Bạn nào là con trai đang rảnh thì trò chuyện vs mk nhé(đùng có đăng nội quy nhé, ko cần mấy bn nhắc nhở đâu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không k "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Trong đời mỗi người, ai ai cũng mong muốn tìm cho mình một điểm tựa. Đó là gia đình, cha mẹ. Tuy nhiên những ai đã bước qua tuổi học trò "nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò thứ tư là ngày trong tuần:)) " với những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ: là sân trường, hàng ghế đá, bục giảng ... thầy cô và bè bạn. Nơi ấy có một điểm tựa thật bình yên, nơi ấy những con thuyền đã cập bến rồi đi.
Đúng vậy, tôi đã đi trên rất nhiều con thuyền để đến bến đỗ cuối cùng. Và tôi cũng đã được đi trên con thuyền trở đầy tình yêu và học vấn của thầy Tuấn - thầy giáo dạy văn của tôi.
Tôi vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên thầy bước vào lớp tôi. Cả lớp đang ngồi im lặng học bài thì Hoàng reo ầm lên:
- Các bạn ơi, lớp mình có thành viên mới này!
Cả lớp ngước lên ồ ồ như chợ vỡ. Tôi mạnh dạn đứng lên kéo "bạn mới" vào ngồi chỗ trống bên cạnh tôi. Cả lớp xúm lại hỏi han ầm ĩ. "Bạn mới" bắt đầu giới thiệu về bạn thân mình. Cho đến khi giới thiệu đến tuổi và nghề nghiệp thì cả lớp tôi ú ớ, mặt đứa nào đứa nấy ngơ ngác như nai. Thầy rời chỗ bước lên bục giảng:
- Thầy là thầy Tuấn. Từ hôm nay thầy sẽ là thầy giáo dạy văn của lớp này.
Thầy khẽ cười một cái. Tôi ngỡ ngàng bởi vẻ ngoài khá trẻ con của thầy. Thầy là thầy giáo mới chăng? Trường tôi đâu có thầy giáo trẻ thế này. Tiết học hôm ấy, thầy chưa dạy bài cho bọn tôi mà nói về những quy định trong học tập của thầy. Tôi nhớ, mấy đứa trong nhóm "Hội con 🐄 của tôi hồi ấy rất bướng và nghịch ngợm. Vì thấy thầy trẻ con nên bọn tôi nghĩ cách chọc thầy. Tiết học sau của thầy Tuấn, tôi và đám bạn kiếm vỏ chuối rải đầy bục giảng chọc tức thầy. Vừa bước vào lớp thấy cảnh tượng ấy, đôi mắt thầy mở to, trán nhăn lại. Thầy quay lại nhìn chúng tôi. Bọn tôi vui sướng khi thấy vẻ mặt của thầy, tôi biết chắc là thầy sẽ mắng. Nhưng vui lắm đây khi thầy mắng mà vẫn cứ tức giận vì không biết rõ ai làm trò này. Nhưng không, chẳng có tiếng quát mắng nào cả. Thầy từ từ tránh những vỏ chuối rồi đi xuống cuối lớp. Tôi sững người, thầy cầm cây chổi bước lên bục giảng quét dọn hết những thứ rác rưởi ô uế kia đi. Rồi thầy bắt đầu bài giảng một cách say sưa.
Càng thấy như vậy, bọn tôi càng muốn bày trò chọc phá để thầy phải chuyển lớp. Hôm thì đổ đầy nước lên ghế thầy ngồi, hôm nháy máy thầy trong giờ học, hôm lại ném máy bay giấy khi thầy quay đi,... Không biết hồi đó bọn tôi đã dùng bao nhiêu trò để chọc thầy nhưng thầy luôn xử lí bằng những cách điềm đạm nhất. Tôi đã nhầm, thầy không trẻ con mà chính bọn tôi mới là những đứa con nít. Thầy chững chạc và hiểu mọi chân lí. Bao nhiêu thầy cô giáo đã từng dạy lớp tôi đều không thể chịu đựng được những trò chọc phá ma quái của nhóm " HỘI CON 🐄" nên đều xin chuyển lớp. Bọn tôi đã bị thầy "hạ gục".
