K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2019

Pé Sushi ơi

22 tháng 5 2019

Theo mik thì là 0o

Đúng thì k nha.

  Ca dao dân ca về lao động sản xuất là nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của người dân lao động trong lúc lao động mệt nhọc. Trong những câu ca dao khuyên nhủ con người biết nhớ đến công lao người lao động tôi thích nhất câu ca dao:

       “Ai ơi bưng bát cơm đầy

    Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

    Quả thật, câu ca dao là bài học quý giá về lòng biết ơn của con người mà cha mẹ, ông bà vẫn luôn dạy bảo chúng ta. Vậy cần hiểu nghĩa câu ca dao là gì? Hạt cơm là thứ được làm chín bằng cách nấu từ hạt gạo của cây lúa. Hạt gạo, hạt cơm còn được ví như hạt vàng, hạt ngọc của con người. . Khi bưng bát cơm lên ăn, người ăn cần nhớ đến sự khó khăn, vất vả, cực nhọc của người nông dân mà trân trọng, nâng niu từng hạt cơm cũng như trân trọng sức lao động của con người khi làm ra hạt cơm đấy. Câu ca dao vừa ca ngợi đức tính cần cù của người dân Việt Nam vừa khẳng định, đề cao giá trị của bông lúa hạt gạo.

    Vậy tại sao cần trân trọng, nâng niu hạt cơm và sức lao động con người? Tại sao cần biết ơn họ? Hạt gạo nuôi sống tất cả chúng ta. Và ai là người có công làm ra hạt gạo ấy? Không ai khác đó là người nông dân lao động cần cù, một nắng hai sương, chịu thương chịu khó. Để làm thành một bát cơm người nông dân mất bao công sức. Đầu tiên là cày bừa, làm đất, đắp bờ, cắt cỏ, tưới nước. Sau đó người noonh dân lại mất công gieo mạ, cấy, chăm bón cho cây lúa để nó trưởng thành và thu hoạch. Thu hoạch về lại mất thêm công phơi, giã, xay, giần, sàng… để cho ra hạt gạo. Từ hạt gạo đó mới có thể nấu thành cơm. Nếu thời tiết thuận lợi, cây lúa phát triển tốt người nông dân mới có thể an lòng. Gặp năm trời hạn hán hay mưa lụt là mất mùa, việc làm ra hạt gạo lại khó khăn gấp bội phần. Vì vậy việc biết ơn những người làm ra hạt gạo là cần thiết, trân trọng từng hạt cơm là điều đáng quý.

    Tuy nhiên, hiện nay có một số người còn có cách ăn uống lãng phí… Nấu cơm thừa nhiều thì đổ đi, ăn cơm bỏ bữa… Có người ăn cơm quán vì sĩ diện mà lúc nào cũng bớt lại một phần mà không ăn, cũng không bọc gói mang về. Đó là biểu hiện của việc không biết trân trọng lao động, không biết trân quý hạt cơm. Bản thân tôi cũng từng bỏ bữa hoặc đổ cơm thừa vào thúng rác. Tôi nhận ra đó là lãng phí, là vô ơn với những người lao động. Từ nay tôi sẽ khác, nếu có cơm thừa tôi dành phần đó cho con gà, con lợn trong nhà cũng là ý tưởng hay chứ sao. Có như vậy mỗi bông lúa, hạt gạo, hạt cơm được làm ra mới thực sự ý nghĩa.

    Bên cạnh đó cũng có rất nhiều câu tục ngữ khác cũng đề cao giá trị của lòng biết ơn như” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” hay “Uống nước nhớ nguồn”.

    Tóm lại, qua câu ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” mỗi chúng ta lại thêm thấm thía về ý nghĩa của lao động và sự sống. bài học về biết ơn lại càng được khắc sâu trong lòng mỗi người.

21 tháng 5 2019

Trong những câu dân gian nói về lao động, em thích nhất câu ca dao:

"Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".

Câu ca dao như một lời nhắn nhủ chứa chan tình nghĩa "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo vẫn hàng nhắc nhở chúng ta.

