K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2019

Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường... Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

Đây là đoạn mở đầu truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh. Những câu văn trong sáng, gợi cảm và giầu chất thơ kiểu như thế này đã để lại những dấu ấn đậm nét trong hành trang tinh thần của nhiều thế hệ bạn đọc. Có thể dễ dàng tìm thấy nhiều câu văn, nhiều đoạn văn đẹp và tha thiết trong các trang viết của ông. Thanh Tịnh thuộc loại nhà văn viết không nhiều. Tác phẩm của ông không gây ra những choáng váng, đột ngột mà nhẹ nhàng thấm sâu. Chừng nào con người còn yêu thương cảm xúc, còn nặng lòng gắn bó với quê hương, đồng loại thì còn tìm thấy trong những trang viết của Thanh Tịnh mối dây đồng cảm và niềm an ủi. Con người trong tình yêu, tình bạn, tình vợ chồng, cha con, con người với quê hương... tất cả đều được ngòi bút của ông trình bày một cách nhẹ nhàng, thanh thoát và đằm thắm.

Trước Cách mạng, tên tuổi Thanh Tịnh được gắn liền với những tập truyện ngắn. Nhưng trên con đường nghệ thuật của mình, nơi ông thử sức đầu tiên lại thuộc về lĩnh vực thơ ca. Thanh Tịnh xuất hiện và được “định vị” ngay trên thi đàn vào những năm đầu của phong trào Thơ mới. Năm 1936 bài thơ Rồi một hôm của ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ do Hà Nội báo tổ chức. Một số bài thơ khác như Mòn mỏi in trên báo Tinh hoa, Tơ trời với tơ lòng in trên báo Phong Hóa vừa xuất hiện đã gây được tiếng vang trong công chúng. Trong dòng thơ nhiều phong cách nhiều giọng điệu trước cách mạng, Thanh Tịnh có một hơi thơ và giọng thơ riêng biệt. Những câu thơ lãng mạn, mang phong vị ngậm ngùi buốn man mác đã làm xao xuyến trái tim bao người đọc ngay từ khi mới ra đời. Thơ Thanh Tịnh nhẹ nhàng, êm ái giống như văn ông, và cái đặc sắc của nó nằm ở những lời, những ý đậm đà hương sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Ngay cả khi Thanh Tịnh lấy cảm hứng từ một câu chuyện bắt nguồn ở phương Tây thì bài thơ của ông vẫn toát ra một không khí rất Á Đông; Em ơi, nhẹ cuốn bức rèm tơ. Tìm thử chân mây khói tỏa mờ. Có bóng tình quân muôn dặm ruổi. Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ. Bài thơ hợp tình, hợp cảnh và gần gũi với tâm hồn người Việt Nam phần lớn là nhờ ở những câu thơ lục bát rất gần với ca dao: Bên rừng ngọn gió rung cây- Chị ơi con nhạn lạc bầy kêu sương. Thơ Thanh Tịnh có nhiều câu gần gũi với âm hưởng ca dao. Thế mạnh đó của ông ngày càng được phát huy. Sau này có rất nhiều câu thơ của Thanh Tịnh được lan truyền trong nhân dân với tư cách là những câu ca dao.

Hồn thơ Thanh Tịnh rất tinh tế. Ông cảm nghe được những bước chuyển mơ hồ của cỏ cây trời đất. Mỗi sự đổi thay, dù là nhỏ nhất của thời gian, không gian cũng làm rung động những sợi tơ mỏng manh trong tâm hồn nhạy cảm của ông:

Còn nhớ hôm xưa độ tháng này
Cánh đồng xào xạc gió đùa cây
Vô tình thiếu nữ cùng ta ngắm
Một đoạn tơ trời lững thững bay

Một con người đã nặng lòng, vì “một đoạn tơ trời” như vậy, ắt sẽ nặng lòng với cuộc sống trần gian này lắm. Trần gian và thơ dường như đều có sức níu kéo con người:

Tơ trời lơ lửng vươn mình uốn
Đến nối duyên mình với... cõi không

Thanh Tịnh làm thơ không nhiều, nếu không muốn nói là quá ít ỏi nếu so với các “chủ tướng” của phong trào Thơ mới như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử... Nhưng với những bài thơ đã có, ông cũng đã được ghi nhận như là một trong những gương mặt đã góp phần tạo nên “một thời đại mới trong thi ca” thời ký Thơ mới.

Tên tuổi của nhà thơ Thanh Tịnh được nhiều người biết đến rộng rãi hơn khi tập truyện ngắn Quê mẹ của ông ra đời vào năm 1941. Từ khi xuất hiện cho đến nay, Quê mẹ đã gắn liền với cuộc đời Thanh Tịnh và trở thành một dấu ấn quan trọng trong hành trình nghệ thuật của ông. Bao trùm lên toàn bộ tập truyện là một tình cảm êm dịu nhẹ nhàng của người dân vùng quê xứ Huế. Quê mẹ cũng như những tập truyện ngắn sau này phần lớn đều viết về Huế, nơi Thanh Tịnh sinh ra và lớn lên, đầy kỷ niệm. Nhiều truyện ngắn của ông mang đầy tính cách Huế, và tạo riêng cho ông một thi pháp văn xuôi độc đáo. Trong lời tựa tập Quê mẹ xuất bản lần đầu tiên, nhà văn Thạch Lam, cây bút truyện ngắn xuất sắc trước Cách mạng đồng thời là một người bạn của Thanh Tịnh đã có những lời nhận xét thật tinh tế và chính xác: “Thanh Tịnh có lẽ là nhà văn đầu tiên ở miền Trung đã trình bày các mối dây liên lạc nối ông với đồng nội quê hương, những dây liên lạc nhẹ như tơ đờn ngày thu, nhưng không vì thế mà kém phần vương vít và quyến luyến... Ông đã muốn làm người mục đồng ngồi dưới bóng tre thổi sáo để ca hát những vẻ đẹp của đời thôn quê”. Là một nhà thơ lãng mạn, Thanh Tịnh đã mang vào truyện ngắn chất trữ tình sâu lắng. Một chất thơ bàng bạc, thấm đẫm trên những trang văn xuôi của nhà thơ Thanh Tịnh. Tập Quê mẹ man mác tình quê hương, tình người. Từng trang viết của ông thấm đượm hương vị làng quê, một làng quê miền Trung với những vẻ đẹp thanh bình êm ả nhưng cũng không hiếm những cảnh đời khổ đau, ngang trái. Những trang văn đã làm sống dậy trước mắt người đọc khung cảnh êm đềm, thơ mộng của một làng quê. Làng Mỹ Lý nhỏ bé, nằm kế bên một dòng sông đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, một biểu trưng nghệ thuật của tình yêu quê hương... Cái tên Mỹ Lý được xuất hiện nhiều lần trong các truyện ngắn khác nhau của nhà văn Thanh Tịnh. Quê hương, tình yêu quê hương như là sự nối dài mà thành tình yêu đất nước. Đọc truyện ngắn của Thanh Tịnh, chúng ta cảm nhận rất rõ điều này. Một làng quê nhỏ bé đã là cái nôi tâm hồn nuôi dưỡng những tác phẩm của ông. Ở đó chúng ta gặp gỡ và đồng cảm với tác giả trong mối tình quê hương rung rinh, lai láng trong khung cảnh sông nước ruộng đồng. Dường như tâm hồn ông gần gũi và ưa thích với những vẻ đẹp nhè nhẹ, những nét buồn lặng lặng...