Nhóm tôi đành dừng những trò trêu đùa lại. Tôi đã thử chú tâm nghe thầy giảng một lần. Tôi bất ngờ quá! Thầy giảng bài thật hay, giọng thầy trầm và ấm lạ thường. Khuôn mặt "trẻ con" của thầy đã nghiêm nghị hẳn lên. Giờ tôi mới để ý thấy. Tự dưng tôi thấy tội thầy quá. Bất ngờ, cuối buổi học thầy gọi tôi lên. Thầy nhìn tôi trìu mến:
- Em à, cuộc đời con người là bản nhạc lúc thăng lúc trầm. Không có bản nhạc nào là chỉ có những nốt thăng đẹp đẽ, phải có những khoảng lặng sâu lắn thỳ ta mới cảm nhận đựợc cuộc sống này ý nghĩa.
Tôi nhớ mãi câu nói này của thầy và nhớ cả khuôn mặt xấu hổ của tôi lúc đấy nữa. Tôi thấy trách bản thân mình quá.
Từ hôm đó trở đi, tôi rời nhóm "HỘI CON 🐄". Lớp cũng đi vào trật tự hơn. Thầy đã làm nên lịch sử của trường tôi. Thầy nhẹ nhàng, không quá khắt khe mà khiến cho lớp tôi thay đổi. Còn những thầy cô hết sức nghiêm khắc lại đành vắt tay xin hàng.
- Cả lớp ơi, thầy Tuấn sắp phải đi rồi.
Tiếng trống vang lên làm tôi điếng người. Mới có ba tháng thôi, thầy mới ở bên bọn tôi ba tháng thôi mà. Thầy bước vào lớp, gương mặt thoáng buồn:
- Thầy xin lỗi vì thầy không thể ở bên các em thật lâu. Thầy cảm ơn vì khi dạy các em thầy đã nhận được những món quà thật tuyệt vời.
- Em xin lỗi thầy! - Tôi đứng lên rồi bật khóc ngon lành như một đứa trẻ lạc mẹ.
- Thầy sẽ quay trở lại và thầy mong chờ một em trưởng thành hơn.
Thầy khẽ mỉm cười bước đi để lại sau lưng những gương mặt buồn rầu, đôi mắt đỏ hoe. Lớp tôi ngồi lặng suốt tiết ấy.
Đúng, thầy đã nói không sai. Cuộc đời như bản nhạc, không có những khoảng lặng thì sao thấy được ý nghĩa của nó. Tôi sẽ chờ ngày thầy quay lại - để thấy một tôi mới trưởng thành hơn.
Kỷ niệm, cũng giống như những phím đàn - khi chạm tay vào, âm thanh sẽ ngân lên, nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt vời, mà có cái hay, cái dở, cái muốn nhớ, cái lại thích xóa đi. Với em điều đáng nhớ nhất trong đời học sinh là chút kỷ niệm về thầy.
Cô nhỏ nhướn mày lên, nhìn xuống đồng hồ đeo tay, rồi dõi mắt ra ngoài cửa lớp. Nơi dãy hành lang dài đang im ắng, chờ đợi, lắng nghe tiếng giày gõ nhịp để thầm đoán: thầy hay cô? Giờ Toán của lớp 8/1 hôm nay thay đổi giáo viên. Cô giáo cũ nghỉ hộ sản. Thầy giám thị thông báo sẽ có giáo viên mới đến thay. Mười lăm phút trôi qua nhanh chóng trong sự sốt ruột của học trò. Phía cuối lớp có ai nghịch ngợm ngân nga: "Mười lăm phút đồng hồ, buồn nhớ Toán thấy mồ, buồn như con cá rô... đang trôi... vào tô..."
