thực tế sau các lần mộng tưởng là
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
chỉ có Lần thôi bạn ơi
Lần 1: nhìn thấy lò sưởi
Lần 2: nhìn thấy chiếc bàn đầy thức ăn và con ngỗng quay
Lần 3: nhìn thấy cây thông Nô-en
Lần 4: nhìn thấy người bà đã mất
Hok tốt
TL:
Tác phẩm văn xuôi nghệ thuật trong chương trình phổ thông 2000, bắt buộc | Tác phẩm văn xuôi nghệ thuật trong chương trình phổ thông 2021, tự chọn |
+Lớp 7 đến lớp 9 -Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam) -Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) -Sài gòn tôi yêu (Minh Hương) -Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh) -Vũ trung tùy bút, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ) -Người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) + Lớp 10 đến lớp 12 -Chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) -Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác) -Việc làng (Ngô Tất Tố) -Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) | +Kí, tản văn (lớp 6,7; lớp 8, 9 không có tác phẩm nào) – Cây tre Việt Nam (Thép Mới) – Cõi lá (Đỗ Phấn) – Cô Tô (Nguyễn Tuân) – Lòng yêu nước (I. Ehrenburg) – Một lít nước mắt (Kito Aya) – Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương) – Những năm ở tiểu học (trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê) – Thẳm sâu Hồng Ngài (Tống Lam Linh) – Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng) – Tôi ăn Tết ở Côn Lôn (Khuông Việt) – Trưa tha hương (Trần Cư) -… +Kí (lớp 10, 11 và 12) – Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) – Cơm thầy, cơm cô (Vũ Trọng Phụng) – Đi trên đường Hà Nội (Đỗ Chu) – Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) – Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm (Đặng Thuỳ Trâm) – Quyết định khó khăn nhất (Trích Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử – Võ Nguyên Giáp) – Sống để kể lại (G. Marquez) - Thần linh ơi, ta có các già làng (Trung Trung Đỉnh) – Thủ tục làm người còn sống (Minh Chuyên) – Thượng kinh kí sự (Hải Thượng Lãn Ông) – Trong giông gió Trường Sa (nhiều tác giả) – Việc làng (Ngô Tất Tố) -… |
Bảng thống kê tác phẩm trong chương trình Ngữ văn phổ thông cũ 2000 và mới 2021
Chương trình Ngữ văn 2000 bắt buộc với một vài tác giả đại diện còn chương trình mới 2021 tự do lựa chọn với nhiều tác phẩm của tác giả trong và ngoài nước. Chương trình cũ không phân định theo thể loại tác phẩm nhưng chương trình mới lại chỉ rõ và định hướng cho thầy và trò đọc hiểu kí gồm 2 loại: kí tự sự (nhật kí, hồi kí,du kí, kí sự, phóng sự…) và kí trữ tình (tùy bút, tản văn, bút kí…).
Một vài tác phẩm hay được chọn lại giúp thầy trò có cơ hội đọc hiểu văn bản kí đầy đủ và sâu sắc hơn. Theo chủ quan, chúng tôi thấy chương trình Ngữ văn phổ thông cũ và mới đều thống nhất mục đích môn học và chọn thể kí giàu màu sắc văn chương. Tác phẩm kí mang tới cho học sinh nhiều tri thức phong phú về vẻ đẹp ngôn từ và các giá trị văn học, giá trị nhân văn. Để giỏi tiếng mẹ đẻ, nói lời hay ý đẹp, để hiểu cuộc sống và con người, trước hết, chúng ta cần biết đọc và cảm nhận tác phẩm văn xuôi nghệ thuật như những tờ hoa ngôn từ.
Đọc hiểu tác phẩm kí thế nào
Chúng tôi xin thống nhất gọi tên tác phẩm tự sự - trữ tình gồm kí tự sự (nhật kí, hồi kí, du kí, kí sự, phóng sự…) và kí trữ tình (tùy bút, tản văn, bút kí…) là tác phẩm kí.
