K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2020

   *Câu 1: Là lời khẳng định to lớn, quý báu của con người:

 Mt mt người bng mười mt ca.

   Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.

   Tác giả dân gian vừa dung hình thức so sánh (bằng), vừa dung hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một >< mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Di bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mườimặt của càng khẳng định điều đó.

   Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.

   Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trong và bảo vệ con người, không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tang cường suwacs lao động: (Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất... ). Ông bà, cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.

   Bên cạnh đó, câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may: (Của đi thay người. Người làm racủa, của không làm ra người... ).

   Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sang tỏ thêm quan điểm quý trong con người của ông cha ta: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân, không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ dễ nghe...

   *Câu 2: Phản ánh quan niệm về vẻ đẹp bên ngoài của người xưa:

Cái răng, cái tóc là góc con người.

   Góc tức là một phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người.

   Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Qua câu tục ngữ trên, ta thấy cách nhìn nhân, đánh giá và quan niệm về vẻ đẹp của nhân dân lao động thật tinh tế. Trong ca dao, dân ca có rất nhiều lời ca ngợi hàm răng, mái tóc của người phụ nữ:

Tóc em dài, em cài hoa lí, Ming em cười hu ý, anh thương! Hay: Mình v có nh ta chăng? Ta về, ta nh hàm rang mình cười!

   *Câu 3: Nói về quan niệm sống trong sạch của người xưa:

Đói cho sch, rách cho thơm.

   Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ trong mỗi vế đã có sự đối lập về ý: đói >< sạch ; rách >< thơm và sự đối lập giữa hai vế : Đói cho sạch - rách cho thơm.

   Đói và rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn. Sạch và thơm là những tính từ chỉ tính chất của sự vật nhưng đã được chuyển nghĩa, dung để miêu tả phẩm giá trong sang, tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ nói trên vừa được hiểu tách bạch trong từng vế, vừa được hiểu trong sự kết hợp giữa hai vế của câu.

   Nghĩa đen của câu là: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc thơm tho. Tuy vậy, nghĩa chính lại là nghĩa hàm ngôn : Dù nghèo khổ, thiếu thốn đến đâu chăng nữa thì con người vẫn phải giữ gìn lối sống trong sạch và phẩm giá cao quý; không vì nghèo khổ ma làm điều điều xấu xa, tội lỗi.

   Câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chỉnh. Người xưa mượn chuyện cái ăn, cái mặc để nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân cách trong những tình huống khăn để giống như hoa sen : Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

   Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức. Trong dân gian còn lưu luyến rộng rãi những câu như: Giấy rách phải giữ lấy lề. Chết trong cònhơn sống đục... có nội dung tương tự.

   *Câu 4: Nói về sự tỉ mỉ, công phu của việc học hành:

Hc ăn, hc nói, hc gói, hc mở.

   Câu tục ngữ này gồm bốn vế có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Động từ học lặp lại bốn lần, vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học trong suốt đời người.

   Ông bà xưa rất quan tâm đến việc khuyên nhủ, dạy bảo con cháu bằng những câu tục ngữ như :. Lời nói đọi máu... Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn. Ăn ngay, nói thẳng. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày. Lời nói đọi máu. Nói hay hơn hay nói. Ăn nên đọi (bát), nói nên lời. Lời nói gói vàng. Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau...

   Nghiã của học ăn, học nói tương đối dễ hiểu, còn thế nào là học giỏi, học mở ?

   Về hai vế này có giai thoại sau đây : "Các cụ kể rằng ở Hà Nội trước đây, một số gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh rồi đặt vào lòng cái chén nhỏ bày trên mâm. Lá chuối tươi rất giòn, dễ rách khi gói, dễ bật tung khi mở, phải thật nhẹ nhàng, khéo léo mới làm được. Người ăn phải biết mở sao cho khói tung tóe ra ngoài và bắn vào quần áo người bên cạnh. Biết gói, biết mà trong trường hợp này được coi là một tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp. Như vậy, để biết gói vào và mở ra đều phải học".

   Suy rộng ra, nghĩa của học gói, học mở còn có thể hiểu là trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải học nhiều thứ một cách kĩ càng, tỉ mỉ.

