Hãy viết 1 bài thơ về chủ đề "Đêm nay bác không ngủ" (mik đang cần gấp!!!)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Việc lựa chọn những từ ngữ xưng hô đó cho thấy tình cảm yêu thương, quý mến và trân trọng, cảm phục của tác giả dành cho Lượm. Với tác giả Lượm vừa là đứa cháu nhỏ đáng yêu và cũng là một người đồng chí, đồng đội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong "Chiếc Lá Cuối Cùng", nhân vật mà em rất thích là Julia, người luôn tỏ ra mạnh mẽ và quyết đoán . Không chỉ là một nhân vật nữ thông minh, Julia còn là nguồn động viên lớn cho nhóm khi mọi thách thức đến. Bằng sự kiên nhẫn và tận tâm , cô ấy đã vượt qua mọi khó khăn, tạo nên một hình ảnh mạnh mẽ và đầy ấn tượng trong tâm trí em. Sự nhạy bén và tình cảm của Julia giúp em cảm nhận được tình thương và sự hy sinh là những yếu tố quan trọng để xây dựng nhân vật tuyệt vời này.
Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã giúp người đọc hiểu được lối sống giản dị của Bác. Trước hết, tác giả đưa ra nhận định chung về đức tính giản dị của Bác: “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”. Tiếp đến, Phạm Văn Đồng đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lối sống giản dị của Bác trên nhiều mặt. Về nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Căn nhà chỉ có vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ, đồ đạc trong phòng cũng rất mộc mạc, đơn sơ. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” - Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Trong công việc hay trong quan hệ với mọi người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Bác yêu thương người dân như người thân trong gia đình. Cuối cùng tác giả khẳng định tầm ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân Việt Nam. Có thể thấy, văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” vừa có những chứng cứ cụ thể, nhận xét sâu sắc và thấm đượm tình cảm chân thành.
=> Tính mạch lạc và liên kết:
- Các câu văn đều bình luận về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Phép liên kết được sử dụng:
• Phép nối: “Trước hết… Tiếp đến… Cuối cùng…”
Vẻ đẹp tâm hồn sẽ được lý giải theo hai cách: một cách theo ngôn ngữ học, coi đẹp là thiện, người có tâm hồn đẹp tức là có tấm lòng lương thiện. Nếu lý giải theo kiểu này sẽ hoàn toàn là vấn đề luân lý, đạo đức. Cách lý giải thứ hai mang ý nghĩa Mĩ học, người có tâm hồn đẹp phải mang một lý tưởng cao đẹp. Hai cách lý giải trên sẽ dẫn đến hai tiêu chuẩn, yêu cầu khác nhau, khi thực thi sẽ có hai phương pháp, con đường khác nhau. Ý nghĩa thứ nhất, vẻ đẹp tâm hồn là một quy phạm đạo đức phổ biến. Nó yêu cầu mọi người đều phải đạt tới. Ý nghĩa thứ hai chỉ là một lý tưởng mê hoặc người ta. Nếu coi nó là một quy phạm đạo đức phổ biến, sẽ bị xa rời thực tế. Nếu trong nhận thức không chuẩn xác thì hành động dễ bị lẫn lộn.
Tâm hồn chính là ý thức tư tưởng nội tại của con người, giống như nhận thức, quan niệm, động cơ lý tưởng... Tâm hồn của một con người tốt đẹp hay xấu xa là điều vô cùng quan trọng. Tấm lòng lương thiện, chính nghĩa mới có thể đồng tình thương cảm, vì việc công không vì tư lợi, coi việc giúp người là niềm vui, lập trường kiên định, lý tưởng cao đẹp, vì nước vì dân, có chí vươn lên trong cuộc sống. Chính từ những biểu hiện tốt đẹp của mỗi con người ta mới có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Vì vậy không chỉ nói tầm quan trọng của tâm hồn một cách cô lập. Bởi tâm hồn vốn là một từ vô hình, nếu không thông qua các hoạt động cảm tính như ngôn ngữ, hành động, tình cảm, thực tiễn xã hội... sẽ không thể hiểu nó một cách chính xác. Đồng thời, biểu hiện tâm hồn của con người không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau, có kẻ bề ngoài đường hoàng chững chạc nhưng đầu óc đen tối, có người có những ước mơ tốt đẹp, nhưng lại không có đủ nghị lực để thực hiện nó. Nếu nhìn một cách cô lập, trên phương diện nào đó có thể phù hợp với đẹp hoặc thiện nhưng thực tế không phải thế, thậm chí hoàn toàn ngược lại. vẻ đẹp và cái thiện chân chính phải hài hoà giữa biểu hiện bề ngoài với nội tâm, lời nói và việc làm phải nhất trí cao độ, lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Một biểu hiện bề ngoài tao nhã tương ứng với bản chất nội tại chân thật không thể tự nhiên mà có được mà là kết quả của sự tu dưỡng của cá nhân cộng với ảnh hưởng cũa môi trường xã hội, giáo dục. Ví dụ một vận động viên biểu diễn thể dục, hoặc bằng nghệ thuật cao siêu, hoặc bằng những tư thế đẹp, hoặc bằng động tác linh lợi cương cường khiến khán giả nhìn thấy được sức sống vẻ đẹp trí tuệ, cơ bắp, tình cảm của mình và khán giả được hưởng thụ cái đẹp. Vẻ khoẻ đẹp này, nếu không có sự nghiêm túc học hỏi của cá nhân, sự khổ công rèn luyện, sự giúp đỡ của thầy, của bạn thì liệu có đạt được chăng
ok bn nhé chúc bn học tốt
Chính sự phát triển của ngành công nghệ thông tin đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới cho con người. Cuộc sống trở nên hiện đại hơn, thông minh hơn và tiện ích hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà công nghệ mang lại, cũng tồn tại những tác động tiêu cực đối với cuộc sống của chúng ta. Vậy công nghệ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người? Hãy cùng chúng tôi khám phá điều này thông qua bài viết dưới đây.
