K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2018

1 Nguyễn Trãi sống ở thời đại Hậu Lê(Lê Lợi)

2

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

22 tháng 10 2018

DM OLM

22 tháng 10 2018

A. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả O Hen-ri và truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

- Giới thiệu và khái quát phẩm chất của nhân vật cụ Bơ-men: Cụ Bơ-men không chỉ là một người có tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh cao cả mà còn là một nghệ sĩ thực thụ, cống hiến cho nghệ thuật.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Lý lịch nhân vật

- Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, nghèo, thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền, suốt bốn chục năm cụ chỉ mơ ước vẽ được một kiệt tác của riêng mình.

- Cụ sống ở tầng dưới, trong tòa nhà mà Giôn-xi và Xiu đang ở, họ là 3 người bạn thân với nhau.

Luận điểm 2: Cụ Bơ-men là một người nghệ sĩ thực thụ

- Là một họa sĩ nghèo, cụ Bơ-men luôn nuôi mong ước vẽ được một kiệt tác, được cống hiến cho nghệ thuật.

- Khi vẽ kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng”, cụ đã vẽ bằng tất cả niềm say mê, tình yêu dành cho nghệ thuật dù trong đêm tối gió rét, cụ vẫn muốn thực hiện tác phẩm đó, đơn giản chỉ để cứu được cô bé Giôn-xi. Nghệ thuật trong cụ chính là nghệ thuật chân chính, nghệ thuật hướng đến con người.

Luận điểm 3: Đức hi sinh cao cả và lòng vị tha của cụ Bơ-men

- Kiệt tác của cụ Bơ-men chính là biểu hiện cao nhất của đức hi sinh và lòng vị tha.

- Khi Giôn-xi đang mất niềm tin vào cuộc đời, vào sự sống, cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm gió bão bập bùng với hi vọng nó có thể níu kéo lại niềm hi vọng muốn sống của cô bé. Lòng vị tha, sống vì người khác ở cụ thật đáng trân trọng.

- Cụ đã dùng cả tính mạng của mình để đổi lấy sự sống cho một cô gái trẻ, kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” đã cứu sống được Giôn-xi nhưng cũng đã cướp đi sinh mạng của cụ. Một mạng đổi một mạng, nhưng với cụ, Giôn-xi còn trẻ và cô còn tương lai, cô đáng được sống hơn một người già đã “gần đất xa trời” như cụ. Sự hi sinh cao cả ấy xuất phát từ tấm lòng của một nghệ sĩ chân chính, của một con người vị tha, nhân hậu.

- Tác giả để Xiu kể về cụ Bơ-men vào cuối tác phẩm để kết thúc câu chuyện gây ra sự bất ngờ cho cả Giôn-xi và người đọc, làm nổi bật lên đức hi sinh và lòng vị tha của cụ.

- Xiu gọi bức vẽ là “ kiệt tác” không chỉ bởi nó quá đẹp, quá giống thật mà còn vì nó mang cả tấm lòng nhân đạo của cụ Bơ-men, tình thương giữa những người nghèo khổ, và nó có giá trị bằng chính mạng sống của cụ - một thứ không gì có thể mua được.

C. Kết bài:

- Khái quát lại phẩm chất của nhân vật: Cụ Bơ-men khiến người đọc xúc động bởi những phẩm chất đáng quý của một con người nhỏ bé nhưng lại cao thượng vô cùng.

- Liên hệ và đánh giá nghệ thuật viết truyện hấp dẫn của O Hen-ri và tấm lòng nhân đạo của ông.

22 tháng 10 2018

O-hen-ri là nhà văn Mỹ với phong cách sáng tác có sức hút lớn đối với người đọc, Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” là một trong rất nhiều tác phẩm có sức neo giữ lâu trong long người bởi hệ thống nhân vật, lối suy nghĩ và cả những khát vọng trong đó rất mãnh liệt, cháy bỏng. Đặc biệt hình ảnh “chiếc lá cuối cùng” – kiệt tác cuối đời của cụ Bơ men lại để lại trong long độc giả nhiều cảm xúc nhất. Đó là một hình ảnh giàu tính nghệ thuật, giàu tính nhân văn sâu sắc.