   Mỗi hành vi đều là sự "tự giới thiệu" mình với người khác và đều được người khác nhận xét, đánh giá. Vì vậy chúng ta phải học để thong qua ngôn ngữ và cách ứng xử, chứng tỏ mình là người có văn hóa, lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế.

   Học hành là công việc khó khan, lâu dài, không thể coi nhẹ. Học hành để trở thành người giỏi giang và có ích là hết sức cần thiết.

   *Câu 5: Khẳng định vai trò quan trọng của người thấy:

Không thy đố mày làm nên.

   Thầy: tức là thầy dạy học (theo nghĩa rộng là người truyền bá kiến thức mọi mặt). Mày: chỉ học trò (theo nghĩa rộng là người tiếp nhận kiến thức). Làm nên: làm được việc, thành công trong mọi công việc, lập nên sự nghiệp. Không thầy đố mày làm nên có thể hiểu là nếu không được thầy dạy bảo đến nơi đến chốn thì ta sẽ không làm được việc gì thành công. Trong quá trình học tập và tạo dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân, không thể thiếu vai trò quan trong của người thầy.

   Trong nhà trường, vai trò của người thầy được đặt lên hàng đầu. Thầy dạy cho trò những kiến thức cần thiết thong qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời vói việc dạy chữ là dạy nghĩa. Thầy dạy dỗ, giáo dục học sinh những điều hay lẽ phải, giúp các em hiểu và sống theo đúng đạo lí làm người.

   Với hình thức là một lời thách đố, nội dung câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy. Sự thành công trong từng công việc cụ thể và rộng hơn nữa là sự thành đạt của mỗi học trò đều có công lao to lớn của thầy. Vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.

   *Câu 6: Nói về tầm quan trọng của việc học bạn:

Hc thy không tày hc bn.

   Trước hết ta phải tìm hiểu nghĩa của các từ. Học thầy là học theo hướng dẫn của thầy, Học bạn là học hỏi bạn bè xung quanh. Không tày: Không bằng. Nghĩa của cả câu là : Học theo thầy có khi không bằng học theo bạn. Câu tục ngữ này đúc kết kinh nghiệm : Tự học là cách học có hiệu quả nhất.

   Người xưa khẳng định rằng muốn đạt kết quả tốt thì mỗi chúng ta phải tích cực, chủ động học hỏi ở bạn bè những điều nên học.

   Sự học không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà nó mở rộng ra nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chúng ta phải học mọi nơi, mọi lúc, học suốt đời.

   Vậy thì nội dung câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn có trái ngược với câu Không thầy đố mày làm nên hay không ?

   Thực tế cho thấy vai trò người thầy trong quá trình học tập của học sinh là rất quan trọng. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng : Học thầy không tày học bạn. Chúng ta phải hiểu như thế nào cho đúng ? Thực ra, ý của người xưa là muốn nhấn mạnh đến sự tác động tích cực của bạn bè đối với nhau nên đã dung lối nói cường điệu để khẳng định. Bài thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, đem hỏi lại bạn bè và được bạn bè tận tình hướng dẫn. Lúc đó bạn bè cũng đã đóng vai trò của người thầy, dù chỉ trong chốc lát.

   Quan hệ so sánh giữa hai vế trong câu (Học thầy, học bạn) được biểu hiện bằng từ không tày (không bằng). Câu tục ngữ đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập. Bạn bè (đương nhiên là bạn tốt) có thể học hỏi ở nhau nhiều điều có ích. Câu tục ngữ khuyến khích chúng ta mở rộng đối tượng học hỏi chân thành học tập những điều hay, điều tốt từ bạn bè. Tình bạn cao quý là sản tinh thần vô giá của mỗi con người trong suốt cuộc đời.

   Hai câu tục ngữ trên một cu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu về tâm quan trọng của việc học bạn.Để cạnh nhau, mới đầu tưởng như mâu thuẫn nhưng thực ra chúng bổ sung nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh quan hệ đúng đắn của người xưa : Trong học tập, vai trò của thầy và bạn đều hết sức quan trọng.

   *Câu 7: Là lời khuyên về lòng nhân ái:

Thương người như th thương thân.