- Nghiêm!
Giọng trưởng lớp vang to, khá oai (nhờ to con). Thầy giám thị xuất hiện. Gần một trăm con mắt học trò đen láy đổ dồn về phía cửa. Thấp thoáng phiá sau thầy là một bóng dáng lạ, chắc "ông" thầy Toán mới ?!!. Ô, nhưng sao mà... giống học trò quá đỗi!!!
Thầy giám thị cười khá tươi:
- Xin giới thiệu với các em, đây là thầy T sẽ phụ trách môn Toán lớp 8/1 thay cho cô N...
Một tràng pháo tay ngưỡng mộ (?) vang lên như mưa rào tháng sáu. Thầy T mỉm cười gật nhẹ đầu "chào các em thân mến!". Ôi chao, hai má thầy sao mà đỏ như màu xác pháo, cặp kính cận suýt chút nữa rơi khỏi sóng mũi. Chắc vì cảm động trước "thịnh tình" của lũ học trò cỡ... hoa khôi đến hai phần ba lớp, dành cho!
Trước khi trở về văn phòng, thầy Giám thị còn "ân cần dặn dò":
- Các em phải học cho ngoan. Nhớ là không được phá thầy!
Ôi! Lời "đe nẹt" ấy không phải là không có duyên cớ. Bởi vì, con gái 8/1 có truyền thống mấy mùa tuy thông minh, học giỏi, đẹp người, tốt hạnh kiểm nhưng... chuyên nghịch ngợm cũng đứng vào hàng... quái chiêu! Thầy cô thương cũng lắm, mà dở khóc, dở cười cũng nhiều. Không biết trước khi vào lớp, thầy T đã "nghiên cứu lý lịch" học trò chưa mà... ngó bộ thầy "bình tĩnh rồi ... run" thấy rõ.
Sau màn tự giới thiệu rất "dễ sương" - Sinh viên năm cuối Đại Học Khoa học tự nhiên (bằng cái giọng mà phong thái điệu đà như con gái). Thầy vui vẻ đòi ... kiểm tra bài cũ. Bốn mươi mấy cái miệng than trời cùng lúc vẫn không làm thay đổi được quyết định "sắt đá" của thầy. Thầy cầm quyển sổ điểm dò tên (sao thầy không chịu nhìn vào sơ đồ lớp nhỉ?!) rất lâu, hai bàn tay run run (chắc do bị học trò "chiếu tướng" khá kỹ). Khi cây viết đỏ hạ xuống gần giữa sổ, một cái tên được xướng lên:
- Trần Thị L.N.
Cả lớp im phăng phắc theo từng bước đi "dịu dàng" của N., để rồi sau đó hai phút, bổng nổ ra một trận cười bom dội - N là một cô gái có dáng dấp "oai phong" của một vận động viên bóng rỗ. Cao 1m65, học trễ hai năm nên rất đáng mặt đàn chị so với cả lớp: Trong khi thầy T ốm nhom, chiều cao chỉ khoảng 1m60 hay 1m62 gì đó (cộng luôn bề dày đế của đôi giày da mũi nhọn rộng quá khổ chân). Một sự tương phản khá hài hước. Thầy T điếng người, mặt đỏ như người say nắng biển, vội vã hỏi dăm ba câu lấy lệ rồi "mời" em N về chỗ. Quyển sổ điểm được gấp lại vội vàng và bài học mới bắt đầu cũng rất nhanh chóng...
Cái sự khởi đầu nan ấy rồi cũng qua mau, rồi mọi chuyện cũng biến thành kỷ niệm. Mà kỷ niệm lại bắt đầu từ sự nhiệt tình khá ngây ngô của cả thầy lẫn trò, lúc hai bên biết "hợp đồng tác chiến" trong những giờ học Toán.
