K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản. -Mục đích của biên bản: Ghi chép lại một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội…   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do -...
Đọc tiếp

-Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.

-Mục đích của biên bản: Ghi chép lại một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội…

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP LỚP

Thời gian bắt đầu: 8 giờ 30 phút, ngày… tháng… năm…

Địa điểm: tại phòng … (phòng học lớp 6A)

Thành phần tham dự:

- Giáo viên chủ nhiệm: cô Nguyễn Thu Hoài

- Toàn thể học sinh lớp 6A

Chủ trì (Chủ tọa): Trần Thu Anh - Lớp trưởng

Thư kí (người ghi biên bản): Nguyễn Mai Anh

Nội dung:

(1) Chủ tọa Trần Thu Anh thông báo kết quả học tập và rèn luyện trong tuần qua. Đồng thời đưa ra những vấn đề chưa tốt còn tồn tại.

- Kết quả học tập và rèn luyện:

  • Số tiết trong tuần lớp đạt loại giỏi: 25/30 tiết.
  • Số điểm 9, 10 ghi nhận trong tuần: 30 điểm.
  • Xếp hạng thi đua của lớp trong toàn trường: 9.

- Vấn đề còn tồn tại:

  • Một số bạn còn đi học muộn.
  • Trong một số giờ học, lớp còn bị thầy cô nhắc nhở về việc nói chuyện riêng.
  • Một số bạn chưa học bài cũ, làm bài tập về nhà.

(2) Chủ tọa đưa ra những mục tiêu trong tuần tới

  • Các thành viên tiếp tục phát huy trong học tập.
  • Nghiêm túc chấp hành nội quy của trường, lớp.
  • Phân công các bạn: Hoàng Thu Lan, Nguyễn Xuân Hòa, Trương Thu Trang phụ trách công việc trực tuần của lớp.
  • Dự kiến xếp hạng thi đua trên toàn trường mà lớp cần đạt: 5

(3) Giáo viên chủ nhiệm nhận xét

  • Lớp có tiến bộ so với tuần trước.
  • Tuy nhiên cần cố gắng hơn nữa để đạt được kết quả tốt nhất.

Cuộc họp kết thúc vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày… tháng… năm…

Thư kí

(Kí và ghi rõ họ tên)

Chủ tọa

(Kí và ghi rõ họ tên)

0
23 tháng 4 2023

a. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước (Khổ 1)

- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:

   + Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”

   + Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”

   + Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa

⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này

- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:

   + Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật

   + Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”

⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.

2. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước và con người (khổ 2 + 3)

- Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

- Nhịp độ khẩn trương : “Tất cả như…xôn xao” - Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động.

⇒ Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy…=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước.

- Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”.

c. Ước nguyện của tác giả

- Sự chuyển đổi ngôi thứ "tôi" -> "ta"

=> Nói lên quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

- Điệp ngữ "ta làm", nói lên sự quyết tâm, lối liệt kê :con chim, cành hoa, nốt nhạc -> Yếu tố tạo nên mùa xuân

- Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng

=> Liên tưởng anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sapa", chị quét rác trong "Tiếng chổi tre"

- Giải thích tựa bài thơ

- Điệp ngữ "dù là"

=> Như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau

- Lối hoán dụ người tóc bạc, tuổi 20 -> tuổi trẻ -> tuổi già -> Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tính, giai cấp.

d. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

- Giai điệu được cất lên chính là điệu hát truyền thống của xứ Huế mộng mơ

- “Mùa xuân ta xin hát”: không chỉ mở ra không gian nó còn mở ra niềm tự hào về lối sống nghĩa tình của cha ông.

=> Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

 

23 tháng 4 2023

a. Ý nghĩa nhan đề:

  • Mùa đầu tiên trong một năm, với sự tươi đẹp, tràn trề sức sống của đất trời
  • Nghĩa bóng chỉ phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mỗi con người, hoặc cũng là để chỉ phần đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người. Hai từ “mùa xuân” đứng bên cạnh từ “nho nhỏ” thể hiện thái độ khiêm nhường, và vô cùng chân thành của nhà thơ.

b. Khổ thơ đầu: mùa xuân của thiên nhiên

  • Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, thanh mát với những gam màu sắc hài hòa cộng hưởng với âm thanh vang vọng rộn rã báo hiệu một mùa xuân rất sống động, trẻ trung.
  • “Dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” => Bút pháp chấm phá cổ điển, gợi mà không tả, mở ra khung cảnh mùa xuân xinh đẹp, thanh bình, tươi sáng vô cùng.
  • Tiếng chim chiền chiện, thể hiện sự chuyển động linh hoạt, cùng sự náo nhiệt trong khung cảnh mùa xuân.

c. Khổ thơ thứ 2 và 3: Mùa xuân của đất nước

  • Mùa xuân của đất nước được tạo nên từ hai nhiệm vụ cơ bản ấy là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của “mùa xuân người cầm súng” và nhiệm vụ xây dựng đất nước của “mùa xuân người ra đồng”.
  • Hình ảnh “lộc”: tượng trưng cho những thành quả tốt đẹp, với người lính là sự tự do, độc lập, hạnh phúc của dân tộc, thì thành quả gắn với người lao động chính là sự ấm no, sung túc, giàu có, là sự đổi mới là sức xuân đang dâng trào mãnh liệt trên quê hương.
  • Mùa xuân của đất nước đã được dựng lên từ cuộc đời, từ mùa xuân của biết bao nhiêu thế hệ đi trước, có vất vả, có gian lao.
  • Phép so sánh “Đất nước như vì sao” còn thể hiện lòng tự hào, yêu thương của Thanh Hải với dải đất hình chữ S, nâng tầm Tổ quốc sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, đẹp đẽ, rực rỡ và vĩ đại, khiến người người thiết tha ngưỡng mộ, tự hào.

d. Khổ thơ 4 và 5: Ước vọng của nhà thơ:

  • Mong ước được làm chim, làm hoa, làm một nốt trầm để góp thêm vào vẻ đẹp của mùa xuân cuộc đời.