   Thương người: tình thương dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là: thương mình thế nào thì thương người thế ấy.

   Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như bản thân mình để từ đó có sự tôn trọng, thương yêu thật sự.

   Tình thương là một tình cảm rộng lớn, cao cả. Lời khuyên từ câu tục ngữ này là mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Đây là đạo lí, là cách sống, cách ứng xử đầy tính nhân văn bắt nguồn từ truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, khẳng định cả dân tộc đều cùng từ một mẹ sinh ra (đồng bào).

   *Câu 8: Nói về lòng biết ơn:

Ăn qu nh k trng cây.

   Qủa : hoa quả. Cây : cây trồng sinh ra hoa quả. Kẻ trồng cây : người trồng trọt chăm sóc để cây ra hoa kết trái. Nghĩa đen cả câu : Hoa quả ta ăn đều do công sức người trồng mà có, đó là điều nên ghi nhớ. Nghĩa hàm ngôn là : Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đên công ơn của người đã gây dựng nên thành quả đó.

   Trên đời này, không có cái gì tự nhiên mà có. Mọi thứ chúng ta được thừa hưởng đều do công sức của con người làm ra. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng sức lao động và biết ơn những thế hệ đi trước đã sáng tạo ra bao thành quả vật chất, tinh thần tốt đẹp dành cho các thế hệ sau.

   Câu tục ngữ này có thể được sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh, chẳng hạn như để thể hiện tình cảm của con cháu đối vơi cha mẹ, ông bà, hoặc tình cảm của học trò đối với thầy, cô giáo... Cao hơn nữa là để nói về lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đâu, hi sinh, bảo vệ đất nước...

   *Câu 9: Khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết:

Mt cây làm chng nên non, Ba cây chm li nên hòn núi cao.

   Một cây, ba cây trong câu tục ngữ này không phải là số từ cụ thể mà nó có ý nghĩa khái quát chỉ số ít và số nhiều, chỉ sự đơn lẻ và sự liên kết. Tại sao ba cây chụm lại nên hòn núi cao ? Câu này xuất phát từ hiện tượng tự nhiên là nhiều cây gộp lại mới thành rừng rậm, núi cao.

   Kinh nghiệm sống được đúc kết trong câu tục ngữ này là chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì mạnh. Một người không thể làm nên việc lớn. Nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được những khó khăn, trở ngại, dù là to lớn. Do đó mỗi người phải có ý thức mình vì mọi người, tránh thái độ cá nhân ích kỉ. Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định mọi thành công. Điều đó đã được chứng minh hùng hồn qua thực thiễn lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công.

   Về hình thức, những câu tục ngữ về con người và xã hội thường dùng các hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ để người nghe dế hiểu và thấm thía, nhớ lâ. Về nội dung, những câu tục ngữ trên thể hiện quan điểm đúng đắn của nhân dân ta về cách sống, cách làm người và tôn vinh giá trị con người.

   Những bài học thiết thực, bổ ích mà tục ngữ để lại đến bây giờ vẫn có tác động to lớn, giúp chúng ta tự hoàn thiện về tình cảm và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội.

Tham Khảo

26 tháng 3 2020

lờigiảihay.com! OK

26 tháng 3 2020

1.D.,C

2.A,B

fkbfffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffffbk

27 tháng 3 2020

Những ấn tượng chung (ban đầu) về vùng sông nước Nam Bộ:

- Hình ảnh: Ấn tượng đầu tiên khi đến với vùng sông nước Cà Mau đó là cảm giác choáng ngợp trước một vùng không gian rộng lớn, mênh mông với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chi chít như mạng nhện. Màu xanh của trời của nước và của cây lá bao trùm khắp không gian và đâu đây nghe cả tiếng rì rào của rừng cây của sóng và của gió.

- Màu sắc: Toàn một màu xanh: trời xanh, nước xanh, cây lá xanh và những khu rừng xanh bốn mùa.

- Âm thanh: Toàn những tiếng rì rào bất tận của rừng, của biển, của vịnh, triền miên, ru ngủ thính giác mòn mỏi thị giác. Đó là cách miêu tả theo lối cường điệu.