Tiếp nhận tác phẩm kí không dễ như tác phẩm thơ, kịch hay truyện. Trong chương trình Ngữ văn hiện hành, ở lớp 11, thầy cô giáo và học sinh được học khái lược về 4 thể loại tác phẩm văn học là thơ, truyện, kịch và văn nghị luận (tiết 49,112,113, phân phối chương trình) với một số đặc điểm khái lược và yêu cầu đọc hiểu tác phẩm theo loại thể.
Thể kí chưa có bất cứ gợi dẫn đọc hiểu nào, chưa có tài liệu giảng thể loại kí nào cho thầy cô Ngữ văn phổ thông. Thực tế, không ít thầy cô hướng dẫn trò phân tích như truyện, chỉ quan tâm đến chi tiết, sự việc mà xem nhẹ cảm xúc trữ tình. Cách làm phổ biến nhất theo sách hướng dẫn, theo bài soạn mẫu hoặc câu hỏi sách giáo khoa. Sự lúng túng về lí luận văn học và dạy học sinh của giáo viên Ngữ văn phổ thông đó rất có thể là nguyên nhân làm học trò đã chán văn lại càng thêm sợ đọc tác phẩm kí?
Thể loại kí giàu chất văn chương và báo chí, chất tự sự và trữ tình rất cuốn hút nhưng phần nhiều thầy trò đọc và phân tích, đánh giá cũng rất tùy hứng. Với những trích đoạn, thời gian ít, cùng với hiểu biết về thể loại còn hạn chế của thầy và trò; với vốn tri thức liên môn, đa ngành ít ỏi, khả năng liên tưởng, tưởng tượng theo trang kí vì thế khá chật vật, khó có thể hiểu hết các tầng ý nghĩa của văn bản. Vốn ngôn ngữ tiếng Việt cũng ảnh hưởng đến việc cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ của kí.
Trong bài viết này, chúng tôi không đi sâu từng bài (chương trình hiện hành) mà chỉ xin nêu vài gợi ý cách tiếp cận giúp thầy cô và học trò đọc hiểu và bình giá tác phẩm kí nói chung một cách hiệu quả hơn. Đó là nghệ thuật trần thuật tự sự, nghệ thuật bộc lộ cảm xúc, nghệ thuật ngôn từ và sự sáng tạo của phong cách cá nhân.
a. Bút pháp trần thuật linh hoạt
Đặc trưng căn bản của thể kí là trần thuật. Tự sự, kể chuyện của truyện có cốt truyện và tuân theo mạch truyện nhưng thể loại kí lại kể theo chủ quan người viết thành ra khi đọc hiểu kí, chúng ta vừa phải theo mạch diễn biến sự việc vừa theo liên tưởng của tác giả.
Đọc Cốm của Thạch Lam, sự việc không đơn thuần là những hạt cốm xanh, gói trong lá sen xanh mà là cả cội nguồn cánh đồng thơm mùi nếp, đến bàn tay khéo léo, rồi đến cách làm, cách thưởng thức, và cả những giá trị và ý nghĩa của thứ quà quê mang hương sắc xứ sở.
Sự biến đổi từng chi tiết nhỏ trong Mùa xuân của tôi trong cảm thức của người con dù xa Hà Nội lâu năm vẫn hiện lên thật đẹp. Tả tháng giêng và mùa xuân bắc Việt, Vũ Bằng như cùng người đọc đang đi, đang nhìn, đang chạm tay vào và cảm giác da thịt cũng chạm vào màu sắc, nhiệt độ bên ngoài đến nội tâm bên trong. Màu sông xanh, núi tím, mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường xá sạch; tiếng nhạn, tiếng trống, tiếng hát và hình ảnh con người tháng giêng mùa xuân không chỉ rất gần gũi, chân thật mà rất mềm mại, tinh tế…
Nhà văn Lê Hữu Trác, thầy thuốc giỏi cuối thế kỉ XVIII, đã ghi lại chân xác theo diễn biến sự việc vào Kinh thành chữa bệnh cho ấu chúa Trịnh Cán. Bút pháp kí sự và tài quan sát, chọn lọc các sự việc, chi tiết tai nghe mắt thấy đã giúp tác giả hoàn thành tập Thương Kinh kí sự nổi tiếng.