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta được gọi là hạt ngọc, hạt vàng. Bát cơm dẻo thơm ta ăn hằng ngày, các loại bánh như bánh cốm, bánh chưng, bánh giầy, bánh phở... những món ăn ngon đều được chế biến từ hạt gạo. Cốm Vòng dẻo thơm bọc trong lá sen xanh, ai đã được một lần thưởng thức cái thức dâng của Trời, cái ngọt ngon của đồng quê nội cỏ nước Nam.

Ai đã làm ra hạt gạo để mọi người được bưng những bát cơm đầy dẻo thơm, được no ấm? Chính là người dân cày Việt Nam đã một nắng hai sương, quanh năm vất vả cày bừa, cấy hái, làm cỏ, tát nước, bón phân, bắt sâu mới làm nên những mùa vàng. Trời mưa gió, lúc bão táp mưa sa, lúc nắng hạn, đồng khô nứt nẻ, làm ra bát cơm ngon lành, dẻo thơm, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi vật lộn với lo âu vất vả, nếm trải "đắng cay muôn phần".

Câu ca dao đã ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Họ là động lực, là nguồn sống của xã hội. Nhờ họ mà mọi người, mọi nhà được no ấm. Nhờ họ, mà đất nước ta có nhiều triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhờ họ mà quê hương ta ngày một giàu có, thịnh vượng.

Câu ca dao còn ca ngợi và khẳng định giá trị của bông lúa, hạt gạo. Nó nhắc nhở mọi người khắc sâu trong trái tim mình lòng biết ơn người dân cày Việt Nam.

Từ câu ca dao, em nghĩ về đất nước, tự hào về nền văn minh sông Hồng, nền văn minh trồng lúa nước. Em nghĩ về nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển, hiện đại hóa. Điện và máy móc (máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước,...) đã đến với đồng quê. Mỗi năm đất nước ta sẽ sản xuất được 50 triệu, 100 triệu tấn lúa... là mơ ước của cả dân tộc.

Học câu ca dao: "Ai ơi bưng bát cơm đầy - Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần", bài học "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" càng trở nên sâu sắc, thấm thía.



 

21 tháng 5 2019

Mình ko biết

Những văn bản giới thiệu về danh lam thắng cảnh: Động Phong Nha

, Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử,

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

21 tháng 5 2019

KHÔNG ĐĂNG CÂU HỎI LINH TINH ~~~

21 tháng 5 2019

Được nhưng bạn phải k cho mik cơ!

18 tháng 2 2022

2)là f***

1) là con c**

21 tháng 5 2019

Đây quả là một đoạn thơ rất hay trong bài thơ " Mầm non " của Võ Quảng. Ở đấy tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa giúp ta cảm nhận hình ảnh mầm non lớn lên chân thực và sinh động. Mầm non như một con người, nó biết lắng nghe những dung động của cuộc sống vui tươi. Nó mang trong mình sức sống căng trào. Và nó lớn lên yêu đời, lạc quan, đường hoàng (nó đứng dậy giữa trời).

Hình ảnh thơ đẹp, trong sáng rất gần với vẻ đẹp tâm hồn thiếu nhi. Có lẽ vì thế mà đoạn thơ đã khơi gợi chí tưởng tượng phong phú và lòng mến yêu cuộc sống của các “mầm non đất nước”.

1 + 10000x9 = 90000 + 1 = 90001

Hiệp sĩ là rank cũ của olm, trước khi rank CTV ra đời, hồi đó những bạn có điểm hỏi đáp trên 1500 điểm thì sẽ được làm Hiệp sĩ nhé

Hok tốt

21 tháng 5 2019

Tả ngôi nhà của em lớp 5 mẫu 1:

Mỗi một con người sinh ra đều có một nơi để lớn lên, trưởng thành, là nơi đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, là nơi in dấu nhiều kỉ niệm khó phai mờ. Đó là nhà. Em cũng có một ngôi nhà rất đẹp, em rất yêu quý ngôi nhà của em.

Em đã từng nghe câu thơ: "Nhà em treo ảnh Bác Hồ/ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi". Nhà em không treo ảnh Bác Hồ, ba em có mấy quyển sách tư liệu về Bác mà thôi.