- Nhận xét: Bằng biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, tính từ, liệt kê, tả kết hợp với kể, tác giả đã tái hiện một thiên nhiên nguyên sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Thiên nhiên ấy rộng lớn, bao la, thoáng đãng, phủ 1 màu xanh bất tận. Cảnh thiên nhiên Cà Mau hiện lên đẹp, nguyên sơ, rộng lớn, hùng vĩ và đầy bí ẩn.

2. Giới thiệu địa danh, giải thích cách gọi tên của đồng bào vùng sông nước Cà Mau và hình ảnh con sông:

a. Tên gọi

- Qua cách giới thiệu của tác giả về tên đất, tên sông, tên các kênh rạch, chúng ta thấy đây là một vùng đất phong phú, rất tự nhiên và hoang dã. Người dân đặt tên cho các vùng đất và những con sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên.

+ Rạch Mái Giầm: có nhiều cây Mái Giầm.

+ Kênh Bọ Mắt: vì có nhiều bọ mắt.

+ Kênh Ba Khía: vì có nhiều con ba khía.

+ Dòng sông Năm Căn: vì có căn nhà Năm gian.

=> Các đặt tên dân dã, mộc mạc, theo lối dân gian.

- Mỗi tên gọi được giải thích, lại đem đến cho người đọc những hiểu biết mới, thật là kì thú, về đặc điểm địa hình, sản vật, thú ẩm thực, rồi có khi là cả ngôn ngữ, lịch sử của một miền quê. Người viết không chỉ thuần túy có vốn hiểu biết về dư địa chí phong phú mà còn biết lựa chọn địa danh để kể và giọng kể rất say sưa, lôi cuốn.

b. Dòng sông và nhà năm gian Năm Căn

- Hình ảnh con sông: dòng Năm Căn vừa được mô tả gián tiếp qua các từ chỉ sự vận động của con thuyền như “chèo thoát qua, đổ ra, xuôi về”, lại vừa được mô tả trực tiếp, gợi ra một không gian bao la hùng vĩ: “dòng sông mênh mông, rộng hơn một ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển như thác, rừng đước như hai dãy trường thành… với đủ các sắc xanh…”. Đó cũng là con sông có sản vật phong phú “thò tay xuống nước là có cá”. Ở đây “cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”.

- Hình ảnh rừng đước: Cà Mau dường như trở nên đáng nhớ hơn nhờ dòng sông Năm Căn rộng lớn với rừng đước bạt ngàn này. Rừng đước lại dựng lên cao ngất làm choáng ngợp du khách với các bậc màu xanh: xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ. Các sắc độ khác nhau của màu xanh gợi ra các lớp cây đước từ non đến già mọc nối tiếp nhau, không bao giờ dứt.

=> Đoạn văn sử dụng nhiều phép so sánh, động từ mạnh (thoát, đổ, xuôi), khiến cảnh hiện lên sinh động, cho thấy thiên nhiên nơi đây mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú.

3. Con người và cuộc sống đầy hấp dẫn với hình ảnh cái chợ là trung tâm

a. Quang cảnh chợ Năm Căn

- Chợ có thể coi là hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống ở mỗi miền quê trên đất nước Việt Nam. Chợ Năm Căn ở Cà Mau cũng vậy. Khung cảnh tấp nập, trù phú, độc đáo của nó cũng thể hiện rõ cuộc sống sinh hoạt ở nơi vùng đất cực Nam của Tổ quốc ta.

+ Quen thuộc: chợ nằm sát bên bờ sông, đông vui ồn ào tấp nập.

+ Lạ lùng, độc đáo: chợ họp trên sông.

+ Phong phú và đặc sắc: nhiều bến, nhiều lò than, hầm gỗ, rừng đước. Nhà bè như những khu phố nổi, chợ nổi trên sông, bán đủ thứ và nhiều thành phần dân tộc.

=> Như thế, bằng phép liệt kê, tác giả đã vẽ nên cảnh tấp nập, trù phú và độc đáo.

b. Con người

- Con người cũng đa dạng, nhiều dân tộc, nhiều tập quán sống, nhiều thói quen, nhiều giọng nói, nhiều kiểu ăn mặc, nhiều màu sắc nhưng đều chung sống vui vẻ, đoàn kết.

