K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2020

1. câu  bị động mình gạch chân

Chị Dậu lại chan chứa nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bậc cửa và nói chầu lên:
- Vậy là tất cả đến 3 đồng rưỡi, cụ cho con 1 đồng thì thiệt con quá. Xin cụ trông lại! Ông Nghị đập tay xuống sập:
- Đem ngay ra chợ mà bán! Không nói lôi thôi! Mất thì giờ! Thời tây bây giờ thì giờ là vàng bạc, không ai công đâu mà mặc cả với mày...Hừ! Vừa mới ngoen ngoét nói rằng bán không ai mua, người ta làm phúc mua cho lại còn nhằng nhẵng kêu rẻ! Rẻ thì đem ngay ra chợ mà bán. Ra ngay! 

2. TD: Bộc lộ cảm xúc.

3.

*Giống nhau: có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ. Do đó hai kiểu câu đều có đặc điểm là ngắn gọn.

*Khác nhau:

-Câu rút gọn

+Về bản chất là câu đơn có đủ thành phần chủ - vị nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ

+Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu.

+Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ.

Câu đặc biệt:

+là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

+Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu-

+Không thể khôi phục lại được

VD trong đoạn văn trên : 

* câu rút gọn : -Đem ngay ra chợ mà bán!

                       -Không nói lôi thôi!

                       -Mất thì giờ!

* câu đặc biệt : Hừ!

3 tháng 5 2020

sr bạn nheeeee

dòng  1 là  câu đặc biệt được gạch chân !

28 tháng 4 2020

nhanh nhanh

29 tháng 4 2020

Câu ca dao sau nhắc đến những đặc sản của tỉnh thành nào của đất nước?

   Bưởi Chi Đám, quýt Đan Hà

Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh.

là phú thọ nhé

3 tháng 5 2020

Ủa !!! Vậy bạn hỏi chi zợ đây không phải chỗ bạn tỏ tình nha !!!

10 tháng 5 2020

Thời kỳ cầm quyền của nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) là hai triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay. Nhiều sách sử cho rằng triều đại nhà Lê mới là triều đại mạnh nhất, nhưng đa số người đọc đã bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm: sự thịnh vượng và tập trung quyền lực. Triều đại nhà Lê là quãng thời gian quyền lực của vua đạt đến tối cao, tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng đời sống của dân chúng đạt được sự thịnh vượng. Ngược lại trong giai đoạn Lý – Trần, mặc dù quyền lực của triều đình không bao trùm lên toàn bộ đời sống nhưng đời sống xã hội lại vô cùng phát triển. Và ở đây, tôi muốn bàn đến sự thịnh vượng chứ không phải sự tập quyền.

2 tháng 5 2020

tìm cụm chủ-vị trong những câu sau và cho biết cụm chủ-vị làm thành phần gì

a) bố về là 1 niềm vui

bố về : cụm C-V : bố (C) / về (V)

cụm C-V làm thành phần CN

b) bố về khiến cả nhà vui

*Cụm CV1: bố về

-cụm C-V1 : bố (C) / về (V)

-cụm C-V1 làm thành phần CN

*Cụm C-V2:cả nhà vui

cả nhà (C) / vui (V)

-Cụm C-Vlàm phụ ngữ trong cụm động từ

c) chúng tôi tin bạn An sẽ tiến bộ

*Cụm C-V: bạn An sẽ tiến bộ

-bạn An (C) / sẽ tiễn bộ (V)

cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ

d) bạn An lớp tôi có nước da bánh mật

*cụm C-V: nước da bánh mật

-nước da(C) / bánh mật (V)

Cụm C-V làm PN cho cụm động từ

29 tháng 4 2020

Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm về ng bà tràn ngập yêu thương, nó còn gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu đằm thắm 

29 tháng 4 2020

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. Xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. Xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chùng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông nước thời cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế để không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

                                                                                                                   (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

1.Văn bản được viết theo thể loại nào?

2. Xét về mạt cấu tạo, hai câu in đậm trong đoạn văn thuộc kiểu câu j ?

3.Em hãy chỉ ra những hình ảnh tương phản trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của chúng?

