K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2018

ko đăng câu hỏi linh tinh nhé bn

ko đăng câu hỏi linh tinh nhé bn

nếu đăng thì nên cho mấy bài toán vào

25 tháng 11 2018

SUMMER IN THE HILLS

FADED

UNKNOW BRAIN

MORTAL

..........................

26 tháng 11 2018

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu ngoặc đơn,dấu ngoặc kép và dấu hai chấm,Ngữ văn Lớp 8,bài tập Ngữ văn Lớp 8,giải bài tập Ngữ văn Lớp 8,Ngữ văn,Lớp 8

Dấu ngoặc đơn

- Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích dùng để đánh dấu phần chú thích : giải thích, thuyết minh, bổ sung.

- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản không thay đổi.

Dấu hai chấm

a. Dấu hai chấm báo trước lời đối thoại.

b. Dấu hai chấm báo trước lời dẫn trực tiếp.

c. Dấu hai chấm báo trước sự xuất hiện của phần giải thích.

Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích dùng để đánh dấu:

a) Lời dẫn trực tiếp (một câu nói của Găng-đi).

b) Từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt: dùng từ ngữ “dải lụa’’ để chỉ chiếc cầu (ẩn dụ).

c) Từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Dùng lại chính những từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với nước ta: khai hóa văn minh cho một dân tộc lạc hậu với hàm ý mỉa mai. Ở đây cũng có xem dấu ngoặc kép trong đoạn trích được dùng để đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp.

d) Tên của các vở kịch.

• Ghi nhớ: Dấu ngoặc kép (“ ”) dùng để:

– Đánh dấu từ ngữ,câu, đoạn dẫn trực tiếp.

– Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

– Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.

25 tháng 11 2018

The family of the Artist of the forum of the date of the date of July 07, 01 of the calendar of the family of family, Hương lễ. The table of the King of the Table of the Gallery of the Arts of the King of Arts with the text, with the same,, by same, the security register, lục lạc bằng đồng đen, 39 ruy băng sắc phong cấm ban tặng… Đoàn rước initial from old job going the Trầm Lâm, khu di tích Sơn Phòng - Hàm Nghi, đền Cộng Đồng và to new startup. In here, trying to the new removal to the pasting the last transaction for the people, in an khang thịnh vượng in the new new.

25 tháng 11 2018

Cảm ơn bạn nhiều nha !

25 tháng 11 2018

Chiếc bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc cũng như một người bạn thân thiết đối với mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường học tập đầy gian khó và cả mai sau, trong công việc thường ngày.
Bút bi là dụng cụ siêu tiện lợi ,phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro năm 1930. trong hành trình làm báo và thời gian nghiên cứu,ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Kể từ ấy, ông tự mình tìm tòi và chế tạo ra một loại bút làm vỏ cho loại mực đó.

Bút bi được cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Chiếc vỏ bọc bên ngoài bút thường có chất liệu làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại phủ sơn bóng để chứa đựng ruột bên trong cũng đồng thời kiến cho cây bút đẹp hơn, dễ cầm nắm và sang trọng hơn. Vỏ bút có hình ống trụ tròn dài khoảng 15 đến 23 cm, trên thân bút được dám mác của nhà sản xuất và kích thước đầu ngòi,... Vỏ bút thường được sáng tạo với nhiều kiểu dáng sao cho bắt mắt và thu hút người tiêu dùng nhất.

Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng nhất và có nó ta mới có thể sự dụng chúng một cách hữu dụng nhất. đó là nơi chứa mực ,có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết trên giấy. Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ, chúng lăn tròn đều khi chúng ta viết và có tác dụng điều chỉnh lượng mực tiết ra vừa phải. Chúng thường được làm từ nhựa dẻo hoặc bằng kim loại nhưng thường chúng làm bằng nhựa để đỡ nặng khi cầm viết.