Ông vua phóng sự Bắc kì Vũ Trọng Phụng và bậc thầy tùy bút Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Tam Lang, Võ Phiến, Trúc Chi, Mai Thảo, Nguyễn Trung Thành… đều biết cách quan sát, chọn lọc sự việc, chi tiết và miêu tả, trần thuật linh hoạt kết hợp với bộc lộ cảm xúc, cảm nhận tinh tế và chân thực.
Khi đọc hiểu tác phẩm kí, nhất thiết ta không sa vào chi tiết, liệt kê chi tiết rồi nhận xét bình giá như đọc hiểu truyện mà cần chú ý không gian hiện thực 4D như thật qua liên tưởng và xúc cảm của người viết. Bạn đọc sẽ không chỉ thấy rất cụ thể và chính xác từng sự việc, sự vật được trần thuật mà còn thấy từng thứ hiện ra theo câu văn và con chữ đẹp quyến rũ và lôi cuốn. Đọc kí, nhất là tùy bút, bút kí, độc giả khó cưỡng nổi sự lôi cuốn của sự việc là thế. Bút pháp biến hóa trần thuật liên tưởng tạt ngang tạt dọc, mở thứ này, mở luôn thứ khác để mong thỏa mãn trí tò mò khám phá của bạn đọc đã mang đến sức sống lâu bền cho thể loại kí.
b. Bút pháp trữ tình độc đáo
Giống thơ, tác phẩm kí chọn bày tỏ trực tiếp cảm xúc, giãi bày xúc cảm khi miêu tả việc và con người. Nếu nhà nho Phạm Đình Hổ, Nguyễn Dữ, Lê Hữu Trác tỏ rõ thái độ, cảm tình khen hay chê theo góc quan sát của mình thì nhà văn hiện đại viết kí lại trần thuật sự việc bằng cảm xúc, để người đọc cảm thấu thật ấn tượng về điều tác giả muốn.
Nếu phân tích tác phẩm kí chỉ loay hoay chọn chi tiết tả thực để chỉ ra nhà văn kể được những gì thì chưa ổn. Người viết trải gan ruột khi trần thuật nên đọc hiểu tác phẩm rất cần nắm cho được cảm quan và xúc cảm qua tâm trạng, qua tâm thế rất cá nhân của nhà văn. Nỗi nhớ quê và con người xứ Bắc trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) thật êm dịu và tha thiết; cảm xúc giàu chất thơ của Thạch Lam hay nhiều nỗi niềm chán ghét trong Cơm Thầy cơm cô (Vũ Trọng Phụng); niềm vui dạt dào phơi phới giàu chất thời sự trong Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (Nguyễn Tuân); cảm xúc thiết tha, trầm mặc trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường); niềm riêng dung dị, nhẹ nhàng và rất đời thường trong tập Đó đây (Trúc Chi)…
Tác giả kí có thể bằng các giác quan của mình, làm cho sự việc, sự vật dù đen tối vẫn toát lên niềm tin, dù khốc liệt ào ào toát lên sự lạc quan, hi vọng. Không bám cốt truyện như tự sự, người viết kí viết bằng nhiệt tình, hi vọng để làm lây lan sang người đọc cảm hứng sôi nổi, thiết tha và mãnh liệt.
Khi đọc hiểu thể kí, chúng ta cần phân tích theo cảm hứng bi kịch, cảm hứng anh hùng, cảm hứng lịch sử, cảm hứng đời thường hay cảm hứng châm biếm, hài hước… Mỗi tác phẩm kí đều được viết theo cảm hứng chủ đạo đó, cho nên, phân tích, bình giá tác phẩm nào cũng nên dựa theo dòng cảm xúc chi phối ngòi bút tác giả. Mặt khác, nhà văn viết kí ít chịu tác động ngoại cảnh xã hội nên cảm hứng sáng tác luôn dạt dào và tự do.