“Chiếc lá cuối cùng” xoay quanh cuộc sống của cô gái trẻ Giôn xi mắc bệnh hiểm nghèo, người bạn Xiu và ông họa sĩ già Bơ men. Cuộc sống của họ chật vật, tẻ nhạt trong một khu tập thể tồi tàn có dây thường xuân bám xuân quanh. Chiếc lá trên những dây thường xuân kia chính là “số phận” là Giôn xi phó mặc cho nó, rằng đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng chết. Thật nghịch lí, trớ trêu thay cho thân phận một kiếp người còn quá trẻ. Họ đều là nghệ sĩ, là những người đi tìm cái đẹp, vì cái đẹp để hoàn thiện nó và hoàn thiện bản thân mình.

suy-nghi-cua-em-ve-chiec-la-cuoi-cung

Suy nghĩ của em về kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men trong “Chiếc lá cuối cùng”-Văn lớp 9

Cụ già Bơ men đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng cả cuộc đời cụ chỉ mong có được một kiệt tác để đời. Nhưng đó dường như là ước mơ quá xa vời đối với cụ. Cụ thương cho cô gái trẻ Giôn xi tuyệt vọng nhìn những chiếc lá rơi, thương cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội không một nơi bấu víu. Có lẽ đây chính là động lực để cụ sáng tạo nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa lớn đối với GIôn xi. Có thể nói kiệt tác đó vừa bắt đầu một cuộc đời mới nhưng đồng thời lại khép lại một đời người

Bức tranh “chiếc lá cuối cùng” do cụ Bơ men vẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như là điểm nhấn để người đọc nhớ về tác phẩm này. Nó vừa giàu giá trị nghệ thuật vừa giàu giá trị nhân văn sâu sắc.

Xét về phương diện giá trị nghệ thuật trước hết cần thấy rằng đây chính là một kiệt tác nghệ thuật hội họa với những nét vẽ như thật, khiến cho Giôn xi cứ tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Kiệt tác này là điểm nhấn tạo nên điểm sáng cho cả tác phẩm. Đây cũng chính là sự tài hoa, tinh tế của O hen ri khi dẫn người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Kiệt tác của cụ Bơ men chính là nút thắt tháo gỡ những lo âu, trăn trở về số phận của GIôn xi, khiến cô có niềm tin và kiên cường hơn nữa đối với cuộc sống hiện tại.

Bức tranh này được vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Nhưng cụ Bơ men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho Giôn xi. Hành động này của cụ khiến người đọc nghẹn ngào, bởi một trái tim biết hi sinh, biết thương yêu và biết cho đi. Ông đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết.  Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt của cuộc đời của ông họa sĩ già. Ông đã dành cho Giôn xi những điều tốt đẹp nhất, với những nét vẽ tinh tế giữa trời nhiều giông bão.

Như vậy kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.

22 tháng 10 2018

Ôi! Tình bạn! 1 tiếng thân thương khe khẽ nhưng ấm áp làm sao.Tình bạn là gì vậy nhỉ? Đơn giản mà, tình bạn là một tình cảm thân thương của bạn bè với nhau.Điều này không có nghĩa là thứ tình cảm ấy phải bộc phát hết ra ngoài mới được coi là Tình Bạn.Điều đó có thể thể hiện khá rõ ràng qua từng cử chỉ,hành động: Giúp đỡ nhau học tập, bênh vực cho nhau, cùng nhau trò chuyện hay ôn bài. Tình bạn dường như thể hiện rõ nhất ở chốn học đường. Tình bạn có 1 vai trò có thể nói là khá to lớn trong việc gây dựng những cử chỉ đẹp, những bài học hay và hành động tốt do học hỏi từ chính bạn bè của mình.Tình bạn giúp ta vượt qua khó khăn,vực ta dậy mỗi khi vấp ngã, cảm động muốn khóc và gục đầu vào đứa bạn thân mà sụt sùi.Bạn bè còn là chỗ để ta trút bầu tâm sự khó nói nữa. Tình bạn có vai trò quả thật lớn lao...Vậy nên, ai có tình bạn tốt.tình bạn đẹp thì hẫy cố gắng giữ lấy, đừng để như 1 câu nói :
Có không giữ
Mất đừng tìm
Trợ Từ: " chính ": dùng để nhấn mạnh
Thán từ: " ôi" : dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc

22 tháng 10 2018

Hiện nay rất nhiều học sinh lơ là việc học,bỏ bê bài vở,ham mê thú vui.Một số bạn chỉ vì không học bài nên bài kiểm tra  2 điểm trong khi các lần khác các bạn được những tám điểm,chím điểm.Chao ôi!Các bạn chỉ vì ham mê thú vui trước mắt mà lười học để lại hậu quả khó mà lường trước được.Chính vì thế các bạn học sinh hãy chăm chỉ học tập nhé để tránh tình trạng kết quả học hành giảm sút,kiến thức mất đi.Hơn thế nữa các bậc phụ huynh sẽ nói rằng:"Trời ơi!Con lười học quá!" hay người ngoài nhìn vào mà đánh giá :"Ô hay!Trẻ con thời nay lười học quá!"