Và để làm ra cây bút bi hoàn chỉnh chúng ta không thể thiếu những bộ phận phụ như: lò xo ( tạo lực đẩy), nút bấm ( điều chỉnh ngòi bút lên hoặc xuống), nắp gài ( để kẹp vào vở hoặc cài vào áo dễ dàng). Với những bộ phận rất tiện ích thì việc sử dụng chúng rất dễ dàng, chỉ cần vặn hoặc ấn nút trên để tạo lực cho lò xo đẩy ngòi bút lên và viết, khi dùng xong, tránh khô mực hoặc tắc, chúng ta ấn bút bi để đẩy ngòi bút lên.

Cây bút bi đãng trở thành một vật dụng không thể thiếu đối với học sinh sinh viên, họ sử dụng ngày càng nhiều thì lượng bút được sản xuất ra cũng nhiều không kém, nó được sản xuất số lượng lớn dựa vào thị yếu của người tiêu dùng.
Bút bi ngày nay đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nếu thiếu chúng, công việc viết lách sẽ trở nên bất tiện hơn đối với học sinh và nhiều người có công việc liên quan . Vì vậy, qua những hiểu biết về chúng, chúng ta hãy biết giữ gìn và sử dụng bút bi đúng cách nhất.
 

25 tháng 11 2018

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.

Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.



 

24 tháng 11 2018

Túp lều bác Tom (tên tiếng Anh: Uncle Tom's Cabin), còn được gọi với tên là Cuộc sống giữa những lầm than (tiếng Anh: Life Among the Lowly) là một tiểu thuyết chống chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ của nhà văn Harriet Beecher Stowe người Mỹ. Được xuất bản vào năm 1852, cuốn tiểu thuyết đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm đối với những người Mỹ gốc Phi và tình cảnh nô lệ ở Hoa Kỳ, làm tăng thêm sự xung đột giữa các tầng lớp dẫn đến Nội chiến Hoa Kỳ, theo Will Kaufman.[1]

Nhà văn Stowe là một người hoạt động chống lại sự nô lệ, đã làm nổi bật trong tiểu thuyết của mình nhân vật bác Tom một nô lệ da đen phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Tiểu thuyết mô tả sự độc ác, tàn bạo có thật của sự nô lệ, đồng thời cũng khẳng định tình yêu thương có thể vượt qua mọi thứ để chiến thắng, lật đổ sự nô dịch hoá trong xã hội loài người.[2][3][4]

Túp lều bác Tom là một cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất trong thế kỷ 19, trong tuần đầu tiên 5.000 bản đã được bán sạch [5] (và cũng là quyển sách bán chạy thứ hai trong thế kỷ đó, sau Kinh Thánh)[6] và được tin là động lực cho cuộc đấu tranh bãi nô.[7] Trong năm đầu tiên sau khi xuất bản, 300.000 bản được bán hết chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ mặc dù cuốn tiểu thuyết bị cấm tại các bang miền Nam nước này. Cuốn sách quan trọng đến mức, khi Tổng thống Abraham Lincoln gặp Stowe vào năm 1862 đã chào mừng bà bằng câu nói nổi tiếng: "Hóa ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách làm bùng lên cuộc chiến tranh vĩ đại".[8]

24 tháng 11 2018

 “Túp lều bác Tôm” là tác phẩm kể về cuộc đời thống khổ của một người nô lệ da đen -bác Tôm- một người trung thực, ngay thẳng, biết trọng danh dự. Nhưng cuộc đời bác là một chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này qua nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng, vì bảo vệ nhân phẩm của mình, bác đã bị đánh chết trong một đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền Nam nước Mỹ, nơi chôn vùi bao cuộc đời lầm than.

Tác phẩm ca ngợi những người nô lệ da đen là những người trung thực, biết tôn trọng phẩm giá con người như bác Tôm, những người mẹ dũng cảm như Êliđa, những thanh niên cương nghị, tha thiết với tự do như Gioócgiơ. Đồng thời, tác phẩm cũng lên án đanh thép chế độ nô lệ, những tên chủ nô lệ cùng bọn tay sai vô cùng tàn bạo, đóng góp một phần vào công cuộc giải phóng nô lệ ở nước Mỹ.