Truyện ngắn Thanh Tịnh kể về một bến đò hiu hắt, một dòng sông với con đò dọc ẩn hiện những lời trao duyên tình tứ, về nỗi nhớ quê mẹ của một người con gái đi lấy chồng xa, về một nhà ga nho nhỏ giữa cánh đồng với con tàu bỏ lại đằng sau nó những hoài niệm về một tình yêu không bao giờ tới, về nỗi lòng bịn rịn của một cô gái quê khi phải chia tay với người bạn trai sau mùa gặt hái. Đọc những truyện ngắn của Thanh Tịnh, người ta thường ít chú ý đến cốt truyện mà chỉ nhớ cái không khí, cái dư vị quyến luyến ngọt ngào, có pha chút ngậm ngùi, buồn thương. Cảm giác ấy lắng sâu trong tâm hồn người đọc. Và cùng với cảm giác đó là một âm hưởng buồn buồn thấm thía qua những trang văn. Phong cách truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh sớm định hình và tương đối nhất quán. Từ Quê me, Chị và em rồi đến Ngậm ngải tìm trầm, giọng điệu của ông không mấy thay đổi. Đặc trưng lớn nhất trong nghệ thuật truyện ngắn của Thanh Tịnh là ông thường miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật bằng cảm giác. “Cái tôi” của tác giả khiêm nhường đứng đằng sau những con người bình thường và nhỏ bé. “Cái tôi” của những cảm giác, cảm xúc mơ hồ, thoáng qua rất khó nắm bắt. Những trạng thái tâm lý của nhân vật ít khi được bộc lộ một cách trực tiếp, cụ thể mà thường được thể hiện nhẹ nhàng, kín đáo. Thanh Tịnh tập trung sự chú ý của mình vào đời sống nội tâm của nhân vật, đặc biệt là những xao động bất chợt, những giây lát gặp gỡ tình cờ mà làm khuấy động cả một nếp sống thường ngày bình lặng. Trong truyện Bến Nứa ngòi bút của nhà văn Thanh Tịnh đã tỏ ra rất tinh tế khi ông tả nỗi lòng của một người thiếu phụ cô đơn. Đứa con ngây thơ bé bỏng của nàng đã vô tình khêu lên chút lửa lòng giữa nàng với người khách đi đò trong một đêm trăng sáng. Đứa bé mồ côi cha còn quá nhỏ để hiểu được nỗi bất hạnh của mình. Mỗi khi làm nũng mẹ, chú lại khóc đòi cha. Vì thương con nên mẹ chú thường “mượn” một người khách trong thuyền vờ làm “thầy” để dối con. Những lúc ấy chú bé mới chịu ngủ yên bên người cha giả. Nhưng đêm nay thì khác. Đằng sau cái trò đùa con trẻ ấy là tình cảm xao xuyến của một người thiếu phụ đang khao khát tình yêu: “Mảnh trăng hạ tuần giây bụi vàng trên quãng đồng lúa ruộng. Phương ẵm con ra ngồi trước mũi, gương mặt tự nhiên ửng hồng và đẹp một cách hiền hậu... Không hiểu tại sao, tối hôm nay lòng Phương lại rạo rực tê mê như đống tro tàn men hơi lửa”. Và trước tình cảm ấy, người khách đi đò đâu dễ dửng dưng, lòng chàng cũng “hồi hộp sẽ như cánh bướm”. Một thoáng gặp gỡ bất ngờ trên sông nước ấy đã trở thành nỗi khắc khoải khôn nguôi trong lòng người thiếu phụ. Mỗi đêm khuya, chèo thuyền qua bến cũ nàng lại cất tiếng gọi để mong tìm lại bóng người xưa. Nhưng đêm nào cũng vậy, đáp lời nàng chỉ có tiếng chuông chùa ngân dài trên mặt nước. Ở trên truyện này, Thanh Tịnh đã khéo dựng nên một khung cảnh êm đềm, thơ mộng phù hợp với tình huống xảy ra của câu chuyện. Thiên nhiên ở đây cũng tác động tích cực vào tình cảm của con người. Dòng sông, con đò, vầng trăng thường xuất hiện với vai trò là chủ thể trữ tình trong nhiều truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh. Tình trong câu hát là một truyện ngắn hay của tập Quê mẹ. Ở đây câu chuyện thơ mộng cũng được diễn ra trên một con đò, một dòng sông. Đạt là một anh lái đò góa vợ, nhưng trong lòng luôn luôn tưởng nhớ tình xưa. Rồi một hôm trên dòng sông, bên con thuyền lướt qua, Đạt thoáng nhìn thấy bóng một người con gái giống hệt vợ mình. Đạt căng buồm đuổi theo, nhưng chiếc thuyền phía trước chạy như bay, “thấp thoáng trong chiều sương trông như bóng nhạn”. Biết không thể đuổi kịp con thuyền, Đạt đành mượn câu hát để bày tỏ lòng mình. Người con gái trên thuyền cũng cất tiếng hò tình tứ đáp lại lời Đạt. Tiếng hò của nàng cũng trong trẻo giống hệt như vợ chàng thưở trước. Hai con thuyền và tiếng hát vẫn chập chờn đuổi nhau trên mặt phá rộng mênh mông lấp loáng ánh trăng vàng. Cảnh thần tiên, như thực như mộng. Nhưng rồi mộng đã tan, từ thuyền của cô gái một câu hò chia biệt đã cất lên:

Tình về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Đến đây là chỗ rẽ của lòng
Gặp nhau còn biết trên sông bến nào.

Lòng Đạt nghẹn ngào trước cảnh biệt ly. Chàng nhớ đến vợ cũ, đến người bạn mới gặp trong đêm mà không ngăn được dòng nước mắt. Chút tình thoảng qua ấy mãi mãi chỉ là tình trong câu hát. Những câu chuyện thơ mộng đầy huyền ảo đã được Thanh Tịnh viết bằng những câu văn đẹp và trau chuốt. Nhiều trang văn của Thanh Tịnh xứng đáng được xếp vào hàng ngũ những trang văn mẫu mực của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Thanh Tịnh thường chảy trôi theo dòng cảm giác của nhân vật. Về đặc điểm này, các truyện ngắn của Thanh Tịnh có nhiều nét gần gũi với truyện ngắn của Thạch Lam, có những truyện đặt bên nhau tưởng chừng như đồng dạng. Trong nhiều truyện ngắn của Thanh Tịnh nhân vật không sống với hiện tại mà thường quay về với những hồi tưởng trong quá khứ, những hồi ức và kỷ niệm trở thành phần sống động nhất trong cuộc đời hôm nay. Số lượng những từ “nhớ lại”, “thoáng hiện”, “như thấy lại”, “sống lại”, “tưởng tượng ra”... tràn ngập trong các truyện ngắn của Thanh Tịnh. Ký ức từ dĩ vãng luôn gắn liền với dòng suy tưởng của nhân vật. Truyện ngắn Một đêm xuân kể về một nhà sư tu hành nơi am vắng đã bao năm, mà vẫn không sao dứt được lòng trần. Trong khi đang say sưa tụng kinh gõ mõ sư cụ lại “lắng hết tâm tư đuổi theo một giấc mơ huyền bí”. Chỉ một chút vang vọng của cuộc đời trần thế ngoài kia cũng đủ làm sư cụ buồn. “Một thứ buồn lạ lùng trên gương mặt chỉ biết bình tĩnh và trầm ngâm”. Trong tâm tưởng của nhà sư, quá khứ luôn luôn sống động: “Sư cụ còn nghe trong tưởng tượng những tiếng pháo xa xa nổ dòn như những chuỗi cười đêm Tết. Một luồng máu lạnh như đến tràn ngập trong lòng và bắt sư cụ tê mê một lúc. Sư cụ đi vào am và cảm thấy mình như một người lạc bước..." Tác giả tỏ ra rất tinh tế khi miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật. Sống với thế giới tâm linh nhưng con người cũng không thể tách rời với những vấn đề thuộc về đời sống tình cảm đã từng bao năm chi phối cuộc đời họ.

