ ghẻ con chồng? Khi con trai lão đòi bán vườn lấy vợ, lão không đồng ý là vì suy nghĩ cho cuộc sống tương lai sau này của vợ chồng con lão. Nếu bán vườn đi thì rồi lấy nhau về lấy gì kiếm sống qua ngày. Khi không lấy được vợ, thằng con lão buồn quá nghĩ quẩn rồi xin đi làm ở đồn điền cao su. Lão biết “ cao su đi dễ khó về” nhưng thấy con như vậy cũng không biết ngăn cản ra sao. Nỗi lòng của người cha nghèo nào có mấy ai hiểu được. Trước khi đi, con lão để lại cho lão một con chó Vàng hàng ngày trò chuyện cùng lão cho qua tháng đoạn ngày tuổi già neo đơn. Lão yêu nó lắm và nâng nịu gọi nó là Cậu Vàng. Lão coi nó như đứa con của con trai mình, như đứa cháu của lão. Mỗi bữa cơm lão đều giành phần cho nó. Chó và chủ suốt ngày quấn quýt lấy nhau. Một năm vào lúc thóc gạo kém, nhà nghèo lại càng thêm nghèo, lão Hạc đã có ý định bán con chó. Lão bàn việc ấy với ông giáo, cứ mỗi lần gặp nhau là lão lại nói về chuyện án con chó Vàng của lão đến nỗi ông giáo tin rằng lão chỉ nói vậy thôi chứ lão sẽ không bao giờ bán chó. Sự băn khoăn của lão Hạc đã cho thấy lão rất yêu con chó Vàng-kỉ vật mà đứa con lão để lại cho lão. Lão không nợ bán chó vì thương con, không biết có bao giờ được trông thấy đứa con của mình một lần nữa? Tình yêu con của lão Hạc còn được thể hiện ở chỗ vào năm mất mùa đói kém, khi đã bòn hết tất cả những gì có thể ăn được trong vườn nhà, lão cũng không đụng đến tiền lão bòn vườn để dành cho con. Lão thà ăn củ rong, củ chuối chứ nhất quyết không phạm đến tiền bòn từ mảnh vườn mà “ ngày còn mồ ma mẹ cháu, mẹ cháu đã thắt lưng buộc bụng mua cho nó”.Không chỉ là một người cha hết mực yêu thương con, lão Hạc còn là đại diện tiêu biểu của một nguwofi nông dân giàu lòng tự trọng. Lão nhận ra sự khó chịu của bà vợ ông giáo vì lão hay sang nhà ông giáo nói chuyện, từ đấy lão không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào của ông giáo mà ocn từ chối như là hách dịch. Đặc biệt, chi tiết lão Hạc ăn bả chó để tự vẫn là biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng. Lão đau đớn, dằn vặt và xấu hổ khi mình đã trót lừa một con chó, để nó kêu ư ử nhìn lão như đang oán trách. Lão chọn chính cái cách mà lão đã lừa con chó Vàng để kết liễu cuộc đời mình như một sự tự trừng phạt đích đáng đối với lão.Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện được số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Đó là bi kịch của con người bị hoàn cảnh tha hoá. Song bên cạnh đó, nhà văn cũng gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đó làm nên giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
Tham khảo ạ
Khi đó có số người trên xe buýt là
35 - 5 + 6 = 36 (người)
Đ/số ..........
Chúc bn hok tốt!
Sau một tuần học tập căng thẳng em lại có ngày chủ nhật làm được nhiều việc giúp mẹ.“Reng reng” bác đồng hồ gọi em thức dậy bước ra kkhỏi giấc mơ có nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn lúc sáu giờ. Em liền choàng dậy, ra làm vệ sinh. Tiếng nước réo ù ù cùng mùi thuốc đánh răng thơm mát làm em có cảm tưởng như đang ở trong một khu rừng tuyệt đẹp. Rồi em xuống ăn sáng cùng cả nhà. ăn sáng xong em tiễn bố mẹ đi làm. Bác đồng hồ lúc này chỉ bảy giờ. Bây giờ làm gì đay? à! Đúng rồi! Chị chổi ơi! Ra đây với em. Em cùng chị chổi đi quanh nhà. Chị đi đến đâu nhà sạch đến đấy. Lũ bụi vừa thấy chị đến đã chạy bán sống bán chết ra khỏi nhà. Em vừa quét nhà xong thì nghe tiếng sàn nhà nói: “Cô chủ ơi!Lau mặt cho tôi đi!” Em liền chào chị chổi và xách xô nước, giẻ lau nhà ra. Nước mát rười rượi. Em vò giẻ thật sạch rồi vắt kiệt nước và lau. Lau hết một lần em giặt lại giẻ và lau lại lần nữa. Lúc trước nước trong vắt thì bây giờ chuyển màu đục ngầu. Rồi em rửa tay, ra nấu cơm. Lúc này là mười giờ. ái chà chà! Hôm nay mẹ cho em ăn toàn món