Ba bảo rằng ngôi nhà được xây dựng cách đây 10 năm, lúc em mới chào đời, nhưng được sửa lại cách đây 5 năm nên nhìn khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn rất nhiều.

Bên ngoài ngôi nhà em được sơn màu xanh lá cây, đây là màu mà em yêu thích nhất, nó gợi lên cảm giác thanh mát, dịu nhẹ. Còn bên trong được sơn màu vàng nhạt. Ba bảo màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, vì ba luôn mong gia đình mình hạnh phúc, ấm áp như chính ngôi nhà của mình.

Ngôi nhà gia đình em có 4 phòng, một phòng khách ngay ở giữa rất rộng, hai phòng ngủ của ba mẹ và của hai chị em em, còn lại là phòng bếp với đầy đủ tiện nghi. Căn phòng khách gia đình em có đặt một bộ bàn ghế salon màu đất. Đó là nơi mà hai chị em em vẫn hay vui đùa những lúc ba mẹ vắng nhà.

Căn phòng của ba mẹ em trang trí rất đơn giản, mẹ cũng không sắm sửa nhiều vật dụng, vì ba thường xuyên đi công tác vắng nhà. Mỗi lần ba về căn phòng ấy trở nên vui tươi và ấm áp hơn. Căn phòng của em xinh đẹp nhất vì được trang trí với nhiều gam màu đẹp, em tự vẽ những bức tranh và dán lên tường, em dán cả hình của những bộ phim hoạt hình nổi tiếng nữa. Căn phòng em có một chiếc bàn học gắn liền với chiếc tủ. Ở đó em bày biện đồ chơi còn nhiều hơn là sách vở, vì em thích đồ chơi hơn là sách vở.

Có lẽ phòng bếp gia đình em là nơi chứa nhiều vật dụng nhất, vì mẹ bảo rằng để có được những bữa ăn ngon, ấm áp cho gia đình thì mình cần thiết phải sắm sửa đầy đủ những vật dụng cần thiết nhất. Mẹ luôn là người phụ nữ chu đáo và đảm đang nhất nhà, mẹ mang đến cho gia đình em những món ăn ngon và hấp dẫn nhất. Đặc biệt là trong những bữa cơm có ba về, mẹ làm nhiều món hơn và ánh mắt mẹ nhìn ba cũng trìu mến, thân thương hơn.

Căn nhà gia đình em nằm sát cánh đồng nên đứng từ những bậc thềm nhìn ra thấy bạt ngàn lúa xanh rì, bầu trời trong xanh và cao vút. Trước cổng nhà em có một giàn hoa giấy xanh um tùm, bám chặt lấy hai cánh cổng sắt. Đến mùa nở hoa, những cánh hoa mỏng manh nhưng rất dẻo dai dù có gió mưa vẫn không rơi rụng. Ba vẫn thích có giàn hoa leo ở trước cổng như vậy, mỗi lần ba đi công tác về ba thường cắt tỉa lại để cây thêm đẹp hơn.

Ngôi nhà gia đình em nhìn từ xa bé xíu nhưng lại gần trông thật lớn. Đối với em thì nhà chính là nơi em lớn lên, được ba mẹ chăm sóc, được học những bài học đầu tiên trong cuộc sống. Em yêu ngôi nhà của em, và sau này cũng vậy.

21 tháng 5 2019

Tả ngôi nhà của em số 2

Trong tâm khảm mỗi người thì có lẽ ngoài hình ảnh những người thân yêu trong gia đình thì hình ảnh ngôi nhà là khó phai mờ hơn cả. Bởi lẽ nhà là nơi gắn bó, chứng kiến ta được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với riêng em, ngôi nhà cũng giống như một người thân ruột thịt vậy.

Ngôi nhà của em mới được xây dựng cách đây 2 năm nên vẫn còn rất mới và khang trang. Bên ngoài sơn màu xanh da trời có cảm giác thanh thoát, mát mẻ. Còn bên trong tường nhà được sơn màu vàng nhạt. Bố nói với em là màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, vì thế bố mong muốn gia đình mình sẽ luôn hạnh phúc, ấm áp trong ngôi nhà này.