Vì thế, phân tích tác phẩm kí vừa phải chú ý nghệ thuật trần thuật vừa phải xem xét cảm hứng được bộc lộ, giãi bày qua mỗi sự việc, sự vật.
c. Đọc diễn cảm văn bản
Hàng chục năm nay, phương pháp đọc diễn cảm vẫn được xem như chìa khóa tiếp nhận tác phẩm văn học. Văn bản kí giàu cảm xúc, được viết bằng cảm xúc, bằng rung động tâm hồn nhà văn. Mỗi từ, mỗi câu, mỗi chi tiết, hình ảnh đều chất chứa sắc điệu tình điệu tạo nên giọng điệu và âm hưởng của mỗi câu văn. Thầy cô rất nên hướng dẫn các trò đọc diễn cảm, đọc đúng cảm xúc, đúng nhịp văn theo dòng chuyển động của cảm xúc tác giả. Lúc sôi nổi ào ào trong thạch trận sông Đà, lúc nhẹ nhàng sâu lắng con đò đi giữa đôi bờ như nỗi niềm cổ tích (Nguyễn Tuân); khi trìu mến, êm êm, cảnh mùa xuân dìu dịu, trong veo nhớ thương (Vũ Bằng); khi tả dòng Hương Giang, Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn ngôn từ để bày tỏ nhiều cảm xúc hỗn hợp đan xen ở thời điểm và không gian khác nhau. Đọc nhật kí, hồi kí là sống với tác giả thật nên người ta xúc động thật.
Nếu không nhập tâm, không hóa thân vào cảnh và tình của văn bản kí, đọc giả khó có thể thấu hiểu được những dòng chữ được chắt chiu, chọn lựa để diễn tả chính xác nhất niềm thương nhớ và cung bậc bức xúc trước một sự việc, sự vật và con người đã làm nhà văn day dứt, suy tư.
Đọc đúng thì hiểu đúng và hiểu đúng thì đọc đúng! Thầy cô nên đọc mẫu và giúp trò đọc diễn cảm để cảm nhận hết vẻ đẹp tiếng Việt và ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm kí.
d. Nghệ thuật ngôn từ tinh diệu và phong cách nhà văn
Tác phẩm văn học là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được chế tác bởi người nghệ sĩ ngôn từ. Đọc hiểu tác phẩm kí, chúng ta dễ dàng cảm nhận và bình giá phương thức biểu đạt của ngôn ngữ hình ảnh, sống động và giàu chất nghệ thuật. Nhiều biện pháp tu từ, nhiều thủ pháp gọt giũa được người viết tài hoa sử dụng tạo nên chất văn xuôi lãng mạn bay bổng của ngôn ngữ kí.
Sự khác biệt của mỗi tác phẩm kí chính là năng lực ngôn ngữ và tài năng huy động ngôn ngữ sáng tạo làm nên phong cách nhà văn. Chúng ta cần thiết phải đọc thêm những sáng tác khác của nhà văn và cả các tác giả khác để có cơ sở khi cảm nhận cái hay cái đẹp của nghệ thuật dùng từ, tạo câu và sở trường ngôn ngữ của mỗi tác phẩm.
Giá trị thẩm mĩ, tình điệu cảm hứng và giá trị nhận thức của mỗi tác phẩm kí đều là kết quả quá trình trải nghiệm cuộc sống, thai nghén đề tài và thể hiện sáng tạo bằng lối nghĩ, cách viết và tài năng, tâm huyết của người cầm bút.
Đọc tác phẩm kí rất thú, rất say nhưng để cảm nhận được hết vẻ đẹp giàu sang của hiện thực và ngôn từ của tác phẩm đòi hỏi nhiều nỗ lực của độc giả. Trong nhà trường phổ thông, thầy cô Ngữ văn rất cần tìm hiểu, suy nghĩ và trao đổi để cùng học sinh từng bước chiếm lĩnh trọn vẹn những giá trị của tác phẩm kí ngàn năm vẫn hấp dẫn của văn học Việt Nam.
^HT^
B. Vô cùng nhân từ, hết mực yêu thương
@Bảo
#Cafe
đời thực