Thời gian, một mặt làm người ta lớn lên, trưởng thành, mặt khác cũng xóa bỏ biết bao điều tốt đẹp từng làm chỗ dựa tinh thần cho con người. Đọc Thanh Tịnh chúng ta thấy ông luôn ngoái nhìn về quá khứ với một niềm nhớ tiếc không nguôi. Quá khứ đã qua là qua hẳn, mang theo những đẹp đẽ tinh hoa của cả một thời. Có thể xem lời kết trong truyện Chị và em như một lời “tuyên ngôn” cho quan niệm đó của tác giả: “Đến nay, quãng đời xưa không còn nữa, mất đi cảnh sáng đẹp trong giấc nằm mơ. Ngày xanh tươi của tuổi thơ chỉ để lại trong lòng người một sự tiếc thương, ngậm ngùi và êm ái..." Điều đó làm nên nỗi buồn, sự thiếu hụt của con người trước những đổi thay mà thiếu nó, người ta sẽ sống nghèo nàn, cằn cỗi biết bao.

Truyện của Thanh Tịnh mang một âm hưởng buồn, ngậm ngùi, xót xa. Điều này càng được khẳng định hơn khi đọc những truyện viết về tình yêu của nhà văn. Hầu hết đều là những mối tình lỡ, tình câm, tình nghẹn, tình sương khói. Truyện của Thanh Tịnh vắng bóng những con người hạnh phúc, may mắn trong tình yêu. Phần lớn các truyện đều nói đến sự tan vỡ vừa đau xót vừa tất yếu của những mối tình đầu, của những đôi trai gái yêu vừa yêu nhau đã nhìn thấy trước sự chia ly vĩnh viễn, những Sương và Xuân (Tình thư) Duyên và Trưu (Bên con đường sắt), Xuân và Sương Hoa (Rosée), Phương và Thảo (Bến Nứa), Thuyên và Lê (Tình vay), Hương và Mẫn (Quê bạn)... Ở đây những người đang yêu không phải trải qua những thử thách ghê gớm những ngang trái éo le của số phận, phần lớn họ đều là những con người cam chịu. Tình yêu của họ chưa đủ mạnh để đến được với nhau trọn đời. Có thể gọi đó là những “khoảnh khắc yêu đương”, những “mối tình vơ vẩn” thì đúng hơn. Nhưng dù sao những nỗi đau, những niềm ai oán của những cuộc tình lỡ dở vẫn để lại trong lòng người đọc niềm thương cảm, bàng hoàng như chính mình đang trong cảnh ngộ. Những cuộc chia tay của Thanh Tịnh vừa thấm đẫm nỗi buồn thân phận, vừa mang vẻ tội nghiệp của những con người không biết vượt lên hoàn cảnh.

Xu hướng văn chương lãng mạn nhưng không tách rời hiện thực, đồng cảm xót xa với số phận của những con người nhỏ bé trong xã hội cũng là một nét lớn trong truyện ngắn của Thanh Tịnh. Những Am culi xe, Làng, Ngậm ngải tìm trầm, Con so về nhà mẹ, Con ông Hoàng, Chuyến xe cuối năm, Người khách đêm... là loạt truyện tiêu biểu cho xu hướng này. Am culixe và Ngậm ngải tìm trầm thuộc loại truyện truyền kỳ. Tác giả đã tìm được cốt truyện hay, kết cấu truyện chặt chẽ, gây được ấn tượng đối với người đọc. Vì cuộc mưu sinh, vì miếng cơm manh áo mà những người lao động nghèo khổ bị đẩy vào những cảnh ngộ bi đát, những bất hạnh khôn lường. Ở truyện Am culixe, Thanh Tịnh đã gợi lên một hình ảnh thật tội nghiệp, một đứa bé mười tuổi rách rưới, gầy còm, đêm đêm dắt người ông mù lòa, ốm yếu kéo một chiếc xe tay cũ nát, bánh nhồi rơm lủi thủi đi trong đêm vắng. Một đêm mưa giá lạnh chờ mãi không đón được người khách nào. Đứa cháu nhỏ vì thương ông đã bưng một hòn đá nặng dặt lên xe và giục ông chạy xe. Kinh nghiệm của một đời kéo xe khiến ông lão hiểu ngay được sự việc. Nhưng ông vẫn vờ như không biết và cắm cúi chạy xe. Dọc đường ông lão đã chết gục vì đói rét, buồn khổ và tuyệt vọng, để lại đứa cháu côi cút. Người nông dân hiền lành, chất phác trong truyện Ngậm ngải tìm trầm lại gặp phải một hòan cảnh đau đớn khác. Để tính chuyện mưu sinh cho vợ con, người chồng đã liều mạng ngậm ngải tìm trầm trong rừng sâu. Quá thời hạn trở về, bùa thiêng đã biến người chồng thành hổ. Nhưng đằng sau cái vỏ thú dữ khiến mọi người kinh sợ đó vẫn còn nguyên vẹn những tình cảm của một con người. Bi kịch nẩy sinh từ đó. Sau một lần về làng thăm vợ con, bị những người thân và dân làng khiếp hãi, xua đuổi người - hổ đành quay về rừng xanh, vĩnh viễn phải chịu cảnh chia lìa với gia đình và đồng loại.

Ở loại truyện này ngòi bút của Thanh Tịnh bớt đi vẻ nhẹ nhàng, bâng khuâng, thơ mộng. Lúc này ông không còn là “người mục đồng thổi sáo” ca ngợi cái tình và cái thi vị của một vùng quê nữa. Ông đi vào miêu tả thân phận những con người khốn khổ với một sự thấu hiểu và đồng cảm xót xa. Cái nhìn hiện thực của nhà văn được nâng lên ở một mức độ cao hơn. Thật dễ nhận ra trong truyện ngắn của Thanh Tịnh hình ảnh những con người nghèo khổ sau lũy tre làng. Tất cả ở họ đều ánh lên vẻ đẹp của tâm hồn: hiền lành, chất phác, giầu tình cảm... nhưng hầu như ai cũng có nỗi đau khổ riêng. Ở họ không bao giờ mất được lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ và lúc nào cũng khắc khoải một nỗi niềm nhớ về quê hương. Đặc biệt những người con gái như Thảo (Quê mẹ), Sương (Tình thư), Hương (Quê bạn), Phương (Bến Nứa), Duyên (Bên con đường sắt)...mà cuộc đời của họ tưởng đã bị vùi lấp đi giữa bao nhiêu ngày tảo tần kiếm sống, nhưng chính họ lúc nào cũng mong chờ cuộc sống mang lại cho mình cái phần quý giá thiêng liêng nhất là tình cảm.