Sự xuất hiện của khoa học công nghệ cùng với những phát minh khoa học tiên tiến đã hoàn toàn thay đổi bản chất cuộc sống của con người. Điện thoại thông minh, máy tính, điều hòa, robot, thanh toán bằng thẻ, và cả ô tô tự lái, máy bay tự lái,... đều là những sáng chế tiên tiến, thông minh của con người, đánh dấu một kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử nhân loại.
Sự xuất hiện của các thiết bị công nghệ tiên tiến đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Những thiết bị này giúp con người giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả, mà không cần phải tốn nhiều sức lao động.
Điện thoại không chỉ giúp chúng ta duy trì liên lạc với nhau, mà còn hỗ trợ giải trí, kinh doanh, và thanh toán. Điện thoại thông minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Máy tính cũng đã giúp con người giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa, máy tính là công cụ giúp con người tìm kiếm thông tin hiệu quả, và không thể thiếu kết nối internet để hoàn thành nhiều nhiệm vụ. Điện thoại, máy tính và internet đều liên quan chặt chẽ và cùng nhau tạo nên cuộc sống hiện đại.
Những phát minh hiện đại như máy bay, ô tô tự lái, và cửa hàng tự động mà không cần người bán cũng mang lại nhiều lợi ích. Chúng đã đánh dấu một bước tiến mới trong sự phát triển của con người. Các thiết bị công nghệ tiên tiến, từ việc thay thế con người trong nhiều tác vụ, đến việc làm nhà bằng robot và hệ thống tự động trong gia đình, đều đã thay đổi cách chúng ta sống và làm việc.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ ràng, không thể phủ nhận rằng còn tồn tại những hệ lụy của công nghệ. Công nghệ có thể làm cho chúng ta trở nên lười biếng hơn và đôi khi tạo ra sự ích kỷ và tình trạng căng thẳng. Chúng ta có thể thay thế công việc nhà bằng robot trong khi chỉ ngồi nghe nhạc hoặc xem phim. Khi điện thoại hoặc máy tính gặp sự cố, chúng ta có thể trở nên cáu kỉnh và tức giận.
Công nghệ có thể làm mất giấc ngủ và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ hoặc xem phim vào buổi tối có thể gây ra rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của chúng ta. Nó có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như béo phì, trầm cảm, căng thẳng tinh thần và suy giảm trí nhớ.
Công nghệ cũng mang theo nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm. Các thiết bị tự động có thể thay thế nhiều công việc trước đây do con người thực hiện, không cần người bán hàng, người lái xe, hay người làm công việc nhà. Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người, dẫn đến tình trạng thất nghiệp và khó khăn trong việc kiếm sống.
Tóm lại, sự phát triển của công nghệ đã đem lại sự thay đổi to lớn trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, nó cũng mang theo nhiều hệ lụy không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và tinh thần của con người. Vì vậy, chúng ta cần biết cách sử dụng công nghệ một cách hợp lý để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mình.
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.
Người Cha mái tóc bạcBài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: “Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ” (Sáng tháng năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Anh đội viên mơ màngChú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:
Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm “lặng yên bên bếp lửa” với vẻ mặt Bác “trầm ngâm”. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộngẤm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân côngĐêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau...
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninhChòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồiĐêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậyThấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo,... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh môngAnh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: “yêu nước, thương người”. Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.