+ Những con gái Hoa Kiều

+ Những người Chà Châu Giang.

+ Những bà cụ người Miên

=> Tác giả đã sử dụng nhiều cụm danh từ được lặp lại nhiều lần, chú trọng liệt kê hàng loạt chi tiết về chợ Năm Căn. Chợ Năm Căn hiện lên đông vui tấp nập, hàng hóa thật phong phú, có đủ các tầng lớp người thuộc nhiều DT khác nhau.

- Qua đây ta cũng thấy được tình yêu, lòng tự hào của Đoàn Giỏi đối với mảnh đất quê hương. Qua đó mà mỗi chúng ta tự thấy mình cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn màu xanh cho mảnh đất quê hương.

27 tháng 3 2020

excuse me, where the museum please => Xin lỗi,bảo tàng ở đâu vậy?

27 tháng 3 2020

Có nghĩa là :

-Xin hỏi , làm ơn cho cháu biết bảo tàng ở đâu ạ !

       ~ Có sai thì bạn chỉnh lại giúp mình nha. ~

26 tháng 3 2020

TƯƠI TỐT , TƯƠI TẮN

28 tháng 3 2020

 tốt  tươi , tốt  tánh , tốt tâm

26 tháng 3 2020

Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

27 tháng 3 2020

Một trong những điều có giá trị và giúp gắn kết cuộc sống này đó chính là lòng tốt. Lòng tốt là sự tốt bụng, bao dung, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác mỗi khi khó khăn. Lòng tốt rất quan trọng vì trước hết với mỗi các nhân, nó giúp rèn luyện một phẩm chất tốt đẹp. Khi ta biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với người khác, đó là lúc ta đã ý thức rõ được giá trị của cuộc sống, quan tâm đến người xung quanh hơn và dần dần hình thành được một thói quen tốt đẹp, có ý nghĩa cho xã hội. Bên cạnh đó, ta cũng sẽ nhận lại được sự cảm kích, yêu quý của mọi người. Lòng tốt, đối với xã hội nói chung, là một sợi dây gắn kết con người ta lại với nhau. Một tập thể, rộng ra là một dân tộc, một quốc gia, nếu ai cũng có lòng tốt thì xã hội ấy sẽ ngày càng phát triển, giảm thiểu được những tệ nạn, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng đất nước. Đó là lý do mà vì sao ngày càng có nhiều những tấm lòng thiện nguyện, những tổ chức thiện tâm xuất hiện và thực hiện những chiến dịch, những hành động cao đẹp nhằm giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần ý thức được vai trò quan trọng của lòng tốt và biết yêu thương, sẻ chia nhiều hơn.

 

27 tháng 3 2020

Một trong những điều có giá trị và giúp gắn kết cuộc sống này đó chính là lòng tốt. Lòng tốt là sự tốt bụng, bao dung, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác mỗi khi khó khăn. Lòng tốt rất quan trọng vì trước hết với mỗi các nhân, nó giúp rèn luyện một phẩm chất tốt đẹp. Khi ta biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với người khác, đó là lúc ta đã ý thức rõ được giá trị của cuộc sống, quan tâm đến người xung quanh hơn và dần dần hình thành được một thói quen tốt đẹp, có ý nghĩa cho xã hội. Bên cạnh đó, ta cũng sẽ nhận lại được sự cảm kích, yêu quý của mọi người. Lòng tốt, đối với xã hội nói chung, là một sợi dây gắn kết con người ta lại với nhau. Một tập thể, rộng ra là một dân tộc, một quốc gia, nếu ai cũng có lòng tốt thì xã hội ấy sẽ ngày càng phát triển, giảm thiểu được những tệ nạn, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng đất nước. Đó là lý do mà vì sao ngày càng có nhiều những tấm lòng thiện nguyện, những tổ chức thiện tâm xuất hiện và thực hiện những chiến dịch, những hành động cao đẹp nhằm giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần ý thức được vai trò quan trọng của lòng tốt và biết yêu thương, sẻ chia nhiều hơn.