4. Viết đoan văn khoảng 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh thống khổ của người dân qua đoạn trích.

1
29 tháng 4 2020

1. Văn bản chứa đoạn trích trên viết theo thể loại gì?

Thể loại tự sự

2. Giải thích ngắn gọn ý nghĩa nhan đề của văn bản?

Nhan đề của văn bản: Sống chết mặc bay

Trước hết, nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc dởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Đó là tên quan phụ mẫu được triều đình cắt cử đi hộ đê, giúp đỡ dân chúng làng X, phủ X chống chọi với mưa lũ, ấy vậy mà hắn vô cảm, không màng đến nhiệm vụ được giao, lao vào ván bài đen đỏ, mặc kệ dân chúng xoay sở với sự tàn phá của thiên nhiên. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.

3. Xác định và nêu tác dụng của 1 phép liệt kê có trong đoạn trích.

Câu sử dụng liệt kê:"Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột."

Tác dụng: giúp câu văn tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật lên hình ảnh thống khổ,đáng thương của người dân => Làm tăng thêm sự căm phẫn đối với bọn "quan phụ mẫu"

4.Viết đoạn văn khoảng 8 – 10 câu nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh thống khổ của người dân qua đoạn trích. Đoạn văn có sử dụng thích hợp 1 câu bị động ( có chú thích gạch chân)

Trong đêm mưa gió tầm tã, nước sông dâng lên dữ tợn như cuốn trôi tất cả, những người nông dân vẫn phải dầm mưa, khẩn trương làm các công việc hộ đê. Họ dường như đã mệt, sức người chẳng thể địch lại sức trời, tình cảnh ngày càng trở nên nguy cấp. Vậy nhưng biết kêu ai, than ai? Bởi quan phụ mẫu ở cách đó chẳng bao xa, nhưng ngài còn đang dở cuộc vui, chơi nốt ván tổ tôm với các vị quan khác. Người đứng đầu ấy chẳng mảy may lo cho dân cho nước mà còn đang bận hưởng thụ những thú vui bài bạc, ăn uống xa hoa. Tác giả đã diễn tả sự đối lập ngày càng tăng lên làm nổi bật nỗi thống khổ của người nông dân: một bên là cảnh náo loạn, gấp gáp, khẩn trương còn ở trong đình làng là thú vui, thong dong, nhàn nhã. Và khi nỗi lo của người dân đã thành sự thật, đê vỡ, họ như tuyệt vọng kêu cứu thì quan vẫn mắng và dọa sẽ bỏ tù. Nhà tù là nơi để giam giữ những kẻ hại dân nhưng ở đây là là giam giữ những kẻ cắt ngang cuộc vui của quan. Những người dân vô tội còn biết bám víu, trông cậy vào đâu. Truyện đã phê phán hiện thực xã hội phong kiến thối nát, quan lại mải mê ăn chơi sa đọa và đẩy người nông dân vào tình cảnh khốn cùng, đau thương và mất mát. Qua đó, ta thêm xót thương và cảm thông với cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân.

28 tháng 4 2020

Bạn tham khảo:

Tình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một đăc điểm nổi ật, là truyền thống trong quan điểm sống của con người Việt Nam. Tình cảm ấy ngày càng được phát huy và thấm sâu vào máu thịt của mỗi người dân. Cùng mang một nội dung giống với câu tục ngữ:"Lá lành đùm lá rách" bài ca dao dưới đây là một cách nhắc nhở thế hệ sau tiếp nối quan điểm sống tốt đẹp này: 

