tìm 1 đoạn thơ em yêu thích chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dẫn bước theo hành trình dài của cuộc sống, đi theo tiếng gọi của con tim, Ở ĐÂU CÓ TÌNH YÊU THÌ ẮT HẲN SẼ CÓ SỰ SỐNG… Nơi cô đơn và lạnh lẽo nhất trên cuộc đời này không phải là Bắc hay Nam cực, mà nó là… nơi không có tình người. Không có tình người, không có bạn bè, không có niềm vui hay hạnh phúc, nó chỉ đơn giản là sự cô đơn lấn át cả lý trí. Dù có giàu, có tiền, có mọi thứ mà nơi đó con người chỉ nghĩ cho mỗi mình mình, chẳng có khái niệm về tình yêu, tình người thì có lẽ có cho tôi-tôi cũng chẳng dám sống. Làm sao có thể tưởng tượng nổi nơi đấy kinh khủng đến thế nào? Buồn đến thế nào? Ở nơi xa xôi trôi dạt về Bắc Cực hay Nam Cực vẫn có tình người đấy thôi! Họ vẫn nghĩ về nhau, vẫn trau cho nhau nụ cười thân thiện dù cho nơi ấy có khắc nghiệt đến nhường nào thì vẫn có con tim đập nơi đấy, vẫn có sự sống nơi đấy. Đâu cần nói chi cho xa xôi, vẫn bên cạnh ta là cả 1 cuộc đời đang cần được cứu giúp mà ta còn chẳng màng đến-đã bao giờ bạn tự tay cứu 1 sinh linh nhỏ bé ngoài kia đang cất tiếng kêu cứu chưa ? Tình người của bạn có thể đã cứu 1 sinh mạng, 1 cuộc đời, chỉ cần bạn dang tay giúp đỡ, dù có ngoài sức nhưng chỉ cần bạn không làm lơ thì sinh linh ấy đã ấm lòng mà nhắm mắt xuôi tay. Một con chim, 1 chú chó đã bao giờ mà bạn nghĩ đến nó chưa. Tình yêu của bạn đang mang đến sự sống cho hàng vạn người đấy! Đã bao giờ bạn để ý chưa vậy? Có người nghĩ chỉ cần tiền, nhà lầu xe hơi là đã có được mọi thứ nhưng họ không ngờ rằng thứ đang nuốt trọn họ từng ngày là DANH VỌNG. Thứ duy nhất bây giờ có thể kéo họ khỏi hố sâu của sự cô đơn, của nơi tăm tối và lạnh lẽo nhâts, nơi ko có tình người, không có sự sống chỉ có thể là chính nó, sự yêu thương của tất cả mọi người… Tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ, tín hữu Cơ … nổi tiếng, Lep Tôn- xtôi đã từng nói:”Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống”.
Có tình yêu là nơi đó ắt hẳn sẽ có sự sống, sẽ không bao giờ cô đơn và lạnh lẽo vì tình người đã sưởi ấm con tim theo cách thật âm thầm và dịu dàng vốn có. Không có tình yêu thương của con người thì chẳng bao giờ có thế giới này, chẳng có khái niệm về hai từ “HẠNH PHÚC” hay “SỰ SỐNG” cả…
MÌNH CHỈ NGHĨ ĐC NHIÊU ĐÓ THUI:< BẠN THÔNG CẢM NHA ^-^
Bánh chưng, bánh giầy không chỉ là những món ăn đặc trưng cho ngày Tết Cổ truyền mà trong đó còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của cả một nền văn minh lúa nước thời cổ đại. Theo quan niệm của Tổ tiên người Việt, bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho “trời tròn, đất vuông”.
Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh nhuyễn, thịt lợn, hành... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của người Việt. Tất cả được gói lại bằng những phiến lá dong xanh mướt có thể được hái ngay trong vườn nhà. Bánh giầy được làm từ gạo nếp đồ chín lên rồi giã tay cho nhuyễn mịn sau đó mới nặn cho thành hình.
Bánh chưng, bánh giầy xuất hiện vào ngày Tết Nguyên Đán không chỉ là cách mà người nông dân Việt Nam thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người mà nó còn thể hiện được đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thể hiện chữ hiếu của người con với cha mẹ. Phong tục dùng bánh chưng, bánh giầy làm quà biếu dâng lên cha mẹ ngày Tết cũng từ đó mà trở thành nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam, được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích.
Hy vọng rằng, bài viết trên đây của chúng tui đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục gói bánh chưng, giã bánh giầy ngày Tết, qua đó góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc.
Cre:Internet
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp! Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực sự là một bài thơ hay!”
Trong cuộc sống của chúng ta , gia đình là một nền tảng không thế thiếu và đặc biệt hơn là ở trẻ em. Vậy đã bao giờ chúng ta thử hỏi tình cảm gia đình là gì hay chưa?Vâng,tình cảm gia đình chính là nền tảng để trẻ phát triển. Trẻ em cần có một nền tảng để lớn lên và chỉ có tình cảm gia đình mới làm được điều đó . Và gia đình cũng là một thứ mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Ngoài ra,gia đình còn là điểm tựa tinh thần cho trẻ.Thiếu đi thứ tình cảm đó, chúng ta sẽ cảm thấy rất lẻ loi,sự thiếu hụt,mất đi tình cảm gia đình thật là một sự thiếu hụt to lớn. Chúng ta hãy biết trân trọng thứ tình đó.
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình.
Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư?
Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc.
Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn.
Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này.
Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”. Gia đình luôn là ưu tiên số một.
I. Mở bài
- Đôi nét về tác giả Trần Tế Xương: một tác giả mang tư tưởng li tâm Nho giáo, tuy cuộc đời nhiều ngắn ngủi.
- Thương vợ là một trong số những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.
II. Thân bài
1. Hai câu đề
- Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”.
- Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác.
- Địa điểm “mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.
⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định.
- Lí do:
- “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn
- “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư.
⇒ Bản thân việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng ⇒ hoàn cảnh éo le trái ngang.
- Cách dùng số đếm độc đáo “một chồng” bằng cả “năm con”, ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ.
⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.
2. Hai câu thực
- Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):
- “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
- Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tính khái quát.
- “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu.
⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ.
- “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc
Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu.
- Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.
⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.
3. Hai câu luận
- “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, Tú Xương cũng tự ý thức được mình là “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu.
- “nắng mưa”: chỉ vất vả
- “năm”, “mười”: số từ phiếm chỉ số nhiều
- “dám quản công”: Đức hi sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.
⇒ Câu thơ vận dụng sáng tạo thành ngữ, sử dụng từ phiếm chỉ vừa nói lên sự vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.
4. Hai câu kết
- Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả.
- Tự ý thức: “Có chồng hờ hững”: Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời.
- Nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và chồng.
→ Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc.
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét đặc sắc tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công nội dung của tác phẩm.
- Liên hệ, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân về người phụ nữ trong xã hội hôm nay.