Truyện ngắn của Thanh Tịnh luôn luôn đem lại những mối đồng cảm trong người đọc. Nhưng dù sao chúng ta vẫn mong muốn ở ông sự phanh phui sâu sắc hơn nữa những ngang trái, bất công trong đời sống của “những con người nhỏ bé”. Nhân vật trong tác phẩm của ông chưa có những tính cách độc đáo, điển hình. Nó thể hiện cái nhìn của nhà văn về cuộc đời, cái nhìn của người hiểu được sự trôi chảy không cùng của đời sống, chấp nhận và cam chịu. Nét riêng của Thanh Tịnh so với một số tác giả khác là khi diễn tả những nỗi bất hạnh của con người, ông không làm cho nó chói gắt lên, những tiếng kêu than của nhân vật và tác giả dường như bị nén lại sau những trang sách, song sự bất hạnh vì thế lại càng đọng lại trong lòng người đọc như một day dứt mãnh liệt. Với gần ba mươi truyện ngắn, những gì Thanh Tịnh để lại cho chúng ta trong con số khiêm nhường đó cũng là rất đáng trân trọng. Thông qua tâm hồn tác giả, hiện thực cuộc sống được phản ánh giản dị mà sâu sắc, không phải chỉ ở bên ngoài mà ở phần sâu kín bên trong. Tác phẩm của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, trong sáng và gợi cảm. Thạch Lam đã nhận xét rằng ở Thanh Tịnh “truyện ngắn nào hay đều có chất thơ, và bài thơ nào hay đều có cốt truyện”

Thanh Tịnh chỉ có một tập truyện dài duy nhất Xuân và Sinh, ra đời năm 1944. So với truyện ngắn, truyện dài của ông không đặc sắc bằng. Nó chỉ vẫn mang dung lượng của một truyện ngắn nhưng có phần dàn trải và ít sức khái quát hơn. Xuân và Sinh là một câu chuyện tình mang phong cách lãng mạn đậm nét. Ở đây chúng ta vẫn gặp một Thanh Tịnh tinh tế và đằm thắm khi miêu tả những trạng thái tình cảm của nhân vật. Cũng giống như phần lớn các truyện ngắn của Thanh Tịnh, Xuân và Sinh vẫn lấy bối cảnh và không gian nghệ thuật ở một vùng quê xứ Huế. Sinh là một cậu học trò nghèo lên trọ học ở Huế, sống cùng với người chị tên là Cam. Sau khi Cam bị chết vì bệnh lao, Xuân là bạn của Cam đã đón Sinh về nhà và giúp đỡ để cậu tiếp tục được đi học. Xuân là một cô gái làm nghề vũ nữ. Nàng sống rất tình cảm và giàu lòng nhân ái. Xuân và Sinh đều có tình cảm với nhau nhưng cả hai cùng che giấu. Sau bao nhiêu dằn vặt và khổ sở, chia ly và xa cách, cuối cùng họ cũng đã đến được với nhau. Một kết thúc có hậu rất hiếm hoi trong các sáng tác của Thanh Tịnh. Trước sau nhân vật của Thanh Tịnh vẫn là những con người “nhỏ bé” được đặt trong cuộc sống đời thường. Họ không phải là những người dám thay đổi hoàn cảnh mà thường bị dòng chảy của đời sống cuốn đi. Thân phận con người và sự biến đổi của thời gian, đó luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong phần lớn các sáng tác của nhà văn Thanh Tịnh.

Tôi có may mắn dược biết nhà thơ Thanh Tịnh đã từ lâu. Ông vốn là bạn và là người đồng hương miền Trung với cha tôi, nhà thơ nhà viết kịch Lưu Quang Thuận. Nhưng cho đến năm 1983 khi Viện Văn học tổ chức làm tập sách Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học, được cử đến làm việc với ông, tôi mới có dịp hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Chúng tôi hiểu điều đã khiến cho mọi thi sĩ lãng mạn nổi danh từ thời tiền chiến như Thanh Tịnh đến với Cách mạng, hòa nhập và gắn bó hết lòng với thực tế kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ. Đó chính là tình yêu da diết đối với con người, với quê hương đất nước, là sự nhạy cảm bản năng của người nghệ sĩ, là khát khao hướng tới sự hoàn thiện, sự tốt đẹp cho mỗi số phận con người. Đó cũng là những động lực giúp cho ông viết được những tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng người đọc, giúp cho ông có những thành công đáng kể ở ngay chặng đường đầu tiên bước vào nghề văn. Những trang viết nặng tình quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh sẽ còn song hành cùng bạn đọc ở những thế hệ mai sau.

#Châu's ngốc

Các cháu có biết ta là ai không? Ta chính là Thánh Gióng, người năm xưa đã một mình đánh thắng lũ giặc Ân hung ác. Bây giờ ta sẽ kể cho các cháu nghe về cuộc đời của ta lúc bấy giờ nhé!

Các cháu ạ! Ta vốn là sứ thần của Ngọc Hoàng sai xuống giúp đỡ dân làng đánh đuổi quân xâm lược đang nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Muốn được sống cùng với nhân dân, Ngọc Hoàng ra lệnh cho ta đầu thai xuống một gia đình lão nông hiếm muộn đường con cái. Một ngày đẹp trời ta thấy bà lão phúc hậu vào rừng, ta liền hoá thành một vết chân to và bà lão đã tò mò ướm thử vậy là ta đầu thai vào bà cụ. Khỏi phải nói hai ông bà đã vô cùng mừng rỡ khi chờ mãi, sau mười hai tháng ta mới ra đời. Ông bà càng vui hơn khi thấy ta rất khôi ngô tuấn tú. Hai ông bà chăm sóc yêu thương ta hết lòng, ông bà ngày ngày mong ta khôn lớn như những đứa trẻ khác ấy vậy mà mãi đến tận năm ba tuổi ta vẫn chẳng biết cười, nói cũng chẳng biết đi. Các cụ rất buồn, thấy vậy ta rất thương nhưng vì sứ mệnh mà Ngọc Hoàng đã trao cho nên ta vẫn phải im lặng.

Thế rồi giặc Ân đến xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông và mạnh khiến ai ai cũng lo sợ. Nhìn khuôn mặt lo âu của dân làng và cha mẹ, ta biết rằng đã đến lúc ta phải ra tay giúp đỡ họ. Một hôm, đang nằm trên giường nghe thấy sứ giả đi qua rao tìm người giỏi cứu nước, thấy mẹ đang ngồi buồn rầu lo lắng, ta liền cất tiếng bảo mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Nghe ta cất tiếng nói mẹ vô cùng ngạc nhiên, mừng rỡ và mẹ ta càng ngạc nhiên hơn khi ta đòi gặp sứ giả vì đó không phải là chuyện đùa, đọc thấy nỗi lo của mẹ ta vội trấn an mẹ:

- Mẹ đừng lo lắng gì cả cứ ra mời sứ giả vào đây!