"Thương người như thể thương thân

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Bài ca dao như một cách nói rất tự nhiên, chân thành, ngắn gọn mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu đầu tiên là lời dạy về lòng thương người, câu thứ hai là lời nhắc nhở tình thương dành cho đồng bào, dân tộc. Lòng thương người được ví một cách rất dễ hiểu qua từ "thương thân". Ý câu đầu của bài ca dao muốn nói, chúng ta thương bản thân chúng ta như thế nào thì hãy đối xử với người khác, những người xung quanh chúng ta như vậy. Bởi chúng ta đều là con người. Đã là con người cho dù có khác nhau về ngoại hình, tính cách, công việc hay địa vị xã hội; họ cũng vẫn là con người. Giống chúng ta họ cũng biết đau, biết hận; biết buồn vui và hạnh phúc. Tất cả những trạng thái tâm lý họ đều giống chúng ta và những nhu cầu cơ bản để sống cũng giống ta. Họ là con người, họ cũng có quyền được sống. Nhưng không phải ai cũng may mắn. Xung quanh chúng ta có rất nhiều những người kém may mắn, những mảnh đời cơ cực, những miếng vá của cuộc sống này. Người sống trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành một cộng đồng một đoàn thể. Trong gia đình có mối quan hệ bố mẹ với con cái, anh chị em, những người cùng họ hàng huyết thống… Ngoài nơi làm việc có đồng nghiệp, bạn bè… Họ là những người gần gũi bên ta nhất. Họ là những người đã cùng ta vượt qua những tháng năm thăng trầm của cuộc sống. Họ chẳng khác nào những bộ phận gắn liền trên cơ thể chúng ta không thể tách rời. Mà cuộc đời thì không phẳng. Họ có thể gặp hoạn nạn, khó khăn vậy làm sao mà ta có thể quay lưng làm ngơ cho được bởi máu chảy thì ruột mềm: 

"Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần"

Phạm vi của lòng thương người ấy rộng ra nữa là những người cùng ta vượt qua hoạn nạn khó khăn trong cuộc sống. Tuy không máu mủ nhưng họ lại là người có tình nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng để chia sẻ ngọt bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm chẳng khác gì anh em một nhà. Boeir vậy mà bài ca dao mới có câu thứ hai để khẳng định lại lần nữa. Cộng đồng xã hội, đất nước mà ta đang sinh sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em. Họ cùng là một dân tộc Việt Nam, là đồng bào, là con của mẹ Âu Cơ xưa kia. Mối liên hệ ấy không thể nào chối bỏ. Tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nên mới: "Người trong một nước phải thương nhau  cùng". Trải qua một thời gian kháng chiến trường kì, nhân dân ta, nước ta, dân tộc ta đã đồng lòng đoàn kết để tiến tới thắng lợi vẻ vang giành lại độc lập cho dân tộc. Đã biết bao lần nhân dân ta hưởng ứng lời kêu gọi "Một nắm khi đói bằng một gói khi no". Cũng đã bao người giống như anh cu Tràng trong "Vợ nhặt" của Kim Lân thương người đàn bà là nạn nhân của cái đói mà đem về cưu mang. Ngày nay, là vô vàn những hoạt động từ thiện như 'Đông ấm", "Bữa cơm nhỏ"… Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng "Thương người như thể thương thân – Người trong một nước phải thương nhau cùng " của ông cha ta. Tình cảm đẹp ấy là một đạo lý, là một nét đẹp con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh hạnh phúc. 

Thế nhưng trong xã hội ngày nay, bên cạnh những hoạt động, những cách cư xử đẹp, đúng với đạo lý thì vẫn còn không ít những người   chỉ quan tâm tới bản thân mà thờ ơ, bàng quan trước nỗi đau của đồng bào. Thật đáng buồn và đáng phê phán. Ta nên hiểu rằng, yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình là một việc làm tốt đáng để cho mọi người thực hiện và noi theo. Nó là tình cảm chung, nếp sống chung của toàn xã hội. Và tình cảm ấy cần được phát triển hơn nữa, nâng rộng ra hơn nữa. Bài ca dao trên là một bài học sâu sắc về đạo lý làm người. Nó mãi mãi nhắc nhở chúng ta về lòng nhân ái, về tình người, mỗi người chúng ta cần phải thực hiện tốt. Hãy phát huy những bài học giá trị của ông cha ta. Nó không chỉ thể hiện nhân cách làm người mà còn góp phần xây dựng một đất nước văn minh, tiến bộ. 

 K cho mk nha! 

28 tháng 4 2020

bạn tham khảo nha :

Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người VN.

Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính với bản thân mình.

Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xã hội VN. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật… Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc VN.

Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.

hok tốt