K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2022
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". - Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu… - Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau. + Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn… + Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người → Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.
cảm thụ: đoạn kết của bài Hạt gao làng ta"Em vui em hát                                                                                                                                                                                                    Hạt vàng làng ta"                                                                                                                                                                                                          hãy nêu...
Đọc tiếp

cảm thụ: đoạn kết của bài Hạt gao làng ta

"Em vui em hát                                                                                                                                                                                                    Hạt vàng làng ta"                                                                                                                                                                                                          hãy nêu cảm nhận hình ảnh "hat vàng làng ta"

0
27 tháng 3 2020

1. Tất cả các cô gái / đều biến thành các loại hoa còn tất cả các chàng trai / đều biến thành đại thụ.

        CN1                                   VN1                      QHT               CN2                             VN2

2. Người mẹ / hết mực yêu thương con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai đã lớn lên / đã trở thành kẻ vô tâm .

        CN1               VN1                           QHT               Trạng ngữ                      CN2                                  VN2

3. người con / đã biến thành sa mạc nên người mẹ / mãi mãi làm cây xương rồng mọc trong cát bỏng cho sa mạc đỡ phần hiu quạnh.

           CN1                   VN1                                 CN2                         VN2            ( Cặp QHT Vì ... nên ) 

24 tháng 3

Xác định trạng ngữ chủ ngữ vị ngữ trong các câu dưới đây tất cả các cô gái đều là những bông hoa đẹp b trên cành cây ,ve kêu râm nam , chim hót líu lo

23 tháng 3 2020

Dáp án C

23 tháng 3 2020

C nha bn

Học tốt !
 

23 tháng 3 2020

LÊN GOOGLE THAM KHẢO NHA

Hãy phân tích và chỉ ra cách trình bày nội dung mỗi đoạn văn sau a) Dạy văn chương ở phổ thông có nhiều mục đích.Trước hết, nó tạo điểu kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù lao đọng nghệ thuật. Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sủ dụng...
Đọc tiếp

Hãy phân tích và chỉ ra cách trình bày nội dung mỗi đoạn văn sau 
a) Dạy văn chương ở phổ thông có nhiều mục đích.Trước hết, nó tạo điểu kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù lao đọng nghệ thuật. Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sủ dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng, cho hay. Dạy văn chương cũng là một trong những con đường của giáo dục thẩm mĩ.
b) Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của trong bể máu.
c) Những cách chống nạn đói chia ra làm mấy hạng như: cấm nấu rượu bằng gạo hay bắp, cấm các thứ bánh ngọt... để cho đỡ tốn ngũ cốc. Như vùng này san sẻ thức ăn cho vùng khác, đỡ dầu cho các vùng khác. Như gia sức tăng gia, trồng trọt các thứ rau, khoai...Nói tóm lại, bất cứ cách gì, hễ làm cho dân đỡ đói lúc này và ngăn ngừa nạn đới mùa sau, chúng ta đều phải làm cả.

0
23 tháng 3 2020

Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

25 tháng 3 2020

VĂN NGHỊ LUẬN

1. Khái niệm:

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

          - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

          - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

                   Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

3. Cấu trúc :

- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

4. Các phương pháp lập luận :

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản

“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Việt Nam”

Đó là những lời ca da diết thể hiện được tình cảm của tất cả thiếu nhi của Việt Nam đối với Bác Hồ- Vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu trong tim mỗi người Việt Nam. Đặc biệt, đối với các em thiếu nhi thì Bác Hồ như một người Bác hiền từ, rất mực thân thiết mà các em đặc biệt kính yêu.

Không hề là ngẫu nhiên, vô tình, cũng không phải Bác Hồ là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà các em thiếu nhi lại kính yêu Bác như vậy. Các em thiếu nhi của Việt Nam đều vô cùng thuần khiết, trong sáng nên khi các em đã dành những tình cảm tha thiết, sự kính yêu vô bờ với ai đó thì chứng tỏ người nhận tình yêu ấy của các em cũng vô cùng tuyệt vời, sẽ quan tâm và dành những tình cảm tương tự cho các em. Đúng vậy, Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác còn là người Bác vô cùng kính yêu trong lòng các em thiếu nhi.

Mặc dù lúc nào Bác cũng bận rộn với việc nước, việc dân nhưng Bác luôn dành ra những thời gian đặc biệt để cùng các em thiếu nhi vui chơi, quan tâm đến cả hoạt động học tập, phát triển của các em. Cũng vì vậy mà không biết từ lúc nào, Bác Hồ đã trở thành một người mà các em thiếu nhi Việt Nam yêu quý nhất. Trong học tập,  các em thiếu nhi luôn được Bác những lời động viên, quan tâm và cả niềm tin mãnh liệt vào các em – thế hệ tương lai của đất nước. Vào mỗi dịp khai trường, Bác luôn dành thời gian để cùng đến tham dự với các em thiếu nhi, nếu không thể đến dự thì Bác sẽ viết thư để gửi lời chúc đến các em.Đây cũng là lí do mà dù Bác không còn nữa nhưng vào mỗi dịp khai trường, các trường học lớn nhỏ trên cả nước đều đọc thư Bác gửi cho các em học sinh nhân ngày khai trường.

Đối với Bác, trẻ em là mầm xanh tương lai của đất nước nên sẽ là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Bác cũng đã từng viết những vần thơ về các em như:

“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết nói biết học hành là ngoan”
Sự quan tâm của Bác dành cho học sinh không phải là trách nhiệm của vị lãnh tụ đối với những chủ nhân tương lai của đất nước mà xuất phát từ chính tấm lòng nhân hậu, yêu thương đối với các em học sinh.

Bác không chỉ yêu thương, dành cho các em thiếu nhi những cử chỉ ân cần, ấm áp như một người cha già mà Bác Hồ còn dành cho các em thiếu nhi một niềm tin mãnh liệt, Bác tin tưởng thế hệ của các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, những người sẽ làm rạng danh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Trong một bức thư gửi cho các em học sinh, Bác viết : “ …Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sáng va với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…”

Đến nay, dù Bác đã mãi mãi rời xa dân tộc, đồng bào, rời xa các em thiếu nhi thì Bác vẫn luôn ở trong kí ức của mỗi người. Và những thế hệ sau này dù chưa từng được gặp Bác nhưng ở sâu thẳm mỗi trái tim bé nhỏ đều dành cho Bác những niềm kính yêu vô bờ.