21 tháng 10 2018

chúc bn mai thi tốt nha cố gắng lên 

21 tháng 10 2018

đi tìm CRUSH  hay NGƯỜI YÊU của ông ngay liền và lập tức nha

mà thôi Good luck

21 tháng 10 2018

Trong gia đình, tôi là người nhỏ nhất nên luôn được mọi người bên ngoại yêu chiều. Hầu như mỗi lần về ngoại chơi, tôi không phải làm gì hết, chỉ ngồi đó chơi là được rồi. Trái lại với sự yêu chiều ờ bên ngoại, bên nhà nội hình như không mấy ai ưa tôi cả. Tôi không biết vì sao nhưng chắc là tại cái sự yêu chiều đã được nhằm vào em trai họ của tôi.

Cứ mồi lần có gì hay, tôi định chơi thì mấy cô lại không cho tôi chơi. Họ nói là tôi hậu đậu mất công chơi lại hư. Họ luôn nói tôi thụ động, hậu đậu, học không giỏi bằng em họ tôi. Dù hay bị la mắng, bị chê này nọ nhưng tôi không để điều đó làm cho tôi buồn, vì cha mẹ tôi luôn luôn ủng hộ tôi, yêu thương tôi. Tôi lấy điều đó làm động lực để tôi chứng minh cho mọi người thấy tôi không hậu đậu, thụ động, học kém.

Thời gian trôi qua thật nhanh, cái tên gọi “con bé hậu đậu” giờ cũng không còn nữa. Thay vào đó là những lời khen. Tôi không còn là con bé hậu đậu hay bị chê cười nữa mà bây giờ tôi đã là một học sinh lớp tám rồi đấy!

Cha từng nói với tôi: “Con người có ước mơ và có nghị lực kiên trì biến ước mơ thành hiện thực thì mới là một con người thành công”. Cũng chính sau khi nghe nói những lời ấy, tôi đã tự lập ra cho mình những mục tiêu cần phải hoàn thành trong tương lai. Tôi đem cho cha xem, cha cười và bảo tôi: “Giỏi lắm con yêu. Mục đích bây giờ đã có, con hãy cố gắng kiên trì thực hiện nhé!". Những lời nói ấy cũng là động lực cho tôi tiếp tục cố gẳng. Tôi còn nhớ tám năm trước, tôi chỉ là một con bé rụt rè., thụ động, hậu đậu và học không giỏi. Thế mà tám năm sau, tôi bây giờ đã trưởng thành hơn, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, có ý chí hơn. Tôi đã hoàn toàn lột xác bỏ lại cái vỏ bọc của con bé hậu đậu năm xưa. Cha mẹ luôn hỏi tôi những câu hỏi:” Lớn lên con định làm gì?”. Câu trả lời của tôi luôn khác nhau theo năm tháng. Hồi học lớp một, tôi ước mơ được trở thành một nàng tiên trong truyện cổ tích. Lớp ba và lớp năm thì tôi lại ước mơ được làm nhà khoa học. Nhưng đến lớp tám, tôi chắc chắn ước mơ của mình chính là trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Lúc ấy, tôi cảm thấy tôi rất cần trả lời chính xác cho ước mơ, dự định của tôi trong tương lai. Tôi cảm thấy, mình đã lớn khôn.

Không chỉ lớn khôn về mặt thể xác mà tôi còn thấy mình lớn khôn về mặt suy nghĩ. Tôi không còn thích những nơi ồn ào, không còn hứng thú những trò chơi điện tử mà tôi từng dành thời gian suốt ngày để chơi với chúng, tôi không còn thích xem những bộ phim hoạt hình, đọc những cuốn truyện vô bổ nữa mà bây giờ tôi thích những nơi yên tĩnh, trầm lắng hơn. Tôi bắt đầu thích việc viết nhật kí, đọc những quyển tiểu thuyết, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn. Tôi có thể dành thời gian hàng giờ chỉ để ngắm một vật hay một cơn mưa. Trước đây, tôi làm nhiều điều mà không nghĩ đến hậu quả nhưng bây giờ trước khi nói một lời nói, làm một việc gì đó, tôi đều suy nghĩ thật kĩ trước khi làm.

Trước đây, tôi từng làm cha mẹ phải buồn, phải lo lắng và thất vọng. Tôi lúc đó không hề biết những việc mình làm sẽ ảnh hưởng hay tổn thương cha mẹ ra sao. Cứ thích cái gì là làm thôi. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ ước : thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi đã thực sự ý thức được việc mình làm có thể gây tổn thương cho những người yêu thương tôi nhiều như thế nào. Phải chăng, tôi đã lớn?