Thủ pháp nghệ thuật đặc biệt của tác phẩm là miêu tả ngoại hình, miêu tả hành động và ngôn ngữ đối thoại. Khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ để bộc

24 tháng 11 2018

Nếu bạn là một người yêu nước Mỹ, yêu văn học Mỹ, không thể bỏ qua tác phẩm kinh điển này.

“Túp lều của Bác Tôm” là câu chuyện về những người da đen sống tại Mỹ trong thế kỉ XIX. Nước Mỹ tư bản bấy giờ đang trên đà phát triển công nghiệp. Kinh tế lớn mạnh dẫn đến việc thiếu trầm trọng những công nhân lao động. Một lẽ tất yếu sản sinh ra ngành dịch vụ buôn người, mà người ở đây chính là dân da đen từ Châu Phi sang. Và họ đã gọi những người khốn khổ da màu bị bắt đi khỏi đất nước, ngôi nhà, gia đình ấy là NÔ LỆ.

Đến giữa thế kỉ XIX, vì vấn đề chế độ nô lệ đã chia nước Mỹ thành 2 miền chống đối lại nhau. Miền Bắc là nơi có chủ trương xóa bỏ chế độ nay để thu hút công nhân, trong khi ấy miền Nam thì muốn giữ chặt công nhân với ruộng đất, với nghề trồng bông, duy trì chế độ này. Sự đấu tranh về tư tưởng và quyền lợi giữa hai miền đã nảy sinh ra cuộc nội chiến ở Mỹ. Rất nhiều người Mỹ sẵn sàng giúp đỡ nô lệ bỏ trốn, đưa người sang Canada (một đất nước lúc bấy giờ đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ này).

Phải nói ngay từ khi cầm quyển sách lên, nhìn tên tác giả và tên sách, mình đã hình dung đây là một nam nhà văn, và phải đến khi đọc xong hết cuốn tiểu thuyết rồi, quay lại đọc lời mở đầu, mình mới biết được thực ra người viết cuốn sách này lại là một phụ nữ. Thật tuyệt vời! Một điều kì diệu.

Câu chuyện xoay quanh những người nô lệ da đen khốn khổ và cuộc đời chìm nổi của họ. Điểm sáng trong câu chuyện chính là bác Tôm, một người nô lệ nhưng không hề có một trái tim bị nô lệ xiềng xích. Phần đầu câu chuyện bác xuất hiện chỉ như một điểm sáng nhỏ nhoi, không thực sự khiến mình chú ý, và mình nghi ngờ tại sao tên tác phẩm lại đặt là “Túp lều Bác Tôm”, liệu bác ý có thực sự là nhân vật chính không vậy? Nhưng phải đến khi khép lại cuốn sách, dịu đi nhưng cảm xúc dâng trào, mình mới thấu hiểu được dụng ý của tác giả. Càng đọc đến cuối, mình càng ngưỡng mộ con người ấy, tinh thần ấy, trái tim ấy. Một hòn ngọc không gì có thể làm vấy bẩn được. Bác đã khiến mình thay đổi tư tưởng, thái độ, suy nghĩ hoàn toàn về những người da đen, người nô lệ, sự đói nghèo, khổ đau và thất vọng cùng cực.

Một lời khuyên chân thành cho các bạn là đừng đọc bất cứ bài spoil nội dung nào hết, kể cả lời mở đầu. Hãy lao vào ngấu nghiến ngay cuốn sách này, để tận hưởng mọi cung bậc cảm xúc, để thấu hiểu phần nào cuộc sống của những người nô lệ dưới thời thực dân. Để thấy được những ánh sáng của thiên đường, của tình thương, để biết được rằng, ta gieo xuống đất một hạt mầm, chăm sóc, tưới tiêu cho nó, ắt ta sẽ được cả một khu vườn.

good luck #####

24 tháng 11 2018

lạnh thật rồi :))