Em còn nhớ một lần, thầy T có hứa sẽ dựng mô hình cho một bài toán hình học không gian khó nuốt, để học trò dễ hình dung hơn là nhìn vào hình vẽ. Vậy mà, hai lần, ba lượt thầy ... cứ quên. Lúc thì... thầy bận... học, lúc lại bận soạn bài cho môn dạy, lúc làm xong rồi nhưng... để quên ở... Ninh Hòa!!! Lần cuối cùng, thầy nhớ đem theo, mà xe đò đông quá, thiên hạ chen nhau làm hỏng mất mô hình của thầy!! Học trò đâu chịu tin! Học trò đòi thầy dựng mô hình ngay tại lớp. Thầy bối rối "huy động" thước kẻ với số lượng tối đa, "chấm" các em bé bỏng ở hai dãy bàn đầu (trong đó có cô nhỏ dễ thương) lên giúp thầy ... dựng mô hình. Trời đất! Năm bảy mái tóc thề, hơn một chục bàn tay nho nhỏ, cộng thêm thầy đứng vây quanh chiếc bàn thầy giáo thì... còn ai nhìn thấy được gì! Vậy là... thầy cho học trò xếp hàng một, theo từng dãy bàn có trong lớp, từ từ tiến về phía "mô hình sinh động" tham gia theo kiểu "cưỡi trực thăng... xem hoa". Vậy mà vui ghê gớm, vậy mà rất hoà bình. Cả thầy lẫn trò không ai thấy được nét ngây ngô, khờ khạo trong hành động của mình, mà còn xem như đó là một "kỳ tích" của thứ chỉ số IQ thuộc vào loại thông minh?
Nhưng không phái lúc nào cũng hòa bình. Rồi cũng có lần, thầy nổi giận hét to như ... "Trương Phi" chỉ vì chút nghịch ngợm đi quá đà của lũ học trò thơ dại, tinh nghịch. Khiến học trò rơm rớm nước mắt tủi hờn. Còn thầy bất chợt dịu xuống như ... giọt nắng cuối thu để hỏi một câu thật dễ "Ký kết hiệp ước hoà bình":
- Ôi, sao bỗng dưng các em ngoan quá vậy?
Vâng, thầy T của em là vậy đó - người không biết giận lâu, người rất dễ quên hờn, dễ nhập cuộc với áo trắng ngu ngơ. Thầy như một chiếc lá, vô tình vờ rơi xuống mặt nước hồ đang dao động của tuổi học trò, góp thêm một con sóng giao thoa nhỏ bé, rồi lại theo gió cuốn bay đi ... Thầy dạy chưa hay, giảng bài chưa hấp dẫn. Chúng em biết vậy, nhưng học trò không chê, mà mặc nhiên chấp nhận như một thứ kỷ niệm, xếp bên cạnh những tầng lớp kỷ niệm phải có trong tuổi ngây thơ, đáng quý của tuối học trò. Thầy T rất hẳn nhiệt tình (dẫu rằng thầy càng nhiệt tình giảng giải, học trò càng... nhiệt tình ngơ ngác!). Bởi đối với thầy T, tất cả những gương mặt trong sáng ngồi bên dãy bàn học bằng gỗ dưới kia, đều được thầy xếp đồng đẳng bằng một cái "mác" học trò đơn giản. Chúng như một quần thể tập hợp từ những cá thể lạ lẫm mà thầy đang có nhu cầu khám phá và ghi nhớ. Nhu cầu hòa nhập để vô tư yêu mến, bỏ qua những cái mà thiên hạ âu yếm gọi là danh vị, tiền tài của mẹ cha chúng bên ngoài xã hội ...
Nếu có ai bảo học trò 8/1 ngày ấy - Hãy chọn ra một nhân vật kỳ lạ nhất trường. Cô nhỏ năm xưa tin chắc, cả lớp sẽ đồng lòng bỏ phiếu cho thầy - Thầy T, thầy Toán lớp em.