Ngôi nhà em có 2 tầng. Phòng khách và hai phòng ngủ ở tầng 1. Còn tầng 2 là phòng thờ và một phòng ngủ nữa. Phòng bếp nhà em là một nhà nhỏ, tách hẳn với nhà ở chứ không nằm trong nhà ở như nhiều nhà khác.

Phòng khách nhà em có một bộ xa-lông bằng gỗ màu đỏ gụ sang trọng. Trên bàn luôn có một bình hoa pha lê do chính tay chị em làm. Phía trên tường, bố mẹ em treo một chiếc gương lớn để tạo cho căn phòng như rộng rãi thêm. Phía đối diện là để kệ ti vi. Trên tường có treo có treo một bức tranh hoa sen cá chép rất đẹp. Thi thoảng, mẹ em mua một lọ hoa tươi đặt trong phòng khách để cho căn phòng thêm phần sinh động và thoang thoảng mùi thơm hơn.

Hai phòng ngủ đặt hai bên cầu thang lên tầng 2. Một phòng ngủ của bố mẹ, một phòng của em. Bên phòng bố mẹ có kê một giường ngủ, một tủ đựng quần áo và một bàn làm việc của bố. Căn phòng của bố mẹ luôn được xếp đặt rất ngăn nắp, trong phòng lúc nào cũng có cảm giác ấm cúng và thân thuộc.

Căn phòng của em cũng kê một chiếc giường, một tủ quần áo nhỏ màu hồng, một bàn học và giá sách của em. Trên tường, em vẽ rất nhiều bức tranh và treo lên đó. Căn phòng của chị em ở trên tầng 2. Phòng chị sơn màu xanh nõn chuối rất nhạt. Trên giá sách của chị có rất nhiều sách và truyện đọc nữa. Nhưng chỉ khi nào em đã học xong thì cả hai chị em em mới đọc truyện cùng nhau. Đây cũng được em là "căn cứ" thứ hai của em trong ngôi nhà. Mẹ em luôn nhắc nhở và giúp hai chị em sắp xếp đồ đạc gọn gàng trong phòng ngủ của mình.

Phòng thờ trên tầng 2 được bố mẹ em trang hoàng rất trang nghiêm. Từ bàn thờ cho đến án giang đều được sơn son thếp vàng. Đây là căn phòng trầm tĩnh nhất trong nhà, vì thế đối với em, nó là căn phòng gợi nhiều điều sâu xa nhất. Mỗi lần bước vào căn phòng này em luôn có cảm giác thân thuộc và nhớ về những ngày còn nhỏ khi ông bà nội hãy còn sống. Em vẫn luôn cảm thấy như ông bà vẫn còn ở đây, ngay trong chính ngôi nhà này và dõi theo em từng ngày lớn lên.

Không quá rộng rãi hay bề thế, ngôi nhà của em tuy khá nhỏ bé so với những ngôi nhà khác nhưng trong nhà lúc nào cũng ấm áp và tràn ngập tiếng cười. Em rất yêu ngôi nhà của em và chắc chắn sau này, dù có đi đâu xa đi chăng nữa, thì em vẫn luôn móng ngóng để được trở về ngôi nhà thân yêu ấy.