Tôi cảm thấy mình đã khôn lớn về mọi mặt: Thể xác lẫn tâm hồn. Lớn khôn không chỉ trong suy nghĩ mà còn về từng lời nói, cử chỉ hay cả suy nghĩ về tương lai và cuộc sống của mình. Tôi cũng đã học được rất nhiều bài học, suy nghĩ thận trọng hơn và có ý chí cho tương lai sau này. Có lẽ tôi đã lớn thật rồi.


 

21 tháng 10 2018

Thời gian như một cỗ xe vô hình lăn bánh. Để rồi một sớm mai thức dậy, tôi giật mình nhận ra hai từ “khôn lớn” đã gần mình đến thế. Từng đổi thay dần hiện ra như những thước phim quay chạm, thước phim về sự trưởng thành của tôi. Và tôi thấy mình đã khôn lớn.

Tôi chăm chú ngắm nhìn người trong gương. Khuôn mặt ngây thơ ngờ nghệch bây giờ đã thanh thoát, có đường nét hơn. Cô bé nhút nhát bé nhỏ ngày nào nay đã cao đến vai bố, cao hơn cả mẹ. Giọng nói của tôi trở nên trong trẻo và nữ tính hơn. Tôi có thể hát vang ca khúc tôi yêu thích mà không cần ngại ngùng như ngày còn bé.

Điều đặc biệt là tôi trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động của bản thân. Tính trẻ con bốc đồng đã thay đổi dần theo năm tháng. Trước khi làm bất cứ việc gì tôi đã biết đắn đo, suy nghĩ, biết phân biệt việc gì nên việc gì không nên. Tôi cảm thấy có ý thức trách nhiệm hơn và tự giác trong cuộc sống thường ngày. Những ngày còn nhỏ, mẹ phải giục mãi tôi mới ì ạch đứng lên cầm chổi quét nhà, hay giúp mẹ việc này việc kia. Hiện tại thì khác, chỉ cần thấy nhà bẩn, bụi bặm, tôi sẽ chủ động cầm chổi quét nhà, chủ động đổ rác khi rác đã đầy thùng. Tôi học mẹ nấu những món ăn đơn giản và cách giặt quần áo, tự tay giặt, là quần áo của chính mình. Mỗi sáng, khi gà cất tiếng gáy, ông mặt trời đã vén màn tỉnh giấc đằng đông, mẹ không cần mất thời gian kéo tôi dậy nữa. Tôi sẽ tự mình thức dậy, chạy vài vòng quanh sân để tập thể dục.

Không chỉ những việc nhỏ nhặt như thế, trong học tập tôi đã thay đổi tích cực hơn rất nhiều. Trước kia, mỗi lần đi học về thấy mệt là tôi lại bỏ qua bài tập, đặt lưng ngủ luôn. Nhưng bây giờ thì không, sau khi về nhà tôi sẽ dành thời gian làm và chuẩn bị bài. Tôi cẩn thận và có trách nhiệm hơn với việc học của mình. Không cần thầy cô, bố mẹ nhắc nhớ, tôi vẫn tập trung học thật tốt.

Dấu mốc quan trọng nhất trong hành trình khôn lớn của tôi có lẽ là khi tôi biết quan tâm và yêu thương mọi người nhiều hơn. Tôi bắt đầu chăm chú và dõi theo mọi người, phát hiện ra nhiều điều ý nghĩa. Tôi không còn nằng nặc đòi một món đồ chơi hay một bộ quần áo mới như trước vi hiểu ra nỗi vất vả, những hi sinh thầm lặng của bố mẹ. Thường ngày, chỉ vì một chuyện nhỏ, tôi và em gái sẽ tranh cãi om sòm, bố mẹ rất phiền lòng vì điều đó. Nhưng hiểu chuyện rồi tôi lại nghĩ khác. Nếu em gái tôi thích thứ gì, tôi sẽ không tranh giành với nó. Lần đầu tiên, mẹ mua hai đôi tất tay mới mà tôi không mảy may giành với nó, nó ngạc nhiên lắm. Mãi tới khi tôi nói:

- Chị lớn rồi, sẽ nhường nhịn em. Em cứ chọn màu mà mình thích.

Con bé với lấy đôi tất màu hồng, miệng lí nhí:

- Cảm ơn chị!