Ai bảo học trò ngày xưa khác với ngày nay? Đâu có, khá giống nhau đấy chứ (khi nhìn theo một khía cạnh muốn nhìn!). Họ cũng thích cóp nhặt kỷ niệm, hình thành từ những mảnh pha lê rơi rớt (dẫu không tròn trịa) trong suốt khoảng đời còn làm... "Cái thứ ba... danh tiếng..."
#Châu's ngốc
Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực... thì còn mãi với thời gian. Có lẽ mãi mãi về sau, chúng ta vần gặp cảnh hoàng hôn và tâm sự u hoài trong hồn thơ nữ sĩ Thanh Quan qua áng văn trác tuyệt:
Bước tới Đeo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá che hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước. Một mảnh tình riêng, ta với ta
Cha của nữ sĩ Thanh Quan là một nhà nho ở phường Nghi Tàm (Hà Nội). Dưới triều vua Minh Mạng, vốn hay chữ, giỏi thơ văn nên bà được vua triệu vào cung dạy các cung nữ, cung phi. Rời bỏ gia đình, chồng con, xa chốn kinh kỳ náo nhiệt, lòng nữ sĩ không khỏi u buồn.
Bà Huyện Thanh Quan được sống và được chứng kiến sự huy hoàng của triều đại nhà Lê. Hẳn trong lòng nữ sĩ không khỏi nuối tiếc cái vàng son ấy. Lời thơ của bà mang tâm sự hoài cổ. Ngay trong bài thơ Thăng Long thành hoài cổ ta thấy
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Lối xưa xe ngựa, nền cũ lâu đài, hơi hương ngự, nếp áo chầu... phảng phất u hoài trong hồn thơ trang nhã đài các.
Hầu hết trong các thi phẩm của bà đều mở đầu bằng hình ảnh hoàng hôn. Trong bài thơ Qua đèo ngang cũng không nằm ngoài mô tip đó — một tứ thơ quen thuộc:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá che hoa
Ở đây cảnh chiều tà được nữ sĩ chọn để xây dựng tứ thơ, không ồn ào, náo nhiệt mà lặng lẽ âm thầm như bức tranh thuỷ mặc cổ điển. Cũng nói về Đèo Ngang nhưng với Cao Bá Quát thì Hoành sơn vang vọng hải ca với những hình ảnh hùng tráng sóng bể trắng xoá bạc đầu, sấm ran chớp giật rợn người, gió táp xô vỡ thuyền... còn với Vũ Quần Phương thì Đèo Ngang hiện ra rất ấn tượng:
Đèo Ngang gánh hai đầu đất nước...
Đèo Ngang quay cuồng trong gió bão...
Đèo Ngang thật kỳ vĩ, hoành tráng biết bao. Ngược lại với Bà Huyện Thanh Quan, Đèo Ngang hiện ra hoang sơ vắng vẻ buồn bã. Cây lá chen chúc nhau vươn ra ánh sáng mặt trời, rậm rạp hoang sơ... Gợi nỗi buồn man mác trong cảnh chiều tàn sắp tắt. Hình ảnh trong bài thơ vừa mang tính ước lệ vừa chọn lọc gây ấn tượng cho người đọc. Nếu như chỉ dừng lại ở hai câu khai ta chỉ thấy không gian và cảnh vật mà chưa thấy hết cái hay của những câu sau. Đọc toàn bài, cảnh vật đan cài vào nhau, lẫn vào nhau như màu mực đậm, nhạt trong một bức tranh cổ điển. Và đằng sau những hình ảnh ấy là tình cảm bâng khuâng, nao nao của thi nhân.
Người xưa thường nói: thơ là cô đặc của ngôn từ hay ý tại ngôn ngoại. Cả bài thơ vẻn vẹn có năm mươi sáu chữ mà ý thì sâu sắc biết bao. Bài thơ mở ra bát ngát một vùng trời mênh mông sông nước và lồng vào đó là tâm hồn nữ sĩ chất chứa riêng tư.