=> Ước vọng của nhà thơ Thanh Hải thật giản đơn, thật khiêm nhường, sự chân thành tuyệt đối, thể hiện lòng yêu cuộc đời tha thiết, mãnh liệt, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của một thi nhân đã ở tuổi gần đất xa trời, nhưng tâm hồn vẫn trong trẻo và xuân sắc vô cùng.

23 tháng 4 2023

Khổ 4: Ước nguyện của tác giả và cảm xúc khi rời xa.

- Cảm xúc bộc lộ trực tiếp (thương trào nước mắt) diễn tả sự lưu luyến, nhớ thương.

- Điệp ngữ " muốn làm" : thể hiện ước nguyện chân thành, gần gũi, thiết tha, mãnh liệt.

- Làm con chim, đóa hoa, cây tre. Chúng đều là sự vật nhỏ bé, bình dị nhưng mang nhiều ý nghĩa => Muốn được ở mãi bên Bác - người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

- Hình ảnh cây tre trung hiếu ( nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ): thể hiện lòng kính yêu, trung thành, biết ơn vô hạn cuat nhà thơ đối với Bác.

 

10 tháng 4 2023

A.

“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng...
Đọc tiếp

“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.”

1. Nêu nội dung chính của đoạn trích 

2. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích 

3. Xác định hai phép liên kết câu và chỉ ra từ ngữ liên kết trong đoạn trích trên 

4. Từ nội dung đoạn trích, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước hiện nay.

1
5 tháng 4 2023

Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích: Đoạn trích miêu tả cảnh vắng lặng, đất nóng và khói đen trong không trung sau khi có bom nổ. Tác giả đến gần quả bom, không sợ hãi, tự hỏi liệu các anh cao xạ có thể nhìn thấy mình hay không. Tác giả quyết tâm không đi khom, và tự tin bước tiến đúng với bản chất của một chiến sĩ dũng cảm.

Câu 2. Thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích: “Vắng lặng đến phát sợ.”

Câu 3. Hai phép liên kết câu và từ ngữ liên kết trong đoạn trích:
- Phép liên kết câu phức: "Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không?" - từ ngữ liên kết: "có"
- Phép liên kết câu ghép: "tôi sẽ không đi khom." và "các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.” - từ ngữ liên kết: "khi có thể"

Câu 4. Từ nội dung đoạn trích, em cảm thấy bản thân có trách nhiệm đối với đất nước, bảo vệ tổ quốc, và không khuất phục trước những khó khăn, nguy hiểm. Em cần phải tự tin, dũng cảm, luôn sẵn sàng vượt qua các thử thách và cống hiến cho đất nước.

26 tháng 2 2023

Một số ý chính cho bạn.

- Dẫn dắt đoạn thơ trên.

Mẫu: Nếu văn học nói chung được diễn tả bằng từ ngữ thì trong thơ ca chủ yếu là diễn tả bằng lời nói, giọng điệu của đời sống của một thứ tình cảm được kết tinh lại. Và "Nói với con" chính một trong số bài thơ như thế. Nổi bật nhất là đoạn thơ ... 

- Nội dung đoạn thơ là gì?

- Đặc điểm: thơ tự do giúp cho cách diễn đạt rõ ràng không bị gò bó

- Nét độc đáo qua việc sử dụng:

+ từ ngữ: "chân phải", "thô sơ da thịt", "tự đục đá", "nhỏ bé" thể hiện lên sự cốt yếu luôn hướng tới cha, chỉ đến việc nhắc nhở con cần nghe theo cha bảo. Niềm tự hào của cha về tính cách "xa nuôi chí lớn" "không lo cực nhọc" của đồng bào mình sống khổ cực/

+ hình ảnh: "người đồng mình", "đá", "thung", "sông", "suối", "thác", "đường" thể hiện sự chân thực và tình cảm thân thương giữa mọi người với nhau. Gợi không gian hoang dã nói lên cuộc sống đơn giản còn nhiều gian lao của người dân.

=> Sự cảm thông, yêu thường "người đồng mình"

+ biện pháp tu từ: ẩn dụ "không bao giờ nhỏ bé được" và "người đồng mình" thể hiện suy nghĩ của tg về những người dân ta không bao giờ chịu sống thấp hèn về phẩm chất của mình. So sánh "sống như sông như suối", điệp ngữ "sống" nói lên cái đẹp đẽ về tính cách sống không ngại khổ ngại làm. 

=> Qua đó làm cho câu thơ hấp dẫn nhưng vẫn súc tích ngắn gọn. Đồng thời thể hiện cái đẹp của con người VN.

- Cảm nhận rõ hơn tình cảm của người cha với con:

- Người cha có những tình cảm đầy chân thực, sâu sắc dành cho người đồng mình. 

- Tình cảm thiêng liêng, rộng lớn được người cha thể hiện qua lời dạy con dịu dàng âu yếm.

- Đó là tình cảm mà không một đứa con nào được chối từ.

Phép nối: in đậm.

______________________________________________________________________

Thiệt mình không biết là đoạn thơ nào, vì thế mình đưa những ý chính của bài bạn có thể chắt lọc để làm!