ngon. Em bắt đầu nhặt rau. Oái! Khiếp lão sâu béo thế. Em hét lên vì bắt được lão sâu vàng rộm, béo mập. Nhặt rau xong em đặt nước luộc và rán trứng. Tiếng đũa đánh trứng tách tách và tiếng dao băm thịt bặp bặp, tiếng dầu dán lép tép nghe rất vui tai. Mười một giờ em ăn cơm với bố mẹ. Bố khen em nấu cơm rất khá. ăn xong em đi ngủ đến chiều lúc hai rưỡi em học bài. Ôi sao bài này khó thế! Em nghĩ mãi mà vẫn chưa ra! Ngoài vườn lũ chim thi nhau hót líu lo như cổ vũ động viên em cố gắng làm bài. Bác đồng hồ mọi khi nói nhiều vào loại nhất nhà mà bây giờ cũng như im bặt cho em sự yên tĩnh làm bài. Cuối cùng em cũng làm ra. Xong em ra vườn chăm sóc cây. Những giọt nước long lanh như những đứa trẻ nghịch ngợm chạy nhảy tung tăng quanh gốc cây. Những cây non vươn mình đu đưa trong nhạc gió réo rắt. Rồi em vào bếp nấu cơm tối với mẹ. Tối đến cả nhà em quây quần sum họp bên nhau nói chuyện rôm rả rất vui vẻ. Sau bữa cơm em xem tivi đến hai hai giờ em chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho ngày mai rồi đi ngủ. Nằm trên giường em nghĩ mà thương các bạn nhỏ mồ côi không có một mái ấm gia đình như em. Em mong trên trái đất sẽ không còn những bạn nhỏ mồ côi. Ai cũng có một gia đình hạnh phúc.Ngày chủ nhật của em trôi qua như thế đấy. Em mong ngày chủ nhật lại đến thật nhanh để em làm nhiều việc như thế giúp mẹ
Sau một tuần học tập căng thẳng em lại có ngày chủ nhật làm được nhiều việc giúp mẹ.“Reng reng” bác đồng hồ gọi em thức dậy bước ra kkhỏi giấc mơ có nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn lúc sáu giờ. Em liền choàng dậy, ra làm vệ sinh. Tiếng nước réo ù ù cùng mùi thuốc đánh răng thơm mát làm em có cảm tưởng như đang ở trong một khu rừng tuyệt đẹp. Rồi em xuống ăn sáng cùng cả nhà. ăn sáng xong em tiễn bố mẹ đi làm. Bác đồng hồ lúc này chỉ bảy giờ. Bây giờ làm gì đay? à! Đúng rồi! Chị chổi ơi! Ra đây với em. Em cùng chị chổi đi quanh nhà. Chị đi đến đâu nhà sạch đến đấy. Lũ bụi vừa thấy chị đến đã chạy bán sống bán chết ra khỏi nhà. Em vừa quét nhà xong thì nghe tiếng sàn nhà nói: “Cô chủ ơi!Lau mặt cho tôi đi!” Em liền chào chị chổi và xách xô nước, giẻ lau nhà ra. Nước mát rười rượi. Em vò giẻ thật sạch rồi vắt kiệt nước và lau. Lau hết một lần em giặt lại giẻ và lau lại lần nữa. Lúc trước nước trong vắt thì bây giờ chuyển màu đục ngầu. Rồi em rửa tay, ra nấu cơm. Lúc này là mười giờ. ái chà chà! Hôm nay mẹ cho em ăn toàn món ngon. Em bắt đầu nhặt rau. Oái! Khiếp lão sâu béo thế. Em hét lên vì bắt được lão sâu vàng rộm, béo mập. Nhặt rau xong em đặt nước luộc và rán trứng. Tiếng đũa đánh trứng tách tách và tiếng dao băm thịt bặp bặp, tiếng dầu dán lép tép nghe rất vui tai. Mười một giờ em ăn cơm với bố mẹ. Bố khen em nấu cơm rất khá. ăn xong em đi ngủ đến chiều lúc hai rưỡi em học bài. Ôi sao bài này khó thế! Em nghĩ mãi mà vẫn chưa ra! Ngoài vườn lũ chim thi nhau hót líu lo như cổ vũ động viên em cố gắng làm bài. Bác đồng hồ mọi khi nói nhiều vào loại nhất nhà mà bây giờ cũng như im bặt cho em sự yên tĩnh làm bài. Cuối cùng em cũng làm ra. Xong em ra vườn chăm sóc cây. Những giọt nước long lanh như những đứa trẻ nghịch ngợm chạy nhảy tung tăng quanh gốc cây. Những cây non vươn mình đu đưa trong nhạc gió réo rắt. Rồi em vào bếp nấu cơm tối với mẹ. Tối đến cả nhà em quây quần sum họp bên nhau nói chuyện rôm rả rất vui vẻ. Sau bữa cơm em xem tivi đến hai hai giờ em chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho ngày mai rồi đi ngủ. Nằm trên giường em nghĩ mà thương các bạn nhỏ mồ côi không có một mái ấm gia đình như em. Em mong trên trái đất sẽ không còn những bạn nhỏ mồ côi. Ai cũng có một gia đình hạnh phúc.Ngày chủ nhật của em trôi qua như thế đấy. Em mong ngày chủ nhật lại đến thật nhanh để em làm nhiều việc như thế giúp mẹ