K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2019

Bài làm :

1. Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.

Trả lời:

Thể thơ của đoạn thơ được trích dịch trong bài Bài ca Côn Sơn là lục bát. 

- Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.

- Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

- Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

    + Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).

    + Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).

- Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.

2. Em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ ta và trả lời các câu hỏi:

a. Nhân vật ta là ai?

b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?

Trả lời:

Trong đoạn thơ có năm từ ta.

a) Nhân vật ta là Nguyễn Trãi thi sĩ.

b) Từ việc nghe tiếng suối mà tưởng như tiếng đàn, ngồi trên đá tưởng như ngồi chiếu êm, nằm dưới bóng mát mà ngâm thơ nhàn. Qua những việc đó, nhân vật ta hiện lên với tư cách một con người thảnh thơi, đang thả mình vào cảnh trí Côn Sơn: một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.

c) Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người tri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng.

3. Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn. 

Trả lời:

Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được miêu với các chi tiết: có suối chảy rì rầm, có bàn đá rêu phơi, có rừng trú: xanh, có bóng mát. Côn Sơn đúng là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh.

4. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?

Trả lời:

Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của bóng trúc râm. Hình ảnh đó cho thấy một sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật. Từ sự giao hòa đó, ta thấy Nguyễn Trãi vừa là một con người có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ. Tất cả dựa trên một triết lí sâu xa: con người và thiên nhiên là một.

5. Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.

Trả lời:

- Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.

- Tác dụng:

    + Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.

    + Niềm say đắm của người ngắm cảnh.

    + Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.

LUYỆN TẬP

1. Cách ví von tiếng suối của Nguyền Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?

Trả lời:

So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ "Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa", ta thấy có những điểm sau:

- Cách ví von đó, cả hai đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.

- Tuy có khác nhau, một ví tiếng suối với tiếng đàn, một ví tiếng suối với tiếng hát, nhưng tiếng đàn hay tiếng hát cũng đều là âm nhạc cả. Cho nên cách đón nhận tiếng suối cả hai xem như giống nhau.

2. Học thuộc lòng đoạn trích Bài ca Côn Sơn.

13 tháng 10 2019

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Bài thơ viết theo thể lục bát : tối thiểu có một cặp câu 6(lục)-8(bát). Cách hiệp vần: tiếng cuối của câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, tiếng cuối của câu tám lại vần với tiếng cuối của câu sáu.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Đoạn thơ có năm từ ta :

   a. Nhân vật ta là nhà thơ.

   b. Hình ảnh và tâm hồn nhân vật ta : người yêu và hòa hợp với thiên nhiên, một thi sĩ có tâm hồn phóng khoáng, nhân cách thanh cao.

   c. Cách ví von cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên của nhân vật ta. Đồng thời thể hiện sự tinh tế, óc tưởng tượng của người thi sĩ.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Cảnh tượng Côn Sơn rất đẹp tựa tranh, nên thơ, khoáng đạt, êm đềm, thanh tĩnh qua các chi tiết “suối chảy rì rầm”, “đá rêu phơi”, “thông mọc như nêm”, “trúc bóng râm”, đặc biệt là có người thi sĩ “ngâm thơ nhàn”.

Câu 4* (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Hình ảnh ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm cũng chính là chân dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Hình ảnh của những bậc thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa, an nhàn hòa hợp với thiên nhiên, như người tiên cõi phàm trần.

Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Hiện tượng điệp nhiều lần điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn – 2 lần, ta – 5 lần, như – 3 lần, có – 2 lần.

   - Tác dụng điệp từ với việc tạo nên giọng điệu đoạn thơ : nổi bật nhân vật và vẻ đẹp thiên nhiên, tạo giọng điệu êm ái, du dương và uyển chuyển cho câu thơ

13 tháng 10 2019

Trong bài thơ Bánh trôi nước, bằng cách ẩn dụ sinh động là chiếc bánh trôi, người nữ sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương đã vẽ nên vẻ đẹp trong trắng, son sắt của người phụ nữ và thể hiện sự cảm thông với thân phận của họ trong xã hội phong kiến đầy bất công. Nét đẹp trong trắng ấy đã được thể hiện qua câu:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn".

Rồi hai câu sau là số phận trớ trêu và phụ thuộc của người phụ nữ. Ở đây, câu tục ngữ :

"Bảy nổi ba chìm"

đã được sử dụng rất tài tình nhằm khắc họa thân phận ấy với câu thơ:

Bảy nổi ba chìm với nước non".

Không chỉ có cuộc đời lênh đênh, họ còn phụ thuộc vào người khác, khi mà:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Nhưng dù có cuộc đời bất công và lênh đênh đến thế, họ vẫn mang trong mình "tấm lòng son", tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt:

"Mà em vẫn giữ tấm lòng son".

Bài thơ cho ta hiểu thêm về người phụ nữ trong xã hội phong kiến và tài năng thơ phú của Hồ Xuân Hương.

Giống nhau: đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình 
Khác nhau: 
- Trong bài Bạn Đến Chơi nhà của Nguyễn Khuyến: 
+ ta: tác giả (Nguyễn Khuyến) 
+ ta: khách (bạn) 
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. 

- Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: 

+ ta: đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan) 
=> tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ một người, một tâm trạng.

13 tháng 10 2019

a) "Hay"

-Bộ phim này hay quá!

-Tôi nhớ anh lắm, anh có hay?