Ta hãy chú ý hai câu cuối:
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Cảnh vật được mở ra với trời, non, nước rồi bỗng se sắt lại lòng ta với ta. Đọc bài thơ Qua Đèo Ngang ta có cảm giác nhà thơ không tốn công sức để đẽo gọt gia công từ ngữ, câu văn giản dị trong sáng giàu sức biểu cảm, các thủ pháp tu từ sử dụng điêu luyện, nhuần nhuyễn. Ta không bàn đến niêm luật của bài thơ bởi đây là mẫu mực cho một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Mà chỉ cảm nhận cái nghệ thuật đặc sắc tả cảnh bốn câu thực và luận
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Cái hay của bốn câu này là giản dị, không phức hợp các mệnh đề. Đắt giá nhất phải kể đến nghệ thuật đảo trật tự cú pháp, lom khom, lác đác được sử dụng như những động từ mà lại đặt ở đầu câu, còn các chủ từ đặt cuối câu. Điều này nhăm nhấn mạnh sự vắng vẻ, tiêu điều của cuộc sống và con người chốn đèo Ngang. Ta hãy so sánh với cách viết thông thường:
Vài chú tiều lom khom dưới núi
Mấy nhà chợ lác đác bèn sông
Câu thơ trở nên thật tầm thường, mất hẳn cái hay, nét đặc sắc. Do vậy hai câu sau từ nhờ và thương được đặt lên đầu câu. Việc đưa hai từ đó lên đầu câu giúp cho người đọc đồng cảm ngay với cái tình của tác giả.
Ta nghe trong hai câu thơ đó có tiếng của thiên nhiên, của cuộc sông hay chính là tiếng lòng của thi nhân. Tiếng lòng ấy lại gặp chính nó ta với ta.
Gấp trang sách lại mà tâm hồn ta còn đang bâng khuâng cùng nữ sĩ. Thời gian cứ trôi đi vô tận, nhưng bài thơ Qua Đèo Ngang vẫn sẽ mãi mãi lắng đọng trong tâm hồn chúng ta.
Đoạn văn bày tỏ tình cảm với mẹ :
Mẹ là người mà tôi yêu thương nhất, mẹ dành cho tôi tất cả bằng tình yêu thương của mẹ từ khi sinh ra được nằm tỏng vòng tay ấm áp của mẹ rồi cho đến khi lớn lên tôi vẫn được mẹ ôm vào lòng. Chắc hẳn trong sâu thẳm của những đứa con, mẹ là người yêu thương chăm sóc , an ủi khi con buồn phiền. Mẹ tôi là một cô giáo, ai cũng nói với tôi " bạn sướng thật đấy, mẹ bạn làm giáo viên sẽ có nhiều thời gian bên bạn..." Ai nói vậy chứ, mẹ tôi bận rộn với đống giáo án. Ngày mẹ làm, buổi trưa mẹ về cũng chỉ nghỉ ngơi có một lúc xong mẹ lại dậy làm việc, tối cũng thế...Mẹ luôn bận với công việc, nhiều khi tôi vừa mới bước chân vào nhà, vẫn thấy mẹ ngồi trong phòng làm việc khoảng chừng 5 phút sau mẹ kêu tôi " mẹ đi công việc con nhé! " tôi cũng chỉ trả lời nhẹ nhàng " vâng ạ, mẹ đi cẩn thận ". Tôi thương mẹ tôi lắm, mỗi tối mẹ bận công việc nhường nào, mẹ cũng dành ít chút thời gian bên tôi nó ít lắm không nhiều đâu, xong thời gian ấy mẹ lại bù vào thời gian nghỉ của mẹ. Nhiều đêm, khi tôi tỉnh giấc mở cửa vẫn thấy ánh điện trong phòng mẹ sáng. Mẹ ơi! con thương mẹ lắm, mẹ vì con mà làm việc ngày đêm, mẹ vì con mà mặc kệ sức khỏe. Con ốm, mẹ bên cạnh thức khuya vì con. Con biết trả ơn mẹ sao đây! Mẹ là cả cuộc sống của con, là cả hi vọng của con. Con vui lắm, con vui vì con được làm con của mẹ được mẹ yêu thương dìu dắt con thành người. Con cảm ơn mẹ đã dành cho con những gì tốt nhất, và con sẽ trân trọng nó trên con đường đi của mình.