Lúc ấy, tôi vừa bất ngờ vừa vui mừng. Cảm giác làm chị gái, hóa ra tuyệt vời như vậy. Bố mẹ nhìn hai chị em hòa thuận, yêu thương, ánh mắt cũng bất giác mà lấp lánh niềm vui, hạnh phúc. Sau sự việc ấy, tôi càng yêu thương mọi người xung quanh. Bố mẹ tôi cũng yên tâm nhiều khi có công chuyện, để hai chị em ở nhà.

Khôn lớn, trưởng thành rồi đồng nghĩa với việc biết nhìn nhận những lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi hồi tưởng về quá khứ và hối hận về những việc không đúng mà mình đã làm. Từ những việc đó, tôi rút ra được nhiều bài học quý giá, tự kiểm điểm bản thân và quyết tâm rèn luyện tốt hơn. Điều tuyệt vời nhất phải chăng là khi tôi bắt đầu có hoài bão, ước mơ về tương lai của mình. Tôi mơ ước trở thành một phóng viên, cầm chiếc máy ảnh trên tay và đi đến khắp mọi nơi, ghi lại câu chuyện của nhiều cuộc đời khác. Tôi đặt ra những mục tiêu, vạch ra những kế hoạch và tạo dựng một niềm tin vững chắc cho ước mơ, hoài bão ấy. Tôi luôn tin tưởng, chỉ cần tôi cố gắng hết mình, nỗ lực không ngừng nghỉ. Một ngày kia, thành công sẽ mỉm cười với tôi.

Tôi nhìn lại chính mình trong gương, mỉm cười hài lòng với bản thân của hiện tại. Dù cho nhiều thứ đã đổi thay, nhưng tôi vẫn là chính tôi. Tôi thấy mình khôn lớn, và tôi vui vẻ vì  sự khôn lớn ý nghĩa đó.

21 tháng 10 2018

Tuyệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ mang những giá trị xã hội sâu sắc mà còn làm say lòng người đọc ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt bút. Một trong số đó là đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều, sách Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2008).

       Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm. Vào ngày Tết Thanh minh, chị em Thúy Kiều đi tảo mộ. Thiên nhiên và con người ngày xuân hiện lên tươi tắn, xinh đẹp đông vui nhộn nhịp dưới đôi mắt “xanh non biếc rờn” của những chàng trai, cô gái tuổi đôi tám.

       Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng:

“ Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…

      Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.

       Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.

       Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết.

        Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.

        Sáu câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh) trong tiết Thanh minh. Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, sắm sửa, dập dìu, gần xa, nô nức. Chúng được đặt cạnh nhau dồn dập gợi nên không khí đông đúc, vui tươi sôi nổi. Đó không chỉ là không khí lễ hội mà còn mang đậm màu sắc tươi tắn, trẻ trung của tuổi trẻ:

“Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm”.

       Nhưng hội họp rồi hội phải tan. Sau những giây phút sôi nổi, chị em Thúy Kiều phải rời buổi du xuân trở về:

“Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước lần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” …

         Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người , thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đểu là những từ láy có tính giảm nhẹ. “Tà tà” diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; “thơ thẩn” lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” của Xuân Diệu sau này) “thanh thanh” vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nao nao” trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ “nho nhỏ” gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” - dòng suối nhỏ, phong-cảnh thanh thoát, dịp cầu “nho nhỏ” lại nằm ở “cuối ghềnh” ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mớ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

       Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến cuộc tảo mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp xảy ra).

       “Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,... Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân” sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.

21 tháng 10 2018

“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông.

21 tháng 10 2018

=))) GIàn ý ạ

1/ Nhân vật cai lệ : Tích chất ông việc : đứng đầu top lính phục vụ nhà quan => công việc nhỏ bé bình thường

-Hắn chỉ là tay sai của tên cai lệ cho bộ máy chính quyền , xuất hiện ở nhà chị Dậu với thái độ hung hăng ,hống hách => Xuất hiện giống kẻ cướp hơn là người nhà nước

-Hành động thái độ và lời nói :

+Gõ roi thét thị uy , xưng hô xất xược : mày -tao

+Quát nạt , hầm hè, đe dọa (..)

+Sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu lm chị Dậu hoảng sợ 

+ Dánh chị Dậu ,tát vào mặt chị , sấn đến bắt anh Dậu

=> Hành động càng lúc càng tăng tiến ,hung tợn hơn với mức độ nguy hiểm cao thêm , kịch tính cũng từ đó mak đẩy len đỉnh điểm

=> Nhân vật cai lệ tượng trưng cho thế lực nhà nước phong kiến xã hội nửa thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ : độc ác , hung hăng , tàn bạo