-Cậu thấy tớ mặc váy hay quần thì đẹp hơn?

-Mình hay ngủ quên lắm!

Hok tốt nha^^

15 tháng 8 2023

Giúp mình với

KẾT NỐI VÀ NGẮT KẾT NỐI     Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của mạng kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe...
Đọc tiếp

KẾT NỐI VÀ NGẮT KẾT NỐI

     Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của mạng kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe thấy một tiếng “á” kinh dị từ tầng trên, và đôi khi cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của mấy anh chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn “hứng” sóng wifi “chùa”. Nhưng tắt modem rồi vẫn không ngắt được kết nối, khi sóng 3G trên điện thoại vẫn chạy vù vù.
     Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có một khoảng lặng ngắt kết nối. Đọc tin và tương tác với mạng xã hội trên Ipad, nhưng đọc sách thì phải trên một thiết bị cầm tay ngắt kết nối kiểu Kindle Fire. Luyện được cách ngắt kết nối trong thời đại số quả là khó khăn, nhưng làm được thì bạn mới có thể sống mà không bị cuốn đi theo vòng xoáy thông tin hỗn độn.
     Con người khao khát sự kết nối. Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng ngắt kết nối. Đó không phải là vòng luẩn quẩn nếu nhìn vào những thử thách mà con người cần phải trải để trở nên “Người” hơn. Bạn có nhận thấy, thực ra đó đâu phải chỉ là luyện tập để đọc, hay viết lách. Đó còn là cách “tu luyện” để giữ tâm hồn mình trong lặng trong bất kì hoàn cảnh nhiễu nhương xao động nào, ở bất cứ nơi đâu.
                           (Trích Kết nối và ngắt kết nối, Hà Nhân theo Sống như cây rừng,
                                                                           NXB Văn học, 2016, tr. 154 – 155)
Hãy viết bài văn để chỉ ra khoảng cách giữa các thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ ngay trong chính gia đình em.

Làm thế nào để "tạo ra khoảng lặng ngắt kết nối" trong thời đại số?

1
12 tháng 10 2019

Anh có thể tham gia group ''Trường Người Ta - Góc Học Tập'' trên fb để hỏi, chứ rất ít người trả lời những câu hỏi \(\in\)cấp 3

1. Thân chính có dạng hình trụ, trên thân lại có nhiều cành.

2. Trên đỉnh của thân chính và cành có chồi ngn.

3. Dọc thân và cành có chồi nách, ở kẽ lá là chồi ngn.

4. Thân thì mọc cành, còn cành thì mọc chồi ngọn.

12 tháng 10 2019

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

#Châu's ngốc

12 tháng 10 2019

Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh

#Châu's ngốc

11 tháng 10 2019

cảm ơn trước ^^

11 tháng 10 2019

Ko chép mạng nhé

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:                                        Thỏ và rùa          Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh. Ngày ngày chúng vui chơi với nhau như hai người bạn thân. Một hôm Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn. Và rồi chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
                                        Thỏ và rùa
          Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh. Ngày ngày chúng vui chơi với nhau như hai người bạn thân. Một hôm Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn. Và rồi chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xê lá bên vệ đường và nghỉ thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Vì quá tự tin vào khả năng giành chiến thắng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi dưới gốc cây mát. Rùa chạy mãi rồi cũng đến nơi, thấy Thỏ đang ngủ ngon giấc Rùa từ từ vượt qua Thỏ và về đích trước Thỏ.
          Khi Thỏ thức dậy thì Rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. Lúc này Thỏ biết mình đã thua cuộc vì quá tự tin vào khả năng của mình, còn Rùa chiến thắng vì kiên trì bám đuổi mục tiêu và làm việc hết sức trong khả năng của mình.

a) Nêu nội dung câu chuyện trên

b) Tìm 2 danh từ có trong câu văn: "Ngày xửa, ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh". Đặt hai câu có hai danh từ vừa tìm được 

c) Vì sao nhân vật Thỏ lại thua, còn nhân vật Rùa giành chiến thắng? (Trả lời bằng một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu)

2
12 tháng 10 2019

1. Câu chuyện gửi đến chúng ta bài học: không được chủ quan, coi thường người khác. 

2. 2 danh từ: con Rùa, con Thỏ, khu rừng.

Đặt câu: Con Rùa tuy chậm chạp nhưng kiên trì.

Con Thỏ tuy nhanh nhẹn nhưng chủ quan nên cuối cùng đã thất bại.

3.

Thỏ nhởn nhơ, chủ quan. Rùa kiên trì, không ngừng nỗ lực.

12 tháng 10 2019
a)Trong cuộc sống, khi chúng ta tiếp xúc và giao lưu với mọi người xung quanh thì luôn có thái độ điềm đạm, khiêm tốn, không nên coi thường người khác. Bạn hãy luôn cởi mở chân thành, luôn nở những nụ cười tươi khi gặp người khác bạn sẽ được mọi người yêu quý và giúp đỡ mình. Khả năng của con người thì luôn có hạn hãy làm hết khả năng của mình và thực lực của chính bạn, không nên ham danh,chuộc lợi mua quan bán chức, dựa vào quyền thế mà bắt nạt, chèn ép người yếu thế hơn. Khi trong công việc bạn hãy tự thi và xin việc đúng khả năng và thực lực không dùng tiền để có chỗ đứng mà trong khi không có khả năng. b)danh từ là Rùa và Thỏ. c)