21 tháng 5 2019

Như một lẽ tự nhiên muôn đời, cái cảm giác khi phải xa rời những gì thân thuộc thực sự là một khó khăn cho mỗi con người. Trong mỗi cuộc chia tay có thể hiện hữu tiếng cười, những giọt nước mắt chứa chan, nhưng với những hi vọng đẹp, với một niềm tin vào cuộc sống thì cuộc chia tay sẽ đầy lưu luyến và có ý nghĩa thật lớn lao. Và cũng như ngày hôm nay đây, ngày chia tay của cô trò chúng ta với biết bao cảm xúc ngập tràn mà khó có thể nói lên lời.
     Cô Trang à! Biết phải nói sao nhỉ? Thực sự thì lúc này, em vừa cảm thấy vui vừa cảm thấy buồn. Vui vì cô đã thực hiện và tiến gần đến ước mơ của mình, ước mơ làm một người thầy thực thụ để dìu dắt, chỉ bảo chúng em. Là người lái đò đưa chúng em sang song, cập bến bờ của tương lai rộng mở, chắp cánh cho chúng em thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình để trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Còn sao lại buồn ư? Buồn là vì chúng em sắp phải xa cô, xa một cô giáo xinh xắn, tận tụy với một bầu nhiệt huyết nóng bỏng.
     Vậy là kể từ đây, sẽ không còn thấy bóng dáng của cô đi đi lại lại trong lớp, sẽ chẳng nhìn thấy những nụ cười trên khuôn mặt cô, chẳng còn được nghe giọng nói của cô vang lên một cách ngập ngừng e ngại trên bục giảng… một tháng rưỡi không là khoảng thời gian quá ngắn mà cũng không phải là quá dài để tập một thói quen. Vậy mà từ đây mình phải từ bỏ cái thói quen đó, quả thật là khó!
     Nhớ lại những kỉ niệm xưa, khi mà ngày đầu tiên cô bước vào lớp với một ánh mắt thật rạng rỡ và vui tươi. Khi cô bước lên bục giảng, đôi lúc còn lúng túng, ngập ngừng. Nhìn những giọt mồ hôi thoáng lăn dài trên khuôn mặt cô và tình cảm chân thành hết lòng vì học sinh của cô, em biết cô đang rất cố gắng để làm sao cho chúng em có một bài học thật hay và bổ ích. Không những thế, cô còn là người rất vui tính, cô hay nghĩ ra những trò chơi vui sau những buổi sinh hoạt lớp để cho chúng em thư giãn sau các buổi học căng thẳng. Chắc đây cũng là những kỉ niệm của tuổi học trò làm em nhớ mãi, không sao quên được.
     Nói thật, lúc đầu chúng em nghĩ cũng chỉ muốn tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo sinh lên lớp một cách thuận tiện. Nhưng càng về sau,lại là những tình cảm gắn bó và thân thiện với cô lúc nào không hay.
     Tự dưng em cảm thấy mình đã làm một việc gì đó thật xứng đáng, cảm thấy không hối tiếc với những việc mà mình đã làm. Và giờ đây, trong giây phút chia tay này, em lại có cảm giác thật khó chịu và ngột ngạt. Một cảm giác muốn níu giữ lại và tham lam bỗng xuất hiện trong suy nghĩ của chính em: “giá như cô có thể ở lại với chúng em, giá như thời gian sẽ quay trở lại”. Cũng đã đã thử làm mọi cách để lòng cảm thấy vui hơn nhưng sao khó quá! Đây là những câu hỏi làm em băn khoăn, nhưng rồi lại tự nhủ lòng mình, cô còn phải thực hiện ước mơ, hoài bão của mình, còn phải chắp cánh cho bao thế hệ khác, cô đi cũng đâu phải là không tốt.
     Nghĩ đến đây, em thấy lòng mình thật thoải mái, không còn băn khoăn gì nữa! Điều duy nhất em có thể làm được là nói hết cảm xúc của mình trong lúc này và có lẽ, đây cũng là những cảm xúc của các bạn trong lớp. Qua đây, em cũng xin tặng cô một bài thơ, và nó cũng là lời tâm sự chân thành của tất cả lớp em muốn dành đến cô:
Chia tay cô giáo lớp ta
Cất vang tiếng hát lời ca trao người
Thiết tha ánh mắt sáng ngời
Ghi ơn người đã dạy đời của em
Yêu người mãi mãi lặng im
Cô ơi có biết tim mềm đang đau
Chia tay nước mắt hoen màu
Nhưng em không khóc chẳng buồn đâu cô
Em mong cô mãi vui cơ
Cho em mãn nguyện lời thơ trao người.
     Và cuối cùng, em mong với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, cô sẽ mang những niềm hi vọng mới cho những ước mơ bay cao, bay xa và em chúc cô sẽ luôn thành công trong công việc trồng người, bước đi thật vững chắc trên con đường mà cô đã chọn.
     Chúng em sẽ mãi nhớ đến cô, sẽ mãi ghi nhớ những giây phút thân thương này.  
 

