K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2024

bye mn cô và các bạn

26 tháng 1 2024

  Trước đây, em vô tình nghe được một câu chuyện cảm động. Sau này, khi nhìn thấy những đóa hoa cúc trắng, em đều không thể không nhớ đến câu chuyện này. Đó chính là Sự tích bông hoa cúc trắng của một nhà văn người Nhật. Đặc biệt, hình ảnh người con gái trong truyện được tác giả xây dựng rất vừa thán phục, vừa cảm động.

  Mở đầu câu chuyện, gia cảnh của cô bé đã được tác giả thể hiện rõ qua những câu văn. Nơi cô bé ở thưa người, bố mất sớm và chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Gia cảnh không có gì khấm khá, thậm chí còn được coi là khó khăn. Vậy nên, người mẹ mới làm việc chăm chỉ và vất vả qua ngày. Cuối cùng, mẹ kiệt sức nên bị ốm. Qua sự kiện này, tính cách của cô gái nhỏ được thể hiện rõ ràng. 

  Đầu tiên, có bé là một người con ngoan ngoãn và nghe lời. Tuy tuổi còn nhỏ, cô bé không ham chơi hay nghịch ngợm. Thấy mẹ ốm, cô nghe lời đi tìm thầy thuốc. Tính cách này còn được thể hiện khi gặp thầy thuốc, em dù vội vàng nhưng vẫn vô cùng lễ phép. Chắc hẳn, mẹ rất yêu thương và dạy dỗ cô bé cẩn thận.

  Tiếp theo, thứ mà chúng ta cảm nhận được chính là lòng hiếu thảo của người con. Từ việc đi tìm thầy thuốc hay đi lấy hoa chữa bệnh cho mẹ, cô bé đều không ngại khổ. Ngoài trời lạnh giá, tay chân rét lạnh nhưng cô bé vẫn đi một quãng đường rất xa. Ở tầm tuổi nhỏ như vậy, hiếm có ai chịu khó được giá lạnh cả. Nhưng vì tình thương với mẹ, cô bé đã rất dũng cảm.

  Cuối cùng, thông qua chi tiết em xé từng cánh hoa nhỏ hơn để mẹ được sống lâu, ta có thể biết đây chính là một cô bé vô cùng thông minh. Vốn dĩ, em có thể cầm bông hoa đó về. Nhưng cô bé có thể nghĩ ra được việc xé từng cánh hoa ra nhỏ hơn. Em thực sự là một cô bé vô cùng thông minh.

  Lòng hiếu thảo và thông minh của cô bé trong truyện Sự tích bông hoa cúc trắng là thứ mà không phải ai cũng có được. Thông qua đó, ta cũng cảm nhận được tình cảm gia đình tha thiết, là tình thân không thể chia lìa. 

26 tháng 1 2024

??????????????????????????????????????????????????????????????

26 tháng 1 2024

không học mà cứ nhắn linh ting

26 tháng 1 2024

Câu này hơi khó à nha! ^^

26 tháng 1 2024

Để nguyên cất cánh vút cao 

Cất cánh tức là bay vậy từ để nguyên là từ bay.

Thêm huyền sắp đặt sao cho dễ nhìn 

Bay thêm huyền thành bày (bày biện sao cho dễ nhìn và hợp lí)

Từ những lập luận trên ta có từ để nguyên là từ bay, từ thêm huyền là từ bày.

 

 

25 tháng 1 2024

Danh từ: sự đau khổ, cách khắc phục, nỗi buồn

Động từ: hy vọng, bình tâm, bình bầu, mong muốn

Tính từ: bình dị

25 tháng 1 2024

Cứuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu...

30 tháng 1 2024

Hằng năm, trên khắp mọi miền của đất nước, rất nhiều lễ hội được tổ chức. Và lễ hội Chử Đồng Tử là một trong số đó.

Lễ hội sẽ được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 2 (Âm lịch) tại đền Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền Hóa Dạ Trạch (xã Dạ Trạch) thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Về nguồn gốc của lễ hội thì theo truyền thuyết thì vào đời Hùng Vương thứ mười tám, tại làng Chử Xứ, có chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, chàng sống cùng với cha. Họ chỉ có một chiếc khố để mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.

Một hôm, Chủ Đồng Từ đang mò cá dưới sông thì nhìn thấy một đoàn thuyền sang trọng đi tới. Đó là đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái Vua Hùng. Chàng hoảng hốt chạy tới khóm lau để trốn, rồi lấy cát phủ lên mình. Nào ngờ, công chúa lại chọn chỗ bãi sông đẹp làm nơi dừng chân và sai người quây màn nơi khóm lau mà tắm. Nước dội làm cát trôi đi, để lộ ra một chàng trai tuấn tú. Công chúa Tiên Dung rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết được gia cảnh của chàng trai, nàng rất cảm động và cho rằng đây là duyên phận nên đã quyết định lấy Chử Đồng Tử làm chồng.

Hai vợ chồng Chử Đồng Từ quay về kinh, tìm thầy học đạo rồi đi khắp nơi truyền dạy cho nhân dân nhiều nghề như trồng lúa, dệt vải. Sau này, cả hai đều hóa lên trời. Tuy vậy, Chử Đồng Tử vẫn hiển linh giúp nhân dân đánh giặc.

Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử đã lập đền thờ bên bờ sông Hồng. Ngoài ra, họ còn nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

Lễ hội giữ được nhiều nghi lễ rất độc đáo. Nổi bật là lễ rước Thành Hoàng làng của chín làng thuộc Tổng Mễ xưa về đền Đa Hoà. Lễ rước diễn ra rất đặc sắc với sự tham gia của đoàn thuyền rồng khổng lồ lướt sóng ra giữa dòng sông Hồng lấy nước về lễ Thánh. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều tiết mục văn nghệ được biểu diễn.

Lễ hội mang giá trị văn hóa sâu sắc, là bức tranh về đời sống sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm trước. Không chỉ vậy, lễ hội còn thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, đề cao vai trò của người thầy thuốc, phản ảnh ước mơ bình dị của người dân trong xã hội phong kiến là khát vọng được tự do yêu đương, tự do hôn nhân vượt khỏi lễ giáo gò bó.

Như vậy, lễ hội Chử Đồng Tử có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.