“Chị ngã em nâng” là một trong những câu tục ngữ giàu ý nghĩa trong kho tàng văn học Việt Nam ta. Nó dạy cho con người hiểu thêm về tình chị em máu mủ ruột già. Chị em là cùng một mẹ sinh ra nên biết yêu thương nhau giúp đỡ nhau vượt qua tất cả. Thông thường có thể hiểu “chị ngã em nâng” là hành động của hai chị em khi một người ngã thì người kia có thể nâng dậy. Qua câu tục ngữ ta có thể hình dung ra hai đứa nhỏ một đứa ngã một đứa kia nâng và khẽ dỗ dành đánh cái ngã chan chát để cho đứa nhỏ kia nín khóc. Tình chị em nặng sâu, yêu mến, dẫu trong đời sống có những lúc cãi vã, tranh nhau nhưng xa rồi mới biết có chị em quý đến nhường nào. Hiểu rộng ra, “chị ngã em nâng” còn thể hiện được sự giúp đỡ của hai chị em khi lớn lên, khi vấp ngã trên đường đời. Chị em hơn người dưng ở chỗ, dẫu chị gái mình hay em gái mình có gặp phải chuyện không may, hay làm một việc sai lầm thì người chị gái sẽ nâng em dạy bằng cách giúp đỡ em mình vượt qua khó khăn. Có thể nói câu tục ngữ có ý nghĩa răn dạy con người rất lớn.
“Chị ngã em nâng” là một trong những câu tục ngữ giàu ý nghĩa trong kho tàng văn học Việt Nam ta. Nó dạy cho con người hiểu thêm về tình chị em máu mủ ruột già. Chị em là cùng một mẹ sinh ra nên biết yêu thương nhau giúp đỡ nhau vượt qua tất cả. Thông thường có thể hiểu “chị ngã em nâng” là hành động của hai chị em khi một người ngã thì người kia có thể nâng dậy. Qua câu tục ngữ ta có thể hình dung ra hai đứa nhỏ một đứa ngã một đứa kia nâng và khẽ dỗ dành đánh cái ngã chan chát để cho đứa nhỏ kia nín khóc. Tình chị em nặng sâu, yêu mến, dẫu trong đời sống có những lúc cãi vã, tranh nhau nhưng xa rồi mới biết có chị em quý đến nhường nào. Hiểu rộng ra, “chị ngã em nâng” còn thể hiện được sự giúp đỡ của hai chị em khi lớn lên, khi vấp ngã trên đường đời. Chị em hơn người dưng ở chỗ, dẫu chị gái mình hay em gái mình có gặp phải chuyện không may, hay làm một việc sai lầm thì người chị gái sẽ nâng em dạy bằng cách giúp đỡ em mình vượt qua khó khăn. Có thể nói câu tục ngữ có ý nghĩa răn dạy con người rất lớn.
https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=v%C4%83n+b%E1%BA%A3n+%22h%E1%BB%8Dc+c%C6%A1+b%E1%BA%A3n+m%E1%BB%9Bi+c%C3%B3+th%E1%BB%83+tr%E1%BB%9F+th%C3%A0nh+t%C3%A0i+l%E1%BB%9Bn+%22s%C3%A1ch+Vnen+trang+33++help+me+!!!!!!!!&id=172185 bn zô link này tham khảo nhé bợn^^
hc tốt~
#Châu's ngốc
https://h.vn/hoi-dap/question/172185.html zô link này tham khảo nhé
khong dang cau hoi tao lao ve yeu duong
bạn ko mún đăng nội quy nhưng mik sẽ cho bạn nhớ
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.