Thời gian thấm thoát trôi... Mới ngày nào chúng con còn bỡ ngỡ đứng nép ở cổng trường, giờ đây chúng con đã sắp phải xa trường, xa cô. Dẫu biết gặp mặt rồi sẽ có ngày chia li, nhưng lời chia tay sao mà khó nói quá cô ơi. Những lời dạy bảo của cô như đang ùa về khi con viết lá thư tri ân này.

Cô ơi !

Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.

Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.

Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.

Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.

Con nhớ lắm cô ơi, cái ngày được nhận thông báo trúng tuyển vào trường THPT Gang Thép và cái ngày đầu tiên đi học. Trường lớp trong mắt con còn rất lạ lẫm.

Với tính nhút nhát, con chẳng dám bắt chuyện với ai, chỉ trả lời khi được hỏi nhưng cô đã đến bên hỏi han con. Qua cử chỉ ấy, con thấy mình được quan tâm. Đó là kỉ niệm con không thể quên.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi...Những chú ve bắt đầu kêu râm ran báo hiệu một mùa hè tới. Giờ chia tay đã đến viết những dòng này con không mong được đọc trước toàn trường vì lời văn của con vẫn chưa hay nhưng con viết để tri ân ghi nhớ công ơn cô thầy những người cha mẹ thứ hai đã dạy dỗ chúng con rèn luyện thành người.

Con xin được gửi lời cảm ơn, tri ân chân thành nhất đến cô giáo chủ nhiệm - Cô Vũ Thị Thanh Mai. Cô luôn là người mẹ tâm lí nhất của chúng con. Ngoài những giờ học tập mệt mỏi trên lớp, cô còn hay tổ chức nhiều hoạt động vui giải trí cho chúng con. Cách giảng dạy của cô không bị khô khan vì có thêm những mẩu chuyện vui. Dù mệt nhưng cô vẫn nhiệt tình trong từng tiết dạy.

Khá nhiều lớp trong khối ghen tị với chúng con vì được cô giáo tâm lí chủ nhiệm và đó là một may mắn của chúng con. Nhờ có cô mà tập thể 12A3 chúng con được đoàn kết, biết quý trọng nhau hơn. Trong suốt thời gian qua, nhiều khi chúng con làm cô phải buồn lòng và thất vọng.

Giờ nghĩ lại, chúng con thấy mình còn hành động quá bồng bột, chưa ý thức được hết mọi việc mình làm. Chúng con biết thế là sai. Chúng con thật lòng xin lỗi cô.

Cảm ơn cô đã tận tâm hết mình vì chúng con và cho chúng con những năm tháng tuyệt vời. Cảm ơn cô đã cho chúng con những kỉ niệm vui buồn, những hồi ức đẹp nhất của thời học sinh.

Sau này ra trường rồi, không có cô thầy, bố mẹ bên cạnh, chúng con sẽ phải tự đối mặt với không ít chông gai phía trước. Nhưng chúng con sẽ cố gắng phấn đấu hết mình để vượt qua những thử thách ấy bằng những kiến thức thầy cô, cha mẹ đã truyền đạt cho mình.

Giờ đây trước mắt chúng con là hai kì thi quan trọng đang chờ đợi: Tốt nghiệp và Đại học. Chúng con sẽ cố gắng chuẩn bị thật tốt cho hai kì thi ấy để không phụ lòng mong mỏi của thầy cô, cha mẹ. Sắp phải xa trường rồi, con không biết nói gì hơn....Con chúc cô luôn mạnh khỏe và công tác tốt. Mãi nhớ về cô.

=> Đây chính là một bức thư được viết bởi lớp 12A3 trường Trung học Phổ thông Giang Thép gửi đến cô giáo viên chủ nhiệm của mình là cô Vũ Thị Thanh Mai. Chắc chắn khi bạn đọc bài viết này, bạn sẽ tràn ngập cảm xúc, muốn được ngồi bên cạnh thầy cô lúc này.

21 tháng 5 2019

Shino nghĩ là:

D

Nếu sai thì đừng ném gạch đá nha

21 tháng 5 2019

Chắc là D đó !