Nửa tin nửa ngờ nhưng mẹ ta vẫn vội vã ra mời sứ giả vào. Sứ giả bước vào căn nhà nhỏ tuềnh toàng của cha mẹ ta, ông ta vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy ta lúc này vẫn chỉ là thằng bé nằm ở trên giường, sứ giả có vẻ không tin tưởng lắm nhưng khi nghe ta nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nghe những lời nói đầy quả quyết của ta sứ giả hiểu rằng ta không phải là một đứa trẻ bình thường, sứ giả vội vã trở về tâu với vua và vua cũng vui mừng truyền thợ giỏi ở khắp nơi đến làm gấp những thứ ta cần. Ai ai cũng phấn khởi khi thấy vua đã tìm được người tài.

Còn ta khi sứ giả đi rồi ta liền vùng dậy và vươn vai mấy cái đã thành người lớn. Ta bảo mẹ nấu cho ta nồi cơm ăn cho no để chuẩn bị đi đánh giặc. Mâm cơm vừa bưng lên ta ăn một loáng đã hết nhẵn mà chẳng thấy no gì cả, mẹ lại đi nấu nồi khác cho đến khi nhà không còn gì để ăn. Ta ăn vào bao nhiêu thì lớn như thổi bấy nhiêu, đến nỗi quần áo phải thay liên tục. Mẹ ta thấy ta ăn ba nhiêu cũng chưa no trong khi gạo thì đã hết, bà cụ liền chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con đều vui lòng giúp mẹ ta vì biết ta là người sẽ đi đánh giặc cứu dân làng. Mọi người đến nhà ta nườm nượp, người có gạo góp gạo, người có rau, cà góp rau cà, tóm lại ai có gì góp nấy. Mọi người còn đến giúp mẹ ta thổi cơm cho ta ăn, ta ăn bao nhiêu lại to lớn lừng lững bấy nhiêu. Những ngày đó làng ta ai cũng khấp khởi vui mừng vì mong đợi ta nhanh chóng đi giết giặc, cứu nước.

Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại được một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, người lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vươn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thường, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi người lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gẫy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi người nhìn ta đầy tin tưởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nước mắt tự hào, yêu thương của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những người đã yêu thương, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ.

Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dưới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gẫy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nước. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã.

Nhìn trăm họ hạnh phúc ta vô cùng sung sướng, vậy là sứ mệnh Ngọc Hoàng giao cho ta đã hoàn thành, chợt nhớ đến cha mẹ già ta cũng muốn về thăm nhưng lời Ngọc Hoàng dặn dò khi hoàn thành sứ mệnh phải trở về trời khiến ta chẳng dám trái lệnh. Nhìn đất nước, dân làng một lần cuối ta thúc ngựa phi lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, rồi cả người và ngựa lẳng lặng bay về trời. Ta ra đi nhưng trong lòng đầy tiếc nuối vì không được sống cùng những người dân hiền lành tốt bụng. Dẫu vậy, ta cũng hài lòng vì từ đây ai ai cũng được sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc.

Sau đó, vua đã phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương. Ta cảm thấy rất vui khi được nhận danh hiệu đó, bởi ta đã đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là điều quý giá nhất đối với ta, nó còn quý hơn cả ngọc ngà châu báu mà nhà vua hứa ban tặng cho ta sau khi đánh thắng quân giặc.

Kể lại câu chuyện Thánh Gióng trong vai Thánh Gióng mẫu 2

Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng già cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thép dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái «huỵch», chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi!

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy (sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ (bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng «rắc» một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng: Ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

Trong vai Thánh Gióng, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng mẫu 3

Vào đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi xong giặc Ân sang xâm lược bờ cõi Văn Lang, ta đã bay về trời.

Vừa về tới cổng ta thấy mọi cảnh vật đều rất lạ so với hạ giới. Ngay lúc ấy, ta được vào yết kiến Ngọc Hoàng. Người có hỏi ta:

- Ở dưới trần gian con khoẻ chứ? Sinh hoạt ở dưới đó ra sao? Cơm ở trần gian có ngon hơn ở trên này không? Cảnh trí dưới đó ra sao, có đẹp bằng thượng giới - không con?

- Dạ thưa ngài! ở dưới trần gian cảnh sinh hoạt rất vui, cơm con ăn rất ngon vì các món ăn đều rất lạ miệng. Còn cảnh trí ở trần gian thì thật tuyệt thưa ngài. Đúng là “Sơn thuỷ hữu tình” đấy ạ!

- Ô! Thật là tuyệt! Vậy bây giờ con hãy kể chuyện con đánh giặc giúp dân cho ta nghe đi!

- Vâng ạ!

Thế rồi ta bắt đầu kể:

- Thưa ngài! Từ khi ngài sai con xuống trần gian đế làm những việc tốt, con đã đầu thai vào người vợ ông lão có tiếng là phúc đức mà vẫn chưa có con. Song con đã nghĩ ra cách: Một hôm con đã đặt một dấu chân rất to ở ngoài đồng để chờ đợi.

Đúng như mong ước, hôm ấy bà lão đã đi ra đồng, rồi trông thấy vết chân quá to như vậy, thấy lạ, bà bèn đặt chân lên ướm thử xem chân mình thua kém bao nhiêu. Thế là về nhà ít lâu sau bà thụ thai, rồi mười hai tháng sau con đã ra đời. Nhưng đến năm ba tuổi, con vẫn không đi, không đứng, mà cũng chẳng ngồi, cứ đặt đâu nằm đấy. Năm ấy, lũ giặc Ân tràn sang xâm lược bờ cõi Văn Lang. Thế giặc vô cùng mạnh, đi đến đâu chúng đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải, giết hại dân lành đến đó. Trước tình hình nguy kịch và đau lòng như vậy, nhà vua dưới trần rất lo sợ bèn sai sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Khi nghe thấy tiếng loa của sứ giả vang lên ở đầu làng, con bèn ngồi dậy gọi: “Mẹ ơi! Mẹ đi mời sứ giả vào đây cho con.”

Thấy con ngồi được, lại nói được, vợ chồng bà lão vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng khôn xiết và nhanh chóng gọi ngay sứ giả vào. Sứ giả vừa bước vào tới cửa con nói ngay: Ngươi hãy mau mau về bảo với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cái roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả trần gian vô cùng ngạc nhiên, xong đã nhanh chóng về tâu vua. Nhà vua lập tức mời các thợ đúc khéo tay nhất ngày đêm gắng sức làm những thứ mà con dặn. Đồng thời, cũng ngay từ khi gặp sứ giả, con ăn rất khoẻ, lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ con ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Thấy vậy, cả làng liền góp gạo nuôi con. Mong con mau lớn khoẻ để giết giặc cứu nước. Hôm ấy, giặc đến chân núi Trâu, người của nhà vua cũng vừa kịp tới mang đủ những thứ con cần. Con liền ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, rồi mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Con nhảy lên lưng ngựa. Xông ra trận, giặc bị con lấy roi sắt quật ngã túi bụi, hồn bay phách lạc, chúng quay đầu bỏ chạy, giẫm đạp lên nhau mà chết. Vừa lúc ấy, roi sắt của con bị gãy, lập tức con nhổ những cụm tre bên đường quật tan lũ giặc. Giặc chết như ngả rạ, đám tàn quân bị con đuối đến chân núi Sóc. Đến đấy, con bèn cởi áo giáp sắt gửi lại trần gian rồi một mình cùng ngựa từ từ bay lên trời. Con chỉ thương hai vợ chồng ông bà lão.

Kể đến đây, tôi rất buồn, vẻ mặt buồn hướng xuống trần gian. Thấy thế Ngọc Hoàng hỏi ngay:

- Tại sao con ghi được chiến công lớn như vậy lại không ở lại trần gian để được nhân dân tôn sùng, được nhà vua ban thưởng?

- Thưa ngài! Giúp dân là bổn phận của con. Song việc con sẽ lại về trời để sớm mong được nhận việc mới mà Ngài giao cho ạ!

- Ồ! Ta rất vui mừng vì con đã có lòng với dân. Bây giờ con hãy đi nghỉ đi, ngày mai ta sẽ ban thưởng cho con.

- Đa tạ Ngọc Hoàng! nhưng con muốn xin ngài một điều ạ?

- Điều gì vậy?

Xin Ngọc Hoàng cho con được một lần nữa xuống thăm lại cha mẹ của con - vợ chồng ông bà lão và xem dân làng còn nhớ và nhận ra con không ạ!

- Việc đó con cứ yên tâm, đã có ta lo. Con cứ nghỉ ngơi. Ta sẽ cho người xuống trần gian thăm cha mẹ con và dân làng thay con.

- Cảm ơn Ngọc Hoàng!

Và thế là Ngọc Hoàng đã sai lính xuống trần gian, và tôi đã được biết rằng nhân dân và nhà vua đã phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Biết được diều này tôi vô cùng sung sướng.

Hiện nay đền thờ tôi vẫn còn được bảo tồn ở làng Phù Đổng hay còn gọi là làng Gióng. Vào tháng tư hàng năm, để nhớ công ơn của tôi dân làng đã mở hội to lắm. Còn những bụi tre đăng ngà ở Gia Bình chính vì bị ngựa của tôi phun lửa thiêu cháy nên mới ngả màu vàng như vậy, những hồ ao liên tiếp kia cũng chính là do dấu chân ngựa năm xưa của tôi để lại. Năm ấy khi sông trận giết giặc ngựa của tôi hí vang trời, phun lửa và đã thiêu cháy một làng, cho nên sau này hạ giới đã gọi làng đó là - làng Cháy.

23 tháng 9 2019

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mà trong 1 bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ

23 tháng 9 2019

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.
Thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
Luật:" Nhất tam ngũ bất luận
Nhị tứ lục phân minh"
Nghĩa: Câu 1, 3, 5, không bàn luận
Còn câu 2, 4, 6 bàn luận đến
Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.

23 tháng 9 2019

 HƯỚNG DẦN LÀM BÀI

* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

+ Những cảm xúc của em vào đêm trước ngày khai trường như thế nào?

+ Những hoạt động nào được diễn ra vào đêm trước hôm đó?

+ Trên đường đến trường, em và mẹ có những cảm xúc ra sao?

+ Khung cảnh xung quanh có gì thay đổi, mới mẻ?

+ Đứng trước cổng trường, tâm trạng cùa em lúc đó là gì?

+ Khi bước vào sân trường, không khí ra sao? Khi gọi đến tên của em, suy

nghĩ của em lúc đó là gì?

+ Tiết học đầu tiên diễn ra trong cám nhận của em?

+ Suy nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học?

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

- Có thể  dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát "Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt

tay đến trường,... "

-  Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta.

II.THÂN BÀI

Cảm xúc, tâm trạng cúa tôi trong đêm trước khi ngày mai đi học

-     Chộn rộn, háo hức đến lạ.

-     Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách,... sần sàng cho ngày mai đi học.

-     Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ.

-     Đã đi ngủ sớm nhưng vẫn không chợp mắt được vì mải lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao?

2. Ngày dầu tiên đen trường.

  1. Trên đường đến trường

-     Sau khi mặc đồng phục, cả nhà chụp một tấm hình làm ki niệm “Ngày đầu tiên tôi đi học”.

-     Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức. tràn đầy niềm vui.

-    Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm.Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại,.. tất cả đều lạ lẫm

-     Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng cỏ nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến trường với biết bao điều thú vị.

2.Khi tới trường

Đứng trước cổng trường: cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng ngợp.

Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng.

-     Bước vào sân trường: sàn trường thật rộng lớn, từng dãy phòng họ khang

trang, đẹp đẽ khiển tôi thật thích thú.

-     Xếp hàng: mẹ buông tay tỏi và bao tôi vào xếp hàng với các bạn theo sự

điều động của nhà trường.

-     Cảm xúc cùa tôi lúc này mắt rơm rớm nước mắt vì lo sự mẹ sẽ bỏ mình, bấu

víu lấy áo mẹ không rời,...

-     Mẹ tôi dịu dàng khuyên tôi phải mạnh dạn hơn.

3. Trong giờ học

-    Cô chủ nhiệm dắt cả lớp lên phòng học.Tôi vần cố ngoái nhìn xem mẹ có còn đứng trong sân trường không ? Tôi không thấy, lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn.

-     Bước lên phòng học, tôi và các bạn rất ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp.

-    Phòng học đẹp là vì:sơn  phết màu sắc rất đẹp đẽ, từng cái bàn cái ghế được xếp gọn gàng, ngàn nắp. Trên các bức  tường  được trang trí hình ảnh dễ thương bắt mắt.

-     Chúng tôi bước vào bài học đầu tiên trong cuộc đời mình.

-     Cô giảng bài thật hay. Lời giảng du dương, trong treo, ngọt ngào đưa chúng tôi đến với sự thú vị của từng bài học.

-     Sau tiết học, tôi cảm thấy thật thích thú và hạnh phúc khi được đi học. Được cô giáo yêu thương, được làm quen bạn bè mới. Ôi thích thú làm sao!

d.Giờ ra về

-     Vừa bước chân xuống cầu thang, tôi đã nhìn thấy mẹ mình.

-     Tôi vui mừng chạy đến, hôn lên má mẹ.

-     Mẹ hỏi tôi nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bài học ngày hôm nay. Tôi kể

 mẹ nghe mọi việc.

-     Thấy tôi vui khi đi học về, mẹ cũng thấy hạnh phúc.

III. KẾT BÀI

-     Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tôi là thế đó.

-     Biết bao cảm xúc xen lẫn vào nhau khiến tôi nhớ mãi.

BÀI VĂN THAM KHẢO

“Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em tới trường, em vừa đi vừa khóc. Mẹ dỗ dành yêu thương,...” Đó là những cảm xúc đầu tiên của tôi khi chuẩn bị vào lớp một. Khi tôi ngân nga bài hát này thì lòng tôi lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp của ngày đầu tiên đi học.

Nhớ lại lúc ấy, cái thuở tôi còn bé xíu cùng mẹ bước chân vào một ngôi trường tiếu học rộng thênh thang. Khi mới vừa bước chân vào trường thì tôi nắm lấy tay mẹ tôi thật chặt chứ không như những lúc ở nhà; đi đâu cùng được và cũng chẳng sợ gi. Có lẽ vì tôi đã quá quen với từng con hèm nhỏ ở nhà tôi nên tôi chẳng sợ gì cả, tôi chạy bỏ mẹ lại thật xa. Vậy mà lúc ấy tôi lại chẳng dám  rời khỏi mẹ dù chỉ một bước. Giờ học bắt đầu, cồng trường đóng lại, tôi bơ vơ trong lớp nhìn ra ngoài cổng xem còn có mẹ không. Tôi như ở một thế giới hoàn toàn khác khi tôi vừa chia tay mẹ. Lúc đó tôi chẳng biết phải làm gì chỉ biết đứng đỏ mà khóc. Và rồi, cô đến bên tôi, cô nắm lấy tay tôi và cô nói ràng: “Đừng sợ, có cô đây” Tôi nghe cô nói, lời nói thật ngọt ngào và dịu dàng biết bao. Tôi cứ ngỡ cô là người mẹ thứ hai của tôi, che chở, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ tôi. Tôi lúc ấy không còn đi chơi như ngày trước nữa mà tôi đã đi học.

Ngày đầu đi học thật khó, tôi chẳng biết gì cả. Tôi chẳng biết cầm bút, chẳng biết sách vở là gì nhưng điều đó chẳng khó gì khi có cô bên cạnh tôi. Cô đã chỉ tôi cách cầm bút, tập cho tôi viết chữ. Và rồi ba tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ về đã đến. Những bạn khác thì được ba mẹ đón về nhà. Cô cũng về nhà, chỉ còn lại một mình tôi - cậu học trò lớp một cô đơn trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi đã khóc, khóc rất to rồi đột nhiên có ai đó khẽ đặt tay lên vai tôi và nói: “Mình về nhà thôi con”, lúc đó  tôi mới nhận ra là mẹ đã ở bên tôi.

Ôi! Sao tôi thương đến thế, sao tôi nhớ đến thế. Cái ngày đầu tiên đi học của tôi. Cái ngày mà tôi có nhiều ki niệm nhất trong tuổi thơ của mình.

#Châu's ngốc



 

23 tháng 9 2019

Máy tính không thể thay thế con người xử lý thống tin trong một số lĩnh vực đời sống. Ví dụ:

- Máy tính không thể trả lời những câu hỏi mang tính chất tích luỹ kiến thức thực tế của con người nhằm tạo ra tri thức mới.

- Máy tính không thể nhận biết dạng thông tin mùi vị

- Những vấn đề tình cảm, cảm xúc.

- Yếu tố “linh cảm” của con người.



#Châu's ngốc

Bài làm

* Ý nghĩa và bài học của bài " Thạch Sanh "

Cái kết có hậu của câu chuyện đã đáp lại cái ao ước đổi đời cho những con người nghèo khổ nhưng có tấm lòng lương thiện của nhân dân ta. Đó là thành quả đáng được hưởng sau những khó khăn thử thách mà con người đã trải qua. Câu chuyện một lần nữa khẳng định triết lí sống ngàn đời của cha ông ta, cái thiện luôn thắng cái ác, ở hiền gặp lành.

# Học tốt #

23 tháng 9 2019

Ý nghĩa truyện Thạch Sanh:

  • (1) Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ
  • (2)  Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác, ác giả ác báo
  • (3) Những chi tiết tưởng tượng kì ảo có giá trị vô cùng quan trọng, giàu ý nghĩa, tăng tính kì lạ đẹp đẽ thần kì, nổi bật nhân vật và sự kiện trong truyện khiến câu chuyện hấp dẫn hơn
  • #Châu's ngốc
23 tháng 9 2019

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. Những lời ca gợi cho tôi nhớ về một loài hoa tôi yêu quý.

Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng trong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm như nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.

#Châu' ngốc

Bài làm

Truyện Kiều của Nguyễn Du là thể loại chuyện mà không chỉ có giá trị lớn về mặt nội dung mà còn thể hiện được bút pháp và nghệ thuật tài tình của tác giả. Đặc biệt, sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” đã cho thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du.

                              “ Tà tà bóng ngả về tây

                           Chị em thơ thẩn dang tay ra về

                               Bước dần theo ngọn tiểu khê

                           Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

                                Nao nao dòng nước uốn quanh

                           Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Sáu câu thơ trên là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về –  một bức tranh chiều xuân nên thơ và đượm buồn. Bức tranh ấy được tác giả miêu tả với những nét dịu dàng, chậm rãi, nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của con người. Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy độc đáo, Nguyễn Du đã gợi lên tâm trạng lưu luyến, tiếc nuối của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay hội xuân để ra về:

                                       “ Tà tà bóng ngả về tây

                                   Chị em thơ thẩn dang tay ra về”

Câu thơ ẩn chứa một nỗi buồn sâu xa. Từ láy “ tà tà” với nhịp điệu chậm rãi vừa gợi lên hình ảnh mặt trời đang ngả bóng dần vừa gợi lên sự tiếc nuối rằng chị em Thúy Kiều chưa muốn ra về, muốn níu kéo thêm chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân. Từ “ thơ thẩn” được sử dụng rất đắt giá, thể hiện sự luyến tiếc khôn nguôi.

                             “ Bước dần theo ngọn tiểu khê

                        Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”

Cảnh vật không còn rộn rang, trần đầy sức sống giống như ở bốn câu thơ đầu tiên của bài thơ nữa mà đã nhuốm tâm trạng của con người. Khi con người đắm chìm trong cảnh xuân đẹp đẽ thì cũng là lúc thời gian lặng lẽ trôi đi. Cảnh xuân dù có đẹp đến mấy rồi cũng sẽ tàn phai. Trời đã xế chiều và cuộc du xuân cũng đã kết thúc, tâm hồn của con người dường như cũng đồng điệu với cảnh vật. Cảnh vật vẫn mang một nét đẹp dịu dàng nhưng chuyển động chậm dần, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất một nỗi buồn. Những từ láy được sử dụng rất hiệu quả : “ tà tà”, “ nao nao”, “ thanh thanh” không chỉ gợi cảnh mà còn bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của con người.  Cảnh và người dường như có sự đồng điệu. Khi mà con người lưu luyến khôn nguôi thì khung cảnh cũng theo đó mà nhỏ đi như để phù hợp với tâm trạng con người : “ngọn tiểu khê”- dòng suối nhỏ hay như chiếc cầu be bé ở “ cuối ghềnh” phía xa xa. Dường như có một linh cảm điều gì đó sắp xảy ra:

                           “ Nao nao dòng nước uốn quanh

                       Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Bốn bề trở nên yên ắng, tĩnh lặng. “ Nao nao” là trạng thái của dòng nước dường như để đồng cảm với tâm trạng con người với một nỗi buồn khó tả. Dịp cầu nhỏ bé xinh xinh bắc ngang qua dòng suối tạo nên vẻ đẹp bình yên và thơ mộng. Nguyễn Du dùng từ “ nao nao” đầy tinh tế. Tả cảnh nhưng cũng để nói lên tâm trạng con người với một nỗi buồn vô cớ chẳng lí giải được. Cũng giống như những câu thơ mà Nguyễn Du từng viết:

                               “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

                            Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

    Với sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo. Miêu tả cảnh hay cũng chính là gợi lên tâm trạng của con người. Cảnh không còn náo nhiệt, sôi động nữa mà trở nên dịu dàng, yên ả cũng giống như tâm trạng luyến tiếc, bâng khuâng của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay với hội xuân.

# Học tốt #

28 tháng 9 2019

Nị

Khác với khung cảnh rạo rực, vui tươi vào buổi sớm của tiết thanh minh, buổi chiều Cảnh Ngày Xuân lại được Nguyễn Du khắc họa nhuốm một màu man mác, trầm lắng. Sáu câu thơ cuối trong bài Cảnh ngày xuân vẽ lên một nỗi niềm ưu tư, một nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy dụng ý bậc cao của tác giả:

“Tà tà bóng ngả về Tây

Chị em thở thẩn dang tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

    Không còn những nô nức, hồ hởi như ở đoạn đầu, đến đây giọng thơ lắng xuống, chậm dãi từng khắc như kéo dài ra một nỗi buồn da diết mênh mang, lênh láng đến xót lòng. Trong cái bức tranh buổi chiều man mác ấy có sự đan xen hài hòa của 3 màu sắc hữu tình: đó là thời gian là cảnh vật và không thể thiếu đó là con người.

    Nguyễn Du thật khéo léo, tài tình khi mở ra khung cảnh hoàng hôn trữ tình, xuyến xao thật nhẹ nhàng, thật tự nhiên:

“Tà tà bóng ngả về Tây”

   “Tà tà” gợi ra những ánh nắng nhè nhẹ đang lả lướt buông về phía cuối phương trời xa. Một chút chậm rãi, một chút chùng chình như muốn níu lại những khoảnh khắc tươi đẹp cuối cùng còn sót lại của cảnh ngày xuân. Cái nhịp sống chậm rãi, vô tình, đỏng đảnh ấy khiến cho buổi chiều hiện về không mang màu sắc thê lương, buồn tủi, đớn đau quen thuộc như trong văn học cổ.

    Những ánh nắng xế chiều buông xuống, khoác lên cảnh vật chiếc áo bảng lảng nỗi buồn:

“Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

    Tác giả đã vận dụng linh hoạt các cảnh vật: ngọn tiểu khê; dòng nước; dịp cầu, ghềnh nước để tô vẽ nên bức tranh cảnh trời chiều. Đây là những cảnh vật đặc sắc, có thể khắc họa được rõ nét nhất dòng chuyển dịch chậm rãi của thời gian. “Ngọn tiểu khê” đang in những bóng dài lên cung đường; dòng nước quẩn quanh uốn khúc, róc rách; dịp cầu cuối ghềnh bắc ngang,…tất cả như đang ánh lên một nỗi bâng khâng, nuối tiếc, tiếng nấc rủ rỉ, trơ trọi, vướng mắc đến nao lòng.

     Hàng loạt các từ láy được đặc tả như: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ”  làm dịu lại khung cảnh chiều tà; không đìu hiu; héo hắt mà vẫn thanh tao, lãng mạn. Dù nhỏ bé, cô quạnh, lững lờ nhưng vẫn đẹp, vẫn dịu nhẹ đến nao lòng người. Một nét vẽ với gam màu ấm lững lờ làm nức lòng bao lữ khách thanh minh.

    Các cảnh vật được soi chiếu dưới ống kính từ gần đến xa, từ nhỏ bé đến to lớn. Một vài nét khắc họa lại vẽ được trọn vẹn một bức tranh xế chiều tuyệt đẹp đến thế. Thật huyền diệu và uyên bác biết chừng nào.

    Một bức tranh muốn đẹp, muốn có hồn, muốn đậm sâu trong lòng độc giả thi không thể không có nhưng dáng dấp nhỏ bé của con người. Nguyễn Du sâu sắc vô cùng khi vận dụng khéo léo quy luật tả cảnh ngụ tình trong thơ văn xưa cổ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn người có vui đâu bao giờ.” Cảnh vật thời gian như nhuốm màu tâm trạng của lòng người tơ vương:

“Chị em thơ thẩn dang day ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

….

Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh.”

     Nếu như vào tiết trời sáng thanh minh tươi đẹp, dịu mát, căng tràn nhựa sống thì đến đây trời đã về cái cuối chiều, bữa tiệc vui nào cũng đến hồi kết. Con người trở về với cái chốn bình yên, với cái nhịp sống chậm rãi cuối ngày tàn. Những từ láy không chỉ miêu tả tâm trạng mà còn gợi nên lòng người. Hai chữ “thơ thẩn” bộc lộ trạng thái bần thần, nuối tiếc, lạc lõng, bơ vơ của chị em Kiều khi ra về. Hàng loạt các từ láy được đặt liên tiếp cuối mỗi câu thơ: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” như một điệp khúc láy lại, xoáy sâu vào nỗi vô thức của dòng cảm xúc sâu lắng ấy. Một nuỗi buồn da diết, miên man, kéo dài man mác.

    Cảnh vật tĩnh lặng nhưng lòng người lại chẳng bình yên. Cụm từ “dang tay” được đăt chen ngang giữa dòng thơ như đang cố níu lại, cố tận hương nốt những dư vị ngọt ngào, đẹp đẽ cuối cùng còn sót lại của tiết Thanh minh tháng ba. Và phải chăng “dang tay” như cái ôm sẻ chia, cái ôm đồng cảm với nỗi niềm dạt dào của hai chị em Kiều.

    Cảnh và người như giao hòa vào nhau, nâng đỡ nhau, tô điểm nhau làm nên một bức tranh cuối ngày thật đẹp, thật hòa quyện, khe khẽ sầu cay.

     Đoạn thơ tuy ngắn nhưng lại được tác giả đầu tư công phu nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại lại đậm chất thi vị. Nhịp thơ như dòng trôi nhẹ nhàng, lững lờ với các thanh trắc đan xen, nối nhau liên tiếp. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cổ điển đặc sắc. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh ánh chiều chan chứa màu sắc; âm thanh; và cả hồn người lay động. Một bức tranh chân thực nhưng lại ý nghĩa, tâm trạng vô ngần. Bức vẽ cũng như cánh cửa mở ra những dự cảm bất lành, chông chênh trong cuộc đời Kiều về sau này.

     Hội xuân kết thúc cũng là lúc Kiều trở về với cuộc sống như ngày thường? Nhưng liệu rằng Kiều có còn được “bình yên sống trọn một kiếp người” trốn khuê các? Liệu rằng cuộc sống của Kiều có êm đềm, tươi đẹp như sắc tài của nàng. Bức tranh Cảnh ngày xuân đặc biệt là sáu câu thơ cuối đã hé lộ phần nào cuộc đời của người con gái sắc sảo ấy. Những câu thơ như làm dậy lại một nỗi niềm xưa cũ đầy bâng khuâng luyến lưu đầy dư